Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước: Nguyên Nhân Và Cách Chữa 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Tay bị ngứa nổi mụn nước thường không gây ra nguy hiểm nào cho người mắc bệnh. Tuy nhiên, chúng lại làm ảnh hưởng lớn đời sống sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu kịp thời nguyên nhân, dấu hiệu. Từ đó có cách chữa tình trạng tay bị nổi mụn nước và ngứa dứt điểm hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tay bị ngứa nổi mụn nước

Ngứa tay nổi mụn nước một bệnh lý da liễu dễ tái phát. Hiện tượng này có khi kéo dài lên đến vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh thường xuất hiện ở những người hay tiếp xúc da tay với đồ vật hay môi trường nước… Chúng xuất hiện nhiều đặc biệt là phụ nữ.

Tay bị ngứa nổi mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tay bị ngứa nổi mụn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau

Theo các chuyên gia, khi người bệnh bị hiện tượng ngứa da này, có thể là điềm báo của nhiều bệnh. Một vài bệnh cụ thể như sau:

  • Gan suy giảm chức năng hoạt động: Thường những bệnh nhân có chế độ ăn uống thất thường, không khoa học. Cụ thể ăn không đúng giờ, ăn cay nóng và dầu mỡ, hoắc uống rượu bia… Chính các hành động trên, đã bắt gan phải làm việc hết công suất khiến bộ phận này suy giảm nhanh. Trong đó, chức năng lọc và đào thải độc tố của gan kém hiệu quả. Điều này khiến lượng độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều. Đến thời điểm nào đó, gan không khống chế được và chúng sẽ biểu hiện ra ngoài bằng mụn nước, ngứa, đỏ…
  • Tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích dị ứng: Một số sản phẩm kem, phấn hay nước hoa, kể cả lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi đều có khả năng gây dị ứng. Khi cơ thể gặp các tác nhân này, hệ miễn dịch lập tức sản sinh histamin để phóng thích triệu chứng dị ứng. Từ đó, người bệnh có những biểu hiện trên da ở các vị trí khác nhau như: Bàn tay bị ngứa nổi mụn nước.
  • Cơ địa mẫn cảm: Với những người có cơ địa quá mẫn cảm, gọi chung là đề kháng quá yếu. Thì họ thường gặp những tình trạng bất thường trên cơ thể. Trong đó bị ngứa nổi mụn nước ở lòng bàn tay là một dấu hiệu rất phổ biến.
  • Do thời tiết bất thường: Khi cơ thể bị sốc nhiệt, tức gặp nhiệt nóng chuyển sang nhiệt lạnh đột ngột, da thích nghi không kịp. Điều này cũng khiến tay bị ngứa và nổi mụn. Hoặc trời nóng, da tích tụ nhiều mồ hôi kết hợp cùng vi khuẩn trên bề mặt, tạo điều kiện cho mụn nước tái phát. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà mụn nước mọc nhiều hoặc ít.
  • Một số nguyên nhân khác: Những người thường hay căng thẳng đầu óc, stress, sức khỏe. Đây cũng là  nguy cơ xuất hiện tình trạng tay bị ngứa cũng như nổi mụn nước rất cao. Hoặc các đối tượng làm việc lâu dưới một môi trường ô nhiễm nặng như hầm mỏ, khí đốt cũng là điều kiện thuận lợi để mụn nước tấn công.
Sốc nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Sốc nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Dấu hiệu để nhận biết đâu là chứng tay bị ngứa nổi mụn nước

Người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng khi da tay bị ngứa nổi mụn nước như sau:

  • Dấu hiệu đầu tiên chính là cơn ngứa tại vùng da bị tổn thương. Từ đó khiến người bệnh phải gãi liên tục. 
  • Sau một vài giờ, đám mụn nước có kích thước không đồng đều bắt đầu xuất hiện. Vị trí xuất hiện tại kẽ tay, lòng bàn tay hay ngứa đầu ngón tay.
  • Cơn ngứa càng dữ dội hơn, đồng thời làn da đỏ bắt đầu trồi lên, cộm rất khó chịu, có khi đau rát do người bệnh gãi mạnh gây trầy da.
  • Sau khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày, các đám mụn nước sẽ phát triển to hơn và mọc dày hơn trước. Mụn nước có theo mủ bên trong, kèm dịch màu trắng đục.
  • Nếu không kiểm soát mụn nước cẩn thận, chúng sẽ vỡ ra, dịch tiết của chúng sẽ lây nhiễm sang vùng da xung quanh. Thậm chí một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng da tay do dịch chảy dẫn đến viêm nhiễm da.
Mụn nước to và bắt đầu có mủ
Mụn nước to và bắt đầu có mủ

Cách điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước phổ biến nhất hiện nay

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp chữa ngứa da tay và đạt hiệu quả tích cực. Bệnh nhân có thể lựa chọn dùng thuốc Tây y, quang trị liệu. Đôi khi có thể dùng các biện pháp tại nhà và bài thuốc nam để áp dụng trị bệnh.

Dùng thuốc Tây y

Khi bạn bị nổi mụn nước ở tay và ngứa tấn công, thì trước tiên nên đến cơ sở chuyên môn để thăm khám tình trạng bệnh. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định một số nhóm thuốc điều trị cho người bị ngứa tay nổi mụn nước. Trong đó, với các bệnh nhân bị ngứa chân tay nổi mụn nước vẫn có thể dùng chung các thuốc sau:

Nhóm Corticoid dạng bôi

Dạng thuốc đặc chế từ nhóm này dùng bôi ngoài da thường là dạng kem hoặc thuốc mỡ cho công hiệu tại chỗ. Nhóm này có khả làm hạn chế sự ngứa ngáy tại vết thương và tăng thời gian liền da, lành vết thương nhanh chóng.

Dùng thuốc bôi đặc trị chữa ngứa
Dùng thuốc bôi đặc trị chữa ngứa

Nhóm kháng sinh

Thông thường kết quả của bệnh nhân bị ngứa da tay nổi mụn nước đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng nặng. Thì lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh cụ thể cho những trường hợp đặc biệt.

Nhóm ức chế hệ miễn dịch

3 hoạt chất Protopic, Elidel, và cuối cùng là Steroid được kê toa cho trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị các thuốc trên. 

Trong suốt quá trình thực hiện theo liệu trình điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần uống thuốc đúng liều và đúng giờ. Bệnh nhân nếu muốn chữa chứng da tay nổi mụn nước ngứa, thì không được đổi thuốc trong toa. Vì điều này dễ khiến kết quả điều trị bị ảnh hưởng vô tình làm bệnh mất kiểm soát.

Quang trị liệu cũng là một phương pháp hiệu quả để chữa tình trạng tay nổi mụn nước và ngứa. Bệnh nhân có thể dùng song hành với thuốc Tây y. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị mang về kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên chúng lại ẩn chứa nguy cơ gây ung thư da cho bệnh nhân. 

Dùng liệu pháp chữa tay bị ngứa tại nhà

Bằng những phương pháp trị da tay bị ngứa nổi mụn nước tại nhà mà chúng tôi gợi ý bên dưới, sẽ giúp bạn nhanh phục hồi cơn ngứa và mau khỏi bệnh. Cùng tham khảo chi tiết:

Thoa kem dưỡng ẩm

Liệu pháp này được bệnh nhân áp dụng nhiều nhất, bởi hiệu quả giảm ngứa rất nhanh. Các chế phẩm này thường là nhóm thuốc không kê toa, với các thành phần đơn giản như vaseline… Chúng có chứa hàm lượng độ ẩm cao, ngăn chặn khô da và hạn chế cơn ngứa bùng phát. Ngoài ra bạn có thể dưỡng ẩm da tay, chân bằng cách thoa tinh dầu lavender, gel nha đam…

Thoa kem dưỡng da tay hàng ngày
Thoa kem dưỡng da tay hàng ngày

Chườm lạnh lên vùng da tay bị nổi mụn nước

Cách dùng đá chườm lên vết thương có tác dụng tức thời, nhưng vẫn giúp người bệnh quên cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. Do độ lạnh của đá sẽ làm tê liệt toàn bộ hệ dây thần kinh cảm giác khu trú dưới da, từ đó chúng ta không cảm nhận cơn ngứa nữa. Bạn nên vệ sinh vùng da tay bị ngứa nổi mụn nước thật sạch, rồi lấy khăn mềm cho 3 viên đá lạnh vào, chườm trong 15 phút. Để mụn nước lặn hẳn hãy thực hiện mẹo chườm lạnh 1 lần/ mỗi ngày.

Bôi kem đánh răng

Rửa sạch vị trí bàn tay bị ngứa và nổi mụn nước bằng nước ấm, bôi vừa đủ kem đánh răng lên vết thương, thực hiện liệu pháp nhiều nhất 3 lần/ ngày. Các tinh chất bạc hà và muối trong kem có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Từ đó, chúng sẽ làm cho vùng da cần điều trị không bị ngứa và những nốt mụn nước khô nhanh. Đặc biệt chúng giúp ngừa lây lan hiệu quả.

Chà muối hột lên mụn nước vỡ

Đây là cách đơn giản nhất do muối có ngay trong nhà bạn. Thành phần này kiểm soát mụn nước lây lan rất hiệu quả. Trong muối chứa hàm lượng chất sát khuẩn, tẩy trùng rất cao, ngăn ngừa nhiễm khuẩn nặng. Nên khi bạn chà xát muối hột lên những đốm mụn nước đã hở miệng từ 2 – 3 lần/ ngày. Sau một thời gian mụn nước không còn tồn tại trên da tay của bạn nữa, nhưng hãy cố chịu chút đau rát do muỗi gây ra.

Chà xát muối hột khi tay bị ngứa nổi mụn nước
Chà xát muối hột khi tay bị ngứa nổi mụn nước

Bài thuốc Nam chuyên trị tay bị ngứa

Từ xa xưa, dân gian thường dùng các bài thuốc nam để chữa chứng ngứa bàn tay, mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay độc nào cho cơ thể. Những vị thuốc này đều có thành phần dược liệu từ thiên nhiên, lành tính và tác dụng điều trị kéo dài. Các bài thuốc được kể đến như:

Dùng thuốc nam chữa ngứa
Dùng thuốc nam chữa ngứa
  • Bài thuốc số 1: Lấy 90g ngải cứu, phòng phong 30g và hùng hoàng, hoa tiêu mỗi vị 6g. Cho tất cả vào nồi chứa 3 lít nước, đun nóng 15 phút dùng để xông hơi tay 2 lần/ ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Dùng 200g dạ giao đằng, thương nhĩ tử, bạch tật lê mỗi loại 100g, và 20g cho mỗi thành phần bạch tiên bì, xà sàng tử, thuyền thoái. Đun sôi toàn bộ khoảng 20 phút với 5 lít nước. Sau đó rút lấy nước và làm ấm bằng nước lạnh. Bạn ngâm phần da tay nổi mụn nước trong 30 phút, áp dụng cách này 2 lần/ ngày.

Cách phòng ngừa tay bị ngứa nổi mụn nước

Để ngăn chặn tình trạng tay nổi mụn nước nhỏ và ngứa, bạn nên cẩn trọng hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn cần lưu ý những điều sau:

Đeo găng tay bảo vệ khi làm việc tránh tay bị ngứa và nổi mụn nước
Đeo găng tay bảo vệ khi làm việc tránh tay bị ngứa và nổi mụn nước
  • Không để da tay, chân hay bất cứ làn da nào trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây kích ứng. Có thể đó là xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt. Đặc biệt hạn chế việc tiếp xúc mỹ phẩm chứa kim loại nặng chì, kẽm, niken…
  • Đeo găng tay bảo vệ da khi làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại cho da. Nếu cần thiết hãy dùng luôn đồ bảo hộ lao động cho cơ thể.
  • Không nên tắm với nước nóng, vì chúng có thể làm da khô hơn. Từ đó tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước dễ dàng tấn công da. Thay vào đó, bạn nên tắm bằng nước mát để da có độ ẩm nhất định.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất cao. Nhóm này có tác dụng tái tạo da giúp vùng da bị tổn thương nhanh phục hồi. 
  • Tuyệt đối không ăn quá nhiều đạm, nhóm thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, rượu bia… Vì những chất này có khả năng gây dị ứng da rất cao.
  • Nên có chế độ tập luyện thể thao, đi bộ, bơi lội, uống nhiều nước, để cơ thể nghỉ ngơi tốt nhất. Với lối sống khoa học này, sẽ  giúp bạn có được sức đề kháng mạnh, ngăn ngừa bệnh tật tốt nhất.

Với những thông tin chi tiết về chứng tay bị ngứa nổi mụn nước mà chúng tôi đề cập bên trên, hy vọng các bạn sẽ ứng dụng hiệu quả để chữa bệnh tốt nhất. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

Thông tin hữu ích:

Cập nhật lúc 17:52 - 12/06/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo