Mụn Tuổi Dậy Thì Có Nên Nặn Không? Chăm Sóc Da Thế Nào?
Mụn tuổi dậy thì là vấn đề ở da không quá hiếm gặp, không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sau này. Vậy mụn tuổi dậy thì có nên nặn không, nên làm như thế nào? Cùng xem lời giải đáp từ chuyên gia trong bài viết dưới đây cũng như các cách để giải quyết mụn tuổi dậy thì hiệu quả nhất.
Chuyên gia giải đáp mụn tuổi dậy thì có nên nặn không?
Trước khi tìm hiểu tuổi dậy thì có nên nặn mụn không thì bạn đọc cần hiểu rõ và chính xác nhất về loại mụn này. Mụn dậy thì là vấn đề da liễu phổ biến, thường gặp trong giai đoạn cơ thể dậy thì, thường ở tuổi 13 và sớm nhất là 8 tuổi. Thời điểm này lượng hormone trong cơ thể thay đổi dẫn đến rối loạn.
Khi nội tiết tăng cao, tuyến bã nhờn bị kích thích hoạt động quá mức, dẫn đến lỗ chân lông bít tắc. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn hình thành, phát triển trên da gây ra mụn. Tùy thuộc vào lượng hormone nhiều hay ít mà lượng mụn sẽ có sự khác nhau. Và thông thường, nội tiết tố nữ hoạt động mạnh hơn, các bạn nữ bị mụn nhiều hơn.
Vậy có nên nặn mụn ở tuổi dậy thì không hay tuổi dậy thì có nên đi spa nặn mụn không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ da liễu thì việc nặn mụn hay lấy nhân mụn giúp lỗ chân lông thông thoáng. Tuy nhiên việc có nên nặn mụn hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Loại mụn: Mụn dậy thì có nhiều loại, nếu chỉ là một vài nốt mụn nhỏ thì có thể tự nặn ngay tại nhà. Với điều kiện phải đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau quá trình nặn mụn. Trong trường hợp nổi nhiều mụn mủ, mụn bọc, mụn cám,… thì không nên tự nặn. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở chuyên môn như spa, phòng khám da liễu để xử lý.
- Diện tích da có mụn: Nếu mụn mọc nhiều với diện tích lớn, các nhân mụn sát nhau thì bạn không nên tự nặn. Bởi có thể gặp phải tình trạng lây nhiễm chéo.
Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi tự ý nặn mụn tuổi dậy thì. Để tránh để lại nhiều biến chứng và hệ lụy về sau.
Những sai lầm và nguy hiểm dễ gặp khi tự nặn mụn tuổi dậy thì
Việc tự ý nặn mụn trong giai đoạn tuổi dậy thì có thể gây ra nhiều biến chứng, hệ lụy khó lường.
- Nặn không đúng loại mụn: Mụn dậy thì có nhiều loại như mụn mủ, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn viêm,… Một số mụn như mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc cần xử lý ổ vi khuẩn dưới da trước. Sau đó đợi nhân mụn khô, bong cồi thì mới có thể nặn. Việc tự ý nặn không đúng sẽ dẫn đến vi khuẩn lây lan, viêm nhiễm sang các vùng da xung quanh.
- Nặn không đúng cách: Cách tác động để lấy nhân mụn sai cách có thể khiến nhân mụn không được làm sạch hoàn toàn. Từ đó dẫn đến mụn tái phát, làm tổn thương vùng da xung quanh, gây đau, để lại thâm, sẹo rất khó chữa.
- Nặn không đảm bảo vệ sinh: Nặn mụn bằng tay không sạch sẽ vào vết mụn hở dễ bị nhiễm trùng. Hậu quả là mụn tái phát dai dẳng, hình thành sẹo lõm, vết thâm,… mất thẩm mỹ.
Xem thêm: Mụn Tuổi Dậy Thì Có Tự Hết Không? Ngừa Mụn Thế Nào?
Bên cạnh đó, đã có rất nhiều trường hợp thiếu kiến thức trong xử lý mụn và chăm sóc da dẫn đến những nguy hiểm khó lường như:
- Dùng tay trần chưa được vệ sinh sạch sẽ để chạm hoặc nặn mụn. Khiến vi khuẩn, bụi bẩn trên da lây nhiễm chéo, mụn viêm nặng hơn, dễ để lại sẹo xấu.
- Chà xát mạnh vào vùng da có mụn khi rửa mặt, lau mặt. Khiến da bị tổn thương, kích ứng, sưng viêm khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
- Làm theo các “bí quyết” trên mạng chưa được kiểm chứng như dùng kem đánh răng, rượu thuốc, rễ cây ngâm rượu,… Khiến không những không khỏi mụn mà còn khiến mụn bùng phát dữ dội kèm tổn thương trên da. Dẫn đến bong tróc, đỏ rát, sưng nề, nổi mụn nước, thâm sạm da sau này.
Hiện nay đã có rất nhiều trường hợp thực tế chữa mụn sai cách dẫn đến những hệ quả khó lường. Không chỉ khiến các bạn trong lứa tuổi dậy thì tự ti, mất tinh thần mà còn ảnh hưởng đến làn da, thẩm mỹ sau này.
Cách chăm sóc da mụn tuổi dậy thì được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Bên cạnh giải đáp có nên nặn mụn tuổi dậy thì không thì các chuyên gia cũng hướng dẫn bạn cách chăm sóc da đúng cách.
- Làm sạch da: Vệ sinh sạch sẽ da mặt giúp hạn chế dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết. Tuy nhiên bạn chỉ nên làm sạch da mụn 2 lần/ngày với các sản phẩm sạch nhờn, dịu nhẹ, chiết xuất tự nhiên, không chứa cồn. Cần lưu ý không làm sạch quá sẽ khiến da mất đi lớp dầu cần thiết, dẫn đến tuyến dầu bị kích thích quá mức gây mụn.
- Uống đủ nước: Nước lọc giúp tăng cường độ ẩm, giảm tiết dầu nhờn, hỗ trợ quá trình điều trị mụn. Hơn nữa uống nhiều nước tốt cho quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mụn.
Tìm hiểu thêm: 15 Cách Trị Thâm Mụn Bằng Chanh Hiệu Quả Bạn Nên Biết
- Thoa kem chống nắng: Không chỉ bảo vệ làn da khỏi tác động của mặt trời mà còn ngừa gây mụn, giảm nguy cơ thâm mụn. Đặc biệt người đang dùng retinol trị mụn thì phải dùng kem chống nắng tránh gây bỏng rát da.
- Sử dụng thuốc đặc trị: Khi bị mụn bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp như retinoid, axit azelaic, axit salicylic,… Quá trình sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Giúp bổ sung độ ẩm, tránh khô da, kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn. Một số loại kem có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, dịu da mụn,…
- Chăm sóc da đúng cách: Tránh chạm tay vào mụn, không chà xát mụn, không nặn mụn bằng tay, thường xuyên tẩy tế bào chết, giảm sử dụng các sản phẩm có dầu, thay khăn mặt định kỳ,…
- Lối sống khoa học: Bổ sung rau xanh, vitamin, uống nhiều nước, ngủ sớm, tránh làm việc căng thẳng, stress quá mức,…
Trên đây là lời giải đáp mụn tuổi dậy thì có nên nặn không cũng như sai lầm phổ biến, các cách chăm sóc da đúng cách. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có những thông tin để thoát khỏi tình trạng mụn này.
Bài viết hấp dẫn:
- Đốt Mụn Cóc Nên Hay Không, Giá Bao Nhiêu, Làm Ở Đâu?
- Mụn Áp Xe Là Gì, Có Tự Khỏi Không, Điều Trị Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!