Vảy Phấn Hồng
Vảy phấn hồng là một thể phát ban trên da, bệnh có nguy cơ lây lan sang các vùng da khác nếu không xử lý kịp thời. Chính vì thế, cập nhật sớm các kiến thức về bệnh như nguyên nhân bùng phát, những biểu hiện và phương pháp sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình và người thân xung quanh.
Định nghĩa bệnh vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng có tên tiếng anh là Pityriasis rosea, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Ban đầu, vảy phấn hồng chỉ là đốm màu hồng hình tròn hay hình bầu dục và có kích thước không đều nhau.
Nếu không loại bỏ bệnh nhanh chóng, các đốm hồng sẽ di chuyển đến những vùng da khác. Nghiêm trọng hơn là khả năng lây nhiễm ra toàn bộ cơ thể. Chúng thường xuất hiện ở những bộ phận dễ nhiễm khuẩn như cánh tay, ngực bụng hoặc đùi.
Ngoài ra, bệnh vảy nến hồng còn có một thể khác là vảy nến hồng Gibert (Pityriasis rosea of gibert). Đây cũng là thể bệnh da liễu cấp tính, tuy nhiên, vảy phấn hồng Gibert lại có khả năng lây truyền cao. Bệnh hay gặp ở tất cả đối tượng, trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành. Bệnh lý này thường tự khỏi sau một thời gian, nhưng khi vảy phấn hồng Gibert xuất hiện ở trẻ sơ sinh và bà bầu, có khả năng cao để lại các biến chứng cho bệnh nhân.
Mùa xuân và mùa thu là những thời điểm thuận lợi để vảy nến hồng hoành hành. Bất cứ ai cũng là mục tiêu để bệnh tấn công, nhưng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và vị thành niên, phụ nữ mang thai là đối tượng yêu thích của cả hai thể bệnh trên.
Thông thường, những biểu hiện của vảy phấn hồng, sẽ tự biến mất sau thời gian từ 3 - 8 tuần. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp diễn biến nặng và phải nhờ sự can thiệp của y tế.
Nguyên nhân bệnh vảy phấn hồng
Hầu hết những căn bệnh vảy nến vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể, và với vảy phấn hồng cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh khởi phát. Trong đó, virus Herpes gây ra tình trạng nhiễm trùng cho cơ thể là yếu tố gây bệnh hàng đầu.
Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng
Các triệu chứng của bệnh thường rất dễ thấy, vì chúng thường gây các thương tổn ngay trên da. Lúc đầu, các đốm màu hồng nổi lên, sưng tại một vị trí cụ thể có hình thoi đặc trưng.
Ở một số bệnh nhân, hay gặp nhất là mảng màu hồng hình bầu dục hoặc hình tròn có viền, gồ lên. Tuy nhiên, bệnh vảy phấn hồng lại ít hoặc không có vảy như các dạng vảy nến khác.
Bên cạnh đó, bệnh còn có những dấu hiệu khá giống với các bệnh lý da liễu khác, nên bệnh nhân thường rất khó phân biệt. Chính vì vậy, nếu các bạn thấy có những đốm màu hồng và các biểu hiện bên dưới. Nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, và được chẩn đoán bệnh chính xác.
- Nổi mẩn đỏ tại vùng da bị tổn thương.
- Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trên các vị trí bệnh xuất hiện.
- Các đám vảy rất dễ bong tróc, khi bệnh nhân gãi vết thương bị chảy máu nhẹ.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng, hay còn gọi là "psoriasis," là một bệnh da mãn tính có thể gây ngứa, đau và tình trạng da đỏ. Trước khi áp dụng các cách trị vảy phấn hồng tại nhà, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn và đúng cách. Dưới đây là một số cách dùng nguyên liệu tự nhiên giúp giảm triệu chứng của vảy phấn hồng:
- Muối Epsom: Thêm muối Epsom vào nước tắm. Tắm trong nước muối Epsom có thể giúp giảm ngứa và sưng.
- Tắm nắng: Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp cải thiện tình trạng da. Nên tránh ánh sáng mặt trời quá cao và sử dụng kem chống nắng.
- Lá trà xanh: Có thể dùng lá trà xanh tắm, dùng làm nước trà, nghiền thành hỗ hợp để sử dụng. Trong trà xanh có chất chống oxi hóa và chống vi khuẩn trong trà xanh có thể giúp làm dịu và làm giảm viêm.
- Lá khế: Xay lá khế thành hỗn hợp và áp dụng lên vùng da bị ảnh hưởng. Lá khế có tính chất chống viêm và kháng khuẩn.
- Củ nghệ: Tạo hỗn hợp từ nghệ và nước, sau đó bôi lên vùng da bị ảnh hưởng. Trong nghệ có tính chất chống viêm và làm dịu da.
- Hoa bèo dâu: Sử dụng nước hoa bèo dâu để rửa vùng da bị ảnh hưởng. Hoa bèo dâu có chất chống viêm và chất chống ô nhiễm.
- Dầu oliu: Massage da bằng dầu oliu có thể giúp giảm đau và ngứa.
- Tinh dầu hạt nho: Hỗn hợp tinh dầu hạt nho và dầu dừa có thể được áp dụng lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm đau và ngứa.
- Cây lược vàng: Nấu nước từ lá cây lược vàng và sử dụng nước này để tắm. Cây lược vàng có tính chất chống viêm.
- Lá trầu không: Nấu nước từ lá trầu không và sử dụng nước này để tắm. Trầu không có chất chống viêm và chất chống ô nhiễm.
Lưu ý: hiệu quả của các cách trị tại nhà có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Tổng hợp các loại thuốc chữa bệnh vảy phấn hồng
Thuốc chữa vảy phấn hồng giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc này thường có sẵn dưới nhiều dạng như kem, gel, dầu, thuốc uống, hoặc thậm chí là dạng thuốc tiêm, đồng thời thuốc có các cơ chế hoạt động đa dạng như chống viêm, giảm ngứa, và ổn định sự phát triển của tế bào da.
Tiêu chí lựa chọn thuốc chữa bệnh vảy nến phấn hồng:
- Chỉ định của bác sĩ.
- Thành phần hoạt chất.
- Nguyên nhân gây nên bệnh.
- Loại da và độ phù hợp.
- Mức độ nặng, nhẹ của bệnh.
Danh sách các loại thuốc chữa bệnh vảy phấn hồng
- Daivobet: Chứa calcipotriol và betamethasone, có tác dụng chống viêm và chống ngứa.
- Betnovate và Dermovate: Chứa corticosteroid, có tác dụng chống viêm mạnh.
- Explaq: Một loại thuốc chứa hoạt chất antifungal và corticosteroid.
- Trozimed: Thành phần có zinc pyrithione, một chất chống nấm và viêm.
- Salicylic acid 5%: Có tác dụng chống viêm và giúp làm mềm lớp da nổi vảy.
- Elidel: Chứa pimecrolimus, một loại immunosuppressant, được sử dụng trong trường hợp vảy phấn hồng nhất định.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Một số lưu ý cho người bệnh vảy phấn hồng
- Phải tuân thủ thăm khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên môn. Việc làm này, sẽ giúp người bệnh nắm rõ tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp giải quyết thích hợp.
- Tuân thủ liều lượng dùng thuốc và thời gian được kê trong toa. Để thuốc phát huy công dụng tốt nhất. Đồng thời hạn chế khả năng có tác dụng phụ.
- Sử dụng các loại xà phòng là từ thiên nhiên, 100% nguyên chất để tắm chung với nước ấm.
- Nên ăn nhiều rau xanh, của quả để cung cấp nhiều vitamin. Giúp tái tạo làn da, khiến da đẹp, căng mịn hơn.
- Bôi kem dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt là các vị trí tổn thương. Để hạn chế da khô và cấp đủ lượng độ ẩm cần thiết cho da.
- Nên tập thể dục thể thao, hoạt động mạnh để có sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Để khi bệnh tấn công, cơ thể đủ sức để lướt qua và chống chọi bệnh tốt nhất.
Vẩy phấn hồng không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nhưng bệnh lại gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt chung của nhiều người. Chính vì thế, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có cách xử lý bệnh vảy phấn hồng Gibert nói riêng và bệnh vảy nến nói chung.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!