Cách Trị Mụn Tuổi Dậy Thì
Mụn tuổi dậy thì là một vấn đề chăm sóc da phổ biến mà nhiều người trải qua trong giai đoạn dậy thì. Sự biến đổi hormonal trong cơ thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó hình thành mụn. Đối diện với tình trạng này, việc tìm kiếm cách trị mụn tuổi dậy thì ngày càng nhiều. Dưới đây là các cách điều trị mụn hiệu quả, phổ biến bạn có thể áp dụng.
Cách trị mụn tuổi dậy thì tại nhà:
- Nha đam: Có tính chất làm dịu và chống viêm. Nó giúp giảm đỏ, sưng và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da.
- Dầu dừa: Giữ ẩm cho da, giúp kiểm soát dầu và làm dịu da. Nó còn chứa axit lauric, có tác dụng chống vi khuẩn.
- Nước trà xanh: Chứa chất chống ô nhiễm và chống vi khuẩn. Nó giúp làm sạch chất bã nhờn và bụi bẩn, giảm nguy cơ mụn nổi lên.
- Mật ong và chanh: Có tính chất chống vi khuẩn và chống viêm, trong khi chanh chứa axit giúp làm sáng da. Kết hợp, chúng giúp làm dịu và làm sáng vết mụn.
- Bã cà phê: Tác động tẩy tế bào chết và kích thích tuần hoàn máu. Điều này giúp làm sáng da và cải thiện tình trạng lỗ chân lông.
Trị mụn tuổi dậy thì bằng thuốc Tây y:
- Thuốc Benzoyl peroxide: Sát trùng da, giảm viêm và hạn chế dầu. Benzoyl peroxide làm sạch lỗ chân lông, ngăn chặn sự hình thành mụn đen và mụn mủ.
- Thuốc chứa Retinoid: Kích thích tái tạo tế bào da, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông. Retinoid còn giúp làm mờ vết thâm do mụn.
- Thuốc Acid azelaic: Giảm viêm, chống viêm nhiễm, và làm mờ vết thâm. Acid azelaic còn kiểm soát sự sản xuất melanin, giúp da trở nên đồng đều màu.
- Thuốc Axit salicylic: Loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Axit salicylic còn giúp kiểm soát dầu và ngăn chặn mụn đen.
- Thuốc kháng sinh: Được kê đơn khi mụn có nguyên nhân từ vi khuẩn. Thuốc kháng sinh giúp giảm viêm nhiễm và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên da.
Mụn tuổi dậy thì hay còn gọi là mụn trứng cá, mụn đỏ,... đây là một tình trạng da phổ biến xuất hiện trong giai đoạn dậy thì. Khi bắt đầu vào giai đoạn này, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone, đặc biệt là hormone androgen, làm tăng cường tiết dầu trên da. Nang lông sẽ giãn to hơn bình thường và tăng tiết dầu, gây tắc nghẽn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, tạo ra mụn. Vậy có những cách trị mụn nào hiệu quả, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mụn tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Mụn dậy thì là một dạng mụn nội tiết tố, chúng xuất hiện ở độ tuổi cơ thể dậy thì (13 - 18 tuổi). Dạng mụn này không phân biệt giới tính. Số lượng mụn mọc lên nhiều hay ít tùy thuộc vào nội tiết tố sản sinh ra cũng như cơ địa của từng người. Theo các chuyên gia về da liễu, tình trạng mụn hình thành chủ yếu là do hormone Adrogen tăng sinh quá mức. Ngoài nguyên nhân chính này, còn có sự tác động của nhiều yếu tố khác nữa như chế độ ăn uống, sinh hoạt, quá trình chăm sóc, vê sinh da.
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, hormone giới tính Androgen sẽ hoạt động mạnh mẽ dẫn đến tình trạng dư thừa. Từ đó, thúc đẩy tuyến bã nhờn tăng sinh nhiều dầu và làm lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn P. acnes phát triển. Khi vi khuẩn P. acnes phát triển, mụn sẽ hình thành, sưng đỏ và phát viêm.
Đối với nữ giới, sự thay đổi nội tiết tố do sử dụng thuốc tránh thai, sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đến ngày “đèn đỏ” cũng khiến tình trạng mụn phát triển nặng hơn. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như kem trộn, ánh nắng, bụi bẩn...cũng góp phần không nhỏ gây nên mụn.
Đồng thời, việc thường xuyên sờ tay lên mặt cũng tạo điều kiện để mụn có điều kiện hình thành và phát triển ngoài ra, khi đã bị nổi mụn, không nên dùng các dụng cụ cạy, nặn mụn bởi có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc tạo điều kiện để mụn lây lan nhanh hơn.
Triệu chứng của mụn trứng cá tuổi dậy thì sẽ biểu hiện khác nhau tùy và mức độ nghiêm trọng. Dấu hiệu thường đến ở vùng da có nhiều tuyến dầu như cổ, mặt, lưng, vai, ngực...Các triệu chứng cụ thể:
- Xuất hiện mụn trứng cá ở trên da mặt
- Da tiết nhiều dầu và nhờn bóng
- Trên da xuất hiện nhiều nốt sần
- Có các loại mụn đầu đen và đầu trắng trên da
Mụn dậy thì dạng nhẹ nhất sẽ xuất hiện dạng mụn đầu đen hoặc mụn đầy trắng. Hai loại mụn này cũng dễ điều trị nhất, Ngoài ra còn có các tuyến bã nhờn ở xung quanh hai cánh mũi. Nặng hơn, tình trạng mụn sẽ chuyển sang viêm nhiễm với mụn bọc và mụn mủ. Do đó, khi thấy xuất hiện triệu chứng, cần có giải pháp chữa trị kịp thời ngay để đạt được kết quả điều trị cao nhất.
Cách trị mụn tuổi dậy thì tại nhà
Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể thực hiện tại nhà với nguyên liệu đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí để điều trị tình trạng mụn xuất hiện trên da.
Nha đam
Nha đam là một loại lá không còn xa lạ gì với các bạn trẻ tuổi dậy thì hay phái nữ có nhu cầu làm đẹp. Đây là một nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều thành phần tốt cho da. Chất gel trong nha đam có nhiều dưỡng chất bao gồm Lignin, Axit Salicylic, Axit Amin, Anthraquinones. Khi sử dụng các hợp chất này thoa lên vùng da mụn sẽ giúp làm dịu và giảm đau, sưng, tạo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, trong gel còn có chứa nhiều chất dưỡng ẩm, giúp tái tạo và làm mềm da.
- Sử dụng 3 lá nha đam tươi, đem rửa sạch và loại bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Lọc lấy phần gel bên trong và thoa đều lên mặt trước khi đi ngủ khoảng 15 - 20 phút và sau đó rửa sạch với nước.
- Sử dụng với tần suất 3 lần/tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Dầu dừa
Dầu dừa chứa acid lauric, một loại axit béo có khả năng chống vi khuẩn, chống nấm và chống viêm. Ngoài ra còn có các thành phần chống oxy hóa cao như vitamin E, dầu dừa có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn, tẩy tế bào chết. Những hoạt chất này giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên da, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm sưng đau. Chính bởi vậy, đây là một trong những nguyên liệu làm đẹp tự nhiên được nhiều chị em ưa chuộng và thường xuyên sử dụng.
- Trước khi áp dụng dầu dừa, hãy làm sạch da bằng sữa rửa mặt và sử dụng nước ấm.
- Sử dụng một lượng dầu vừa đủ, cho lên miếng bông mềm và chấm trực tiếp lên vùng da có mụn, bôi nhẹ nhàng để dầu dừa thấm vào da.
- Bạn có thể để dầu dừa qua đêm và rửa sạch lại mặt vào sáng hôm sau.
- Bạn có thể lặp lại quy trình này 2-3 lần mỗi tuần để thấy được sự thay đổi trên làn da của mình.
Nước trà xanh
Trong nước trà xanh có chứa catechin, epigallocatechin gallate (EGCG), có khả năng chống vi khuẩn và chống viêm, giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên da và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Catechin EGCG trong lá trà có khả năng kiểm soát dầu nhờn trên da, giúp cân bằng và ngăn chặn tình trạng da dầu, từ đó hỗ trợ kiểm soát mụn.
- Chuẩn bị 3 thìa bột trà xanh (có sẵn sẵn hoặc bạn có thể xay nhuyễn lá trà xanh thành bột), thêm 3 muỗng nước ấm và trộn đều.
- Sử dụng ngón tay hoặc miếng bông, vải nhỏ để thoa hỗn hợp bột trà xanh lên vùng da mụn.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút để tăng cường tuần hoàn máu và kích thích quá trình tái tạo tế bào. Để bột trà xanh nghỉ trong khoảng 10-15 phút.
- Rửa sạch bằng nước ấm và sử dụng sữa rửa mặt để đảm bảo loại bỏ hết bột trà xanh.
Mật ong và chanh
Mật ong và nước chanh đều được biết đến với những tính chất có thể hỗ trợ trong quá trình trị mụn. Mật ong chứa các chất chống viêm, chống khuẩn, và enzym giúp làm dịu da cũng như giảm sưng. Kế đến là chanh, một loại quả có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và ngăn chặn sự hình thành vết thương mụn. Acid citric trong nước chanh giúp kiểm soát dầu da và làm sáng da, giảm thiểu vết thâm mụn. Hai nguyên liệu này có thể kết hợp sử dụng như sau:
- Sử dụng một 2 thìa mật ong, 2 thìa nước chanh tươi và trộn đều 2 nguyên liệu lại với nhau.
- Dùng hỗn hợp và thoa lên da, để hỗn hợp trên da trong khoảng 15-20 phút để cho các thành phần thẩm thấu vào da.
- Rửa sạch bằng nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ để loại bỏ hỗn hợp.
Bã cà phê
Các hạt cà phê nhỏ trong bã cà phê chứa khả năng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, giúp da trở nên sáng mịn hơn. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa như axit chlorogenic và quercetin trong bã cà phê có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do, giảm nguy cơ nổi mụn. Bạn có thể tận dụng bã cà phê bằng cách làm sau:
- Trộn bã cà phê với sữa tươi hoặc nước thường để tạo hỗn hợp sệt.
- Thoa chúng lên mặt để sử dụng như mặt nạ.
- Để mặt nạ bã cà phê trên da trong khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm để làm sạch da.
Trị mụn tuổi dậy thì bằng thuốc Tây y
Với mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc, bạn nên sử dụng thuốc Tây y để có được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng.
Thuốc Benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide là một hoạt chất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là thuốc trị mụn. Benzoyl peroxide có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn và làm khô cồi mụn. Thuốc hoạt động theo cơ chế giải phóng oxy trong lỗ chân lông, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và mụn.
Lưu ý rằng việc sử dụng benzoyl peroxide cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu, tránh tình trạng kích ứng hoặc làm khô da quá mức.
Thuốc chứa Retinoid
Retinoid, một dạng dẫn xuất của vitamin A với khả năng tái tạo tế bào và loại bỏ lớp sừng của da. Retinol không chỉ kích thích quá trình tái tạo tế bào, làm mới da, mà còn giúp loại bỏ lớp sừng, giảm độ dày của tế bào chết trên bề mặt da. Nhờ vậy, làn da sẽ trở nên mềm mại và khỏe mạnh hơn.
Một ưu điểm không thể không kể đến của Retinol là khả năng ngăn chặn sự tắc nghẽn và hình thành mụn đen, mụn trắng. Đồng thời, Retinol cũng có khả năng đẩy cồi mụn, giúp giảm kích thước và sưng của mụn, đồng thời ngăn chặn sự hình thành mụn mới.
Thuốc Acid azelaic
Loại thuốc này có nguồn gốc từ lúa mạch và lúa mì, là một thành phần có nhiều lợi ích trong chăm sóc da, đặc biệt là đối với tình trạng da mụn. Axit azelaic có khả năng ức chế vi khuẩn, ngăn chặn sự sừng hóa cổ nang lông và giảm tình trạng mụn trứng cá, nhất là khi bạn đang trong độ tuổi dậy thì.
Axit azelaic không chỉ giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thâm sau mụn, giúp làn da trở nên trắng sáng.
Thuốc Axit salicylic
Loại thuốc này có khả năng loại bỏ các tế bào chết, làm mềm da và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo tế bào mới. Đồng thời, thuốc giúp thông thoáng nang lông và loại bỏ dầu thừa, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn đầu đen.
Ngoài ra, Axit salicylic còn giúp kiểm soát bài tiết dầu thừa từ tuyến dầu, giảm sự bóng dầu trên da và duy trì cân bằng dầu tự nhiên. Tính chất chống viêm và sát trùng của axit salicylic giúp giảm viêm nhiễm trên da và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Khi sử dụng thuốc trong một thời gian, cồi mụn sẽ khô lại, bạn sẽ không còn cảm thấy sưng và đau rát như trước. Làn da lúc này sẽ trở nên mịn màng, khỏe mạnh và không bị tái phát tình trạng mụn.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp mụn trứng cá nổi nhiều và gây viêm đỏ nặng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi như Clindamycin và Erythromycin để giảm tình trạng viêm nhiễm và kiểm soát mụn. Cả hai loại thuốc này đều có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, đau và ngăn chặn sự lây lan và hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị mụn.
Những sai lầm khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn
Nếu trong quá trình dậy thì, bạn không chăm sóc da đúng cách sẽ khiến mụn càng nghiêm trọng và kéo dài tới cả khi trưởng thành, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Không dùng tay nặn, bóp mụn: Đây là thói quen xấu của rất nhiều người khi quan sát trên mặt xuất hiện các nốt mụn. Việc này có thể khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập và làm tổn thương da nghiêm trọng, có thể dẫn đến sẹo thâm mất thẩm mỹ.
- Chà xát mạnh trên vùng mụn: Với những hoạt động hằng ngày như rửa mặt, lau mặt, bôi thuốc, bạn nên hết sức nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh sẽ gây đau rát.
- Dùng sản phẩm kém chất lượng: Nếu sử dụng các sản phẩm không phù hợp với da và cơ địa rất có thể sẽ gây kích ứng. Tình trạng này sẽ khiến da trở nên yếu hơn, tình trạng mụn, sẹo mụn ngày càng nghiêm trọng.
Trên đây là những cách trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả nhất, được các chuyên gia khuyên sử dụng. Hơn hết, bạn vẫn nên đến trung tâm da liễu hay phòng khám để được bác sĩ tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!