Vì Sao Bị Nám Quanh Miệng, Chữa Bằng Phương Pháp Gì?

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Có khá nhiều chị em đang bị nám quanh miệng, xuất hiện nhiều đốm nâu khu vực ria mép, môi, làm giảm tính thẩm mỹ, dẫn tới sự tự ti trong giao tiếp. Vậy do đâu nám xuất hiện, có cách nào để loại bỏ hiệu quả và an toàn cho làn da? Hãy theo dõi chia sẻ ngay sau đây của Trung tâm da liễu Đông y.

Bị nám quanh miệng là gì? Dấu hiệu đặc trưng

Bị nám quanh miệng là tình trạng da xuất hiện các đốm hoặc mảng sắc tố sẫm màu, thường là màu nâu, xám hoặc đen, tập trung chủ yếu ở vùng da xung quanh miệng. Nám quanh miệng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt và thường gây lo ngại về mặt thẩm mỹ cho người bị.

Nám ở vị trí này cũng có khả năng phát triển lan rộng, hình thái thường là nám mảng, nám đốm hoặc sẽ là nám hỗn hợp. Dù không nguy hại cho sức khỏe, không đau nhức nhưng gây ảnh  hưởng lớn tới thẩm mỹ toàn gương mặt.

Một số đặc điểm nổi bật của nám là:

  • Các đốm hoặc mảng nám có thể thay đổi từ nhạt đến đậm tùy vào mức độ nghiêm trọng.
  • Nám xuất hiện bao gồm cả vùng trên môi, dưới môi và hai bên khóe miệng.
  • Các đốm nám thường có hình dạng không đều, có thể là các đốm nhỏ hoặc mảng lớn.
bi nam quanh mieng
BỊ nám quanh miệng khiến gương mặt trở nên kém sắc

Vì sao bị nám xung quanh miệng?

Nám xung quanh miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể đề cập đến một số lý do phổ biến như:

  • Tia UV: Tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, gây kích thích sản xuất melanin, chất tạo màu cho da, dẫn đến tình trạng tăng sắc tố. Nếu trường hợp nào không sử dụng kem chống nắng hoặc các biện pháp bảo vệ da, da càng bị nám nhiều hơn.
  • Nội tiết tố: Nữ giới sẽ bị thay đổi nội tiết tố rất lớn ở các giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài. Sự gia tăng estrogen và progesterone có thể kích thích sản xuất melanin, khiến da xuất hiện nhiều nám quanh miệng và các vị trí khác trên mặt.
  • Di truyền: Thực tế nám da có thể di truyền trong gia đình, từ thế hệ ông bà, cha mẹ sang con cháu.
  • Mỹ phẩm: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm kém chất lượng hoàn toàn có khả năng gây tổn thương da và làm tăng sắc tố. Ngoài ra, một số trường hợp chị em tẩy tế bào chết quá mức cũng có nguy cơ bị nám cao hơn.
  • Môi trường: Tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, khói bụi và các hóa chất độc hại khiến hàng rào bảo vệ da kém dần và dễ xuất hiện nám, mụn,…
  • Sinh hoạt và ăn uống: Các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, và thiếu ngủ, chế độ ăn uống thiếu cân bằng dưỡng chất làm da yếu hơn, giảm khả năng đào thải độc tố cũng như tự phục hồi.
  • Các nguyên nhân khác: Một số người có thể bị nám da do căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ, bệnh gan,…. cũng dễ gây nám da.

Tìm hiểu: Các Nguyên Nhân Gây Ra Nám Da Vùng Má

Nám quanh miệng có dễ chữa không?

Nám quanh miệng thực tế không dễ chữa và cần có thời gian, sự kiên nhẫn, cùng với các biện pháp điều trị và chăm sóc da thích hợp. Bởi da khu vực này khá mỏng, nhạy cảm, nếu không áp dụng đúng cách sẽ làm da kích ứng, tổn thương. Ngoài ra, mức độ dễ hay khó chữa của nám cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây nám, loại nám, tình trạng da của mỗi người.

  • Đối với nám nông: Nám ở lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) thường dễ điều trị hơn và có thể đáp ứng tốt với các sản phẩm chăm sóc da và liệu pháp điều trị tại nhà.
  • Nám sâu: Nám ở lớp hạ bì (lớp sâu hơn của da) khó chữa hơn và thường đòi hỏi các biện pháp điều trị chuyên sâu như laser hoặc peel da hóa học.
bi nam quanh mieng
Nám có dễ chữa không còn tùy thuộc vào mức độ

Bị nám quanh miệng chữa thế nào?

Nám da quanh miệng cần được chữa trị từ sớm, áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh nám lan rộng hoặc ăn sâu hơn. Dưới đây là những cách chữa bạn có thể tham khảo:

Dùng kem và thuốc trị nám quanh miệng

Đối với nám ở quanh miệng, việc sử dụng thuốc hay kem cần hết sức cẩn thận vì da khá nhạy cảm, mỏng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để trị nám da, ứng dụng các thành phần hoạt chất nổi bật như: Hydroquinone, Tretinoin (Retin-A), Axit Azelaic, Axit Kojic, Niacinamide (Vitamin B3), Corticosteroids, Axit Glycolic và Axit Salicylic.

Tùy thuộc vào tình trạng da cụ thể của từng người sẽ có sự tư vấn hoạt chất khác nhau bởi bác sĩ. Đồng thời cũng cần đảm bảo về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh gây hại cho làn da.

Sử dụng thuốc để trị nám da quanh miệng đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài. Ngoài ra, điều quan trọng là mọi người phải bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày.

bi nam quanh mieng
Các dòng thuốc và kem bôi được ứng dụng phổ biến

Laser trị nám

Các phương pháp laser sử dụng cho người bị nám quanh miệng thường dùng là: Laser Q-Switched Nd:YAG, Fractional CO2, PicoSure, Ruby và Alexandrite. Mỗi người thường cần từ 3-5 buổi điều trị, tùy thuộc vào tình trạng nám và loại laser sử dụng.

Lợi ích của phương pháp laser gồm:

  • Hiệu quả cao: Laser có khả năng phá vỡ các sắc tố melanin, giúp làm mờ nám một cách rõ rệt.
  • Tái tạo da: Kích thích sản sinh collagen, cải thiện kết cấu và độ đàn hồi của da.
  • Ít xâm lấn: Các loại laser hiện đại như PicoSure gây ít tổn thương cho da và có thời gian hồi phục nhanh.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, một số loại laser có thể gây cảm giác châm chích hoặc nóng rát. Sau khi thực hiện da sẽ bị đỏ, sưng nhẹ. Nếu quá trình chăm sóc sau laser không đúng cách, có thể xuất hiện sẹo hoặc thay đổi sắc tố da.

Peel da bị nám quanh miệng

Peel da là một phương pháp hiệu quả để điều trị nám da quanh miệng. Phương pháp sử dụng các loại axit để loại bỏ lớp da chết bên ngoài, kích thích tái tạo da mới, giảm sắc tố melanin và cải thiện tình trạng nám.

Các loại peel da phổ biến:

Peel nông (Superficial Peels)

  • Axit glycolic (AHA)

Cơ chế: Loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt da, kích thích tái tạo da mới.

Ưu điểm: Ít gây kích ứng, thời gian hồi phục nhanh.

  • Axit salicylic (BHA)

Cơ chế: Xâm nhập sâu vào lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn và tế bào chết.

Ưu điểm: Phù hợp cho người có làn da dầu, da mụn.

Peel trung bình (Medium Peels): Axit trichloroacetic (TCA).

  • Cơ chế: Thâm nhập sâu hơn vào lớp trung bì, loại bỏ tế bào da cũ, kích thích tái tạo da mới.
  • Ưu điểm: Hiệu quả cao trong việc giảm nám và cải thiện kết cấu da.
  • Nhược điểm: Thời gian hồi phục dài hơn, có thể gây đỏ và sưng da.

Peel sâu (Deep Peels): Phenol.

  • Cơ chế: Loại bỏ lớp da sâu nhất, kích thích tái tạo da hoàn toàn.
  • Ưu điểm: Cho tác dụng rõ rệt và lâu dài.
  • Nhược điểm: Thời gian hồi phục dài, có thể gây đau và cần theo dõi y tế kỹ lưỡng.

Tham khảo:  11 Sản Phẩm Peel Da Trị Nám Nên Dùng

bi nam quanh mieng
Peel da được nhiều người áp dụng để cho kết quả tốt

Mẹo cải thiện da tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Một số mặt nạ tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện vấn đề nám da quanh miệng khá an toàn. Trong đó, những công thức được dùng nhiều gồm có:

Mặt nạ khoai tây sữa tươi

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai tây.
  • 2-3 thìa sữa tươi không đường.

Cách làm:

  • Luộc hoặc hấp chín khoai tây rồi đem nghiền nhuyễn.
  • Trộn khoai tây nghiền với sữa tươi để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp lên mặt.
  • Để khoai tây khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để nám mờ dần.

Mặt nạ lòng trắng trứng gà

Nguyên liệu:

  • 1 lòng trắng trứng gà.
  • 1/2 thìa nước cốt chanh.

Cách làm:

  • Đập trứng gà, tách lấy lòng trắng trứng và cho vào bát sạch.
  • Thêm nước cốt chanh vào lòng trắng trứng, đánh tan cho đến khi hỗn hợp sủi bọt.
  • Rửa mặt sạch, thoa mặt nạ trứng chanh đều lên mặt.
  • Để mặt nạ khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch với nước ấm, tiếp tục rửa thêm với nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Duy trì mỗi tuần tuần 2 – 3 lần.

Mặt nạ cà chua

Nguyên liệu:

  • 1 quả cà chua chín.
  • 1 thìa mật ong.

Cách làm:

  • Rửa cà chua và xay để ép lấy nước cốt.
  • Trộn nước cà chua với mật ong cho thật đều.
  • Thoa đều lên mặt và massage cho hỗn hợp dễ thẩm thấu.
  • Để khoảng 15 – 20 phút.
  • Rửa mặt sạch và duy trì 2-3 lần mỗi tuần.

Cách hạn chế hình thành nám mới

Để ngăn chặn da xuất hiện thêm các vết nám mới, cần duy trì thói quen chăm sóc da khoa học như sau:

  • Sử dụng kem chống nắng đều đặn hàng ngày, khi ra nắng cần đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và kính râm. Nếu có thể hãy hạn chế ra ngoài trong khoảng từ 10h sáng đến 4h chiều.
  • Lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa cồn, hương liệu hay các chất gây kích ứng. Bổ sung dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn để giữ cho da luôn mềm mịn.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp bảo vệ da khỏi tác động của môi trường và ánh nắng. Kết hợp uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế thực phẩm có đường và dầu mỡ.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ 1 – 2 lần mỗi tuần để loại bỏ tế bào chết, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và làm sáng da.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế căng thẳng, lo lắng kéo dài.

Bị nám quanh miệng khiến gương mặt trở nên kém sắc, giảm sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Do đó, chúng ta nên có các biện pháp để cải thiện từ sớm cũng như hạn chế những yếu tố kích thích hình thành nám mới. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc có thêm các kiến thức hữu ích để chăm sóc da thật khoa học.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 15:06 - 27/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo