Mụn Gạo Ở Trẻ Em Do Đâu, Cách Điều Trị An Toàn Và Hiệu Quả
Mụn gạo là vấn đề da liễu không hiếm gặp ở trẻ em. Dù không phải lúc nào mụn gạo cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị có thể giúp phụ huynh chăm sóc da cho trẻ một cách tốt nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mụn gạo ở trẻ em để bạn có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Mụn gạo ở trẻ em là gì, có mấy loại?
Mụn gạo hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mụn thịt, mụn thịt milia. Sở dĩ được gọi là mụn gạo ở kích thước mụn không lớn, chỉ tương đương đầu hạt gạo và có màu trắng như gạo.
Loại mụn này kích thước không lớn, chỉ khoảng 1 – 2 mm, mọc thành đám khiến da sần sùi, có thể cảm nhận được khi chạm tay vào da.
Thực chất đây là các u nang lành tính phát triển ở bề mặt da, hình thành do keratin bị kìm giữ dưới biểu bì gây nên. Loại mụn này không gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào, không đau, không ngứa.
Thông thường loại mụn này thường xuất hiện tập trung quanh mắt, đôi khi còn có ở cổ, trán, cằm, lưng và các vùng da khác. Có 2 loại mụn gạo gồm:
- Mụn sơ sinh: Hay còn gọi mụn ngọc trai epstein với khoảng ½ trẻ sơ sinh gặp phải. Thông thường loại này sẽ tự biến mất sau một thời gian mà không cần can thiệp. Mụn thường hình thành khi da bị tổn thương do kích ứng, phát ban, phồng rộp, dị ứng kem bôi da, thuốc mỡ,…
- Mụn nguyên phát: Có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay thậm chí là người lớn, không phải bẩm sinh đã bị. Loại này thường mọc nhiều ở trán, má, mí mắt,…
Ai cũng có thể bị mụn gạo tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tình trạng mụn có thể tự hết sau một thời gian ngắn tuy nhiên cũng có không ít trường hợp kéo dài đến trưởng thành. Khi số lượng mụn gạo gia tăng, tập trung thành đám nổi bật trên da sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến trẻ mất tự tin, xấu hổ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Xem thêm: Mụn Gạo Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Nguyên nhân gây mụn gạo ở trẻ em
Hiện nay, các nguyên nhân dẫn đến mụn gạo ở trẻ nhỏ chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố có thể dẫn đến hình thành mụn gạo ở đối tượng trẻ nhỏ, như:
- Di truyền: Theo nghiên cứu nếu bố mẹ mắc các bệnh di truyền như đa xơ cứng thì con sinh ra có thể xuất hiện mụn gạo ở da.
- Nhiễm HPV: Nếu nhiễm virus HPV do lây từ mẹ thì có thể khiến các u nang mụn phát triển dày đặc, gây ra mụn gạo ở trẻ sơ sinh.
- Béo phì: Khi bé bị thừa cân, béo phì sẽ khiến da phải ma sát, các nếp gấp ở da bị tổn thương, tăng khả năng hình thành mụn gạo.
- Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường có thể là nguyên nhân dẫn đến các nốt mụn gạo ở cơ thể trẻ.
- Nguyên nhân từ sinh hoạt của trẻ: Trẻ ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không che chắn,…
- Chăm sóc da không khoa học khiến da bị tổn thương: Vệ sinh da không sạch sẽ, chấn thương khiến da phồng rộp, sử dụng kem bôi, kem dưỡng da có chứa steroid,…
Mụn gạo ở trẻ nhỏ có nên nặn không, có nguy hiểm không?
Khi con trẻ bị mụn gạo trên da, nhiều phụ huynh khá lo lắng, không biết có thể tự nặn cho con được hay không? Đây thực chất là các u nang lành tính không có nhân mụn, do đó không thể nặn như các loại mụn thông thường khác được.
Mặt khác, việc cố gắng nặn mụn bằng cách dùng tay, dùng dụng cụ sắc nhọn sẽ khiến làn da còn non nớt của trẻ bị tổn thương. Nhẹ thì gây đau đớn, chảy máu còn nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng da, nhất là khi làn da non và sức đề kháng chưa phát triển toàn diện.
Các nốt mụn này không gây ngứa, không đau, không khiến trẻ khó chịu hay ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, việc làn da sần sùi bởi các đốm mụn trắng li ti có thể khiến con e ngại, tự ti, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của con.
Do đó mặc dù không nguy hiểm nhưng phụ huynh cũng nên tìm hiểu để có biện pháp xử lý kịp thời cho con.
Không nên bỏ lỡ: Nổi Mụn Gạo Ở Môi Do Đâu, Có Tự Hết Không Và Cách Điều Trị
Cách trị mụn gạo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, phụ huynh cần hết sức cẩn trọng khi tìm kiếm các phương pháp trị mụn gạo cho con. Để tránh làn da còn non nớt của trẻ bị tổn thương, không thể phục hồi hay ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Dưới đây là một số phương pháp trị mụn gạo cho trẻ mà bạn đọc có thể tham khảo.
Chăm sóc da khoa học
Với mụn gạo ở trẻ sơ sinh và nhiều trẻ nhỏ thông thường sẽ tự biến mất sau một thời gian. Khi trẻ vừa sinh hoặc còn quá nhỏ, làn da còn mỏng manh, non nớt thì tốt nhất bạn chỉ nên chăm sóc da cho trẻ một cách khoa học, hạn chế tác động vào các nốt mụn.
- Vệ sinh da sạch sẽ: Hàng ngày mẹ vệ sinh vùng da có mụn gạo từ 1 – 2 lần với nước sạch. Sau đó tắm hoặc lau người trẻ bằng sản phẩm chuyên dụng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da từ thảo dược. Nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi đang tồn động trên da.
- Xông hơi: Khi trẻ lớn hơn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước để xông hơi giúp lỗ chân lông giãn nở, loại bỏ bụi bẩn, dưỡng chất thẩm thấu vào da loại bỏ mụn gạo.
- Dùng tinh dầu tràm trà: Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà lên miếng bông gòn, xoa lên vùng da có mụn gạo mỗi ngày 2 lần. Dầu tràm trà có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm, kháng virus, làm khô mụn, đẩy mụn.
Các phương pháp dân gian
Với các trẻ lớn hơn, trên 2 tuổi thì mẹ có thể tham khảo sử dụng các phương pháp dân gian trị mụn gạo được lưu truyền nhiều thế hệ dưới đây.
- Lá tía tô: Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát cùng ít muối, trộn cùng 1 thìa cafe mật ong. Sau khi rửa sạch da trẻ thì đắp hỗn hợp lên da khoảng 10 phút để tinh chất thẩm thấu rồi rửa lại. Cách làm này nên thực hiện trong khoảng 2 tuần để có tác dụng tốt nhất.
- Tinh dầu kinh giới và dầu dừa: Trộn hỗn hợp tinh dầu kinh giới và dầu dừa theo tỷ lệ 1:2, thoa lên da mỗi ngày 2 – 3 lần. Kiên trì thực hiện sẽ giúp mụn gạo rụng dần, da bé trắng mịn hơn.
- Giấm táo: Chấm giấm táo lên vùng da bị mụn gạo, sau khoảng 30 phút thì rửa lại sạch bằng nước mát.
- Rau diếp cá: Xay nhuyễn một nắm rau diếp cá, chắt lọc lấy nước. Sau đó pha nước tinh chất này cùng với cám gạo, dầu oliu và trộn đều. Mẹ rửa mặt sạch sẽ cho trẻ, thoa hỗn hợp lên da, lưu lại khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch.
- Trà xanh: Dùng một nắm lá trà xanh non rửa sạch, giã nát và đắp lên da trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng nước ấm rửa lại mặt và thấm khô bằng khăn bông.
Các phương pháp này từ thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính tuy nhiên cần chú ý thực hiện đều đặn. Đặc biệt mẹ cần tránh để hỗn hợp dính vào mắt, tránh con trẻ nuốt phải để đảm bảo an toàn.
Trị mụn gạo ở trẻ em bằng phương pháp hiện đại
Không phải trẻ nào bị mụn gạo cũng có thể tự hết. Thực tế có nhiều trẻ phải “sống chung” với mụn gạo cho đến tuổi trưởng thành hoặc thậm chí sau trưởng thành. Khi đó, bạn nên tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị hiện đại để trị dứt điểm.
- Kỹ thuật áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng áp lên vùng da có mụn gạo, khiến mụn khô, se cồi và đẩy mụn ra ngoài. Phương pháp này có thể gây ra các vết phồng rộp tại chỗ, tuy nhiên có thể biến mất sau 1 – 3 ngày.
- Chiếu laser: Loại bỏ mụn gạo nhanh chóng, an toàn, không để lại sẹo, không tái phát bằng tia laser hiện đại. Tia laser siêu nhỏ, tác động sâu vào chân mụn, không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh, giữ sắc tố hồng cho da, không gây ra vết thâm.
Các phương pháp này nên áp dụng khi con đã lớn, không phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 10 tuổi. Trước khi thực hiện nên đưa con đến khám da liễu và làm theo chỉ dẫn của các chuyên gia.
Xem ngay: Mụn Gạo Ở Mắt Có Tự Hết Không Và 10+ Cách Xử Lý Hiệu Quả
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ khi có mụn gạo
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mọc mụn gạo, dễ tái phát nhiều lần, do đó phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây để giúp quá trình điều trị nhanh hơn, phòng ngừa tái phát.
- Vệ sinh da sạch sẽ và hướng dẫn con tự vệ sinh cá nhân. Da của trẻ rất mỏng, dễ nổi mụn bởi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, vi khuẩn trong khi chơi đùa, học tập. Do đó bạn cần tắm rửa sạch sẽ, sử dụng sản phẩm chuyên dụng, lành tính để làm sạch và bảo vệ da.
- Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính, không chứa hóa chất, paraben khi chăm sóc da.
- Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton thông thoáng, mềm mại, thấm hút mồ hôi. Trẻ mặc quần áo bí bách rất dễ nổi mụn, rôm sảy, khó chịu.
- Che chắn, đội mũ, nón, mặc áo dài cho trẻ khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Tuyệt đối không nặn mụn bằng tay trần, dùng dụng cụ sắc nhọn chích, chà xát, sẽ khiến bé đau đớn, làm da tổn thương, nhiễm trùng rất nguy hiểm. Đặc biệt mẹ nên hướng dẫn con không nên tự ý nặn mụn để tránh trường hợp mụn nhiễm trùng nặng thêm.
- Hạn chế cho con sử dụng đồ ăn nhiều đường, đồ uống có ga, thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh. Nên bổ sung các loại rau xanh, sữa chua, trái cây tốt cho đường ruột để tăng đề kháng, tốt cho cơ thể bé.
- Hướng dẫn con trẻ thực hiện lối sống khoa học, ngủ sớm, đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, vui chơi lành mạnh.
Mụn gạo ở trẻ em thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng việc chăm sóc da đúng cách và điều trị kịp thời có thể giúp làm giảm tình trạng này hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để bạn có thể chăm sóc da cho trẻ một cách tốt nhất.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!