Chàm bìu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chàm bìu là một trong những nỗi lo lắng thầm kín của đấng mày râu. Chúng không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản cũng như đời sống chăn gối. Vậy căn bệnh này là gì? Chúng có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

Định nghĩa bệnh chàm bìu

Chàm bìu là một dạng của bệnh chàm, xảy ra ở bộ phận sinh dục nam giới nhưng lại chưa được nhìn nhận là một căn bệnh riêng biệt. Bởi những biểu hiện của nó tương tự như nhiều bệnh lý ở bộ phận sinh dục nam giới như giang mai, bệnh lậu.

Là hiện tượng viêm da, nổi mụn ngứa, nặng hơn là xuất hiện các vết lở loét, sưng đỏ có vảy nến, bong tróc da bìu ở bộ phận sinh dục. Bệnh có thể lan ra toàn bộ mông gây nên tình trạng đau rát, khó chịu cho người bệnh.

Chàm bìu là bệnh gì?
Chàm bìu là bệnh gì?

Nguyên nhân bệnh chàm bìu

Bệnh chàm bìu ở nam giới có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Căng thẳng tâm lý: Stress có thể gây ngứa ngáy vùng bìu, tạo ra tình trạng gãi và tổn thương da.
  • Tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm liên tục: Làm việc hoặc sống ở khu vực nhiệt đới, công nghiệp; mặc quần áo dày cũng làm tăng nguy cơ chàm bìu.
  • Tiếp xúc với chất kích ứng: Dầu diesel, dầu mỡ, và thuốc nhuộm trong quần áo có thể gây kích ứng.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Kháng khuẩn như neomycin và gentamicin có thể tạo ra phản ứng da.
  • Kích ứng do bao cao su: Có thể do chính cao su hoặc chất diệt tinh trùng nonoxynol gây ra.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu kẽm và riboflavin có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe khác: HIV và các loại nhiễm trùng khác cũng có thể là nguyên nhân của bệnh chàm bìu.

Triệu chứng bệnh chàm bìu

Chàm bìu là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, trong các nhóm bệnh chàm thì đây là căn bệnh có những triệu chứng đặc trưng và rõ ràng nhận diện nhất. Những triệu chứng của bệnh gồm:

  • Ngứa ngáy bộ phận sinh dục, hang, vùng bìu. Tình trạng ngứa dai dẳng, kéo dài, càng gãi càng ngứa.
  • Nổi nhiều mẩn đỏ với hình bầu dục hay hình tròn, nhìn giống hình đồng tiền.
  • Xuất hiện mụn nước li ti xung quanh các nốt tràm.
  • Da vùng sinh dục thẩm thấu mạnh, hay bị dị ứng.

Tác hại của bệnh chàm bìu

Những tác hại của bệnh đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh như:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn, biến chứng sẽ dẫn tới viêm tinh hoàn, làm suy giảm chất lượng tinh trùng hoặc có thể làm cho không có tinh trùng ở nam giới.
  • Có thể biến chứng và dẫn tới ung thư tinh hoàn
  • Gây nên thoát vị bẹn, ảnh hưởng đến khả năng lao động.
  • Viêm nhiễm da, gây nên chàm mãn tính, kéo dài dai dẳng.
  • Ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người bệnh: lo lắng, xấu hổ, tự ti, đau đớn, khó chịu,…

Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và sức khỏe sinh sản
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và sức khỏe sinh sản

Bệnh chàm bìu có lây không? Có nguy hiểm không?

Chàm bìu có lây không? Có nguy hiểm không? Là những thắc mắc mà người bệnh cần được giải đáp.

Nhìn chung, đây là căn bệnh da liễu nên khả năng lây lan vật lý là rất thấp nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Ở mức độ nặng bệnh có thể lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, theo như một số nghiên cứu gần đây thì khoảng 60% số người mắc bệnh do di truyền từ bố, mẹ.

Chàm bìu không nguy hiểm nếu bạn nhận biết sớm được căn bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để bệnh đến giai đoạn type 4 thì khả năng miễn dịch của cơ thể thấp, là tác nhân gây nên tình trạng hoại tử, ung thư tinh hoàn. Do đó, nếu thấy da bìu ở bộ phận sinh dục xuất hiện các biểu hiện bất thường nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn 3 cách điều trị bệnh chàm hiệu quả, phổ biến

Điều trị bệnh chàm bìu cần sự chăm sóc đều đặn và phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Chữa Bệnh Chàm Bìu Tại Nhà:

  • Lá Trà Xanh: Pha trà xanh và lau vùng da bị chàm bìu, hoặc thoa chút trà xanh đã nguội lên vết chàm.
  • Dùng Lá Ổi: Nghiền nhuyễn lá ổi và áp dụng lên vùng da bị chàm bìu, để trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  • Lá Trầu Không: Chứa các hợp chất chống vi khuẩn và chống viêm, giúp giảm ngứa và kích thích quá trình lành vết thương.
  • Mật Ong: Áp dụng một lớp mật ong mỏng lên vùng da bị chàm bìu, để khoảng 15-20 phút và sau đó rửa sạch.
  • Dầu Dừa: Thoa một lớp dầu dừa lên vùng da bị chàm bìu, massage nhẹ và để dầu thấm vào da. Rửa sạch sau khoảng 30 phút.
  • Nha Đam: Lấy gel từ lá nha đam và thoa lên vùng da bị chàm bìu, để khoảng 15-20 phút và sau đó rửa sạch.

Dùng Thuốc Tây Điều Trị:

  • Thuốc Bôi Có Chứa Steroid: Có thể giúp kiểm soát viêm nhiễm và ngứa, giảm sưng và đỏ.
  • Thuốc Kháng Histamin: Giúp giảm ngứa bằng cách ức chế histamin  chất gây kích ứng trong cơ thể.

 Lưu ý: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý tăng liều lượng khi không có sự hướng dẫn.

Quang Trị Liệu: Quang trị liệu có thể là một phương pháp hỗ trợ để giảm ngứa và kích thích sự lành vết thương.

Danh sách top 5 thuốc trị chàm bìu an toàn, hiệu quả

Dưới đây là một số thuốc thông thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh chàm bìu:

Thuốc uống trị chàm bìu:

  • Clorpheniramin: Là một loại thuốc chống dị ứng, có thể giúp giảm ngứa và một số triệu chứng dị ứng.
  • Thuốc corticosteroid (có thể dạng uống hoặc tiêm): Giảm viêm và ngứa, có thể được sử dụng trong trường hợp nếu có nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng histamin: Giảm phản ứng của cơ thể với histamin, giúp kiểm soát dị ứng và ngứa.
  • Erythromycin: Là một loại thuốc kháng sinh, được sử dụng khi có nhiễm trùng da.
  • Cephalosporin: Một nhóm thuốc kháng sinh, có thể được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng.

Nhóm thuốc trị chàm bịu dạng bôi:

  • Fucicort: Kết hợp giữa hydrocortisone (thuốc corticosteroid) và acid fusidic (chống nhiễm trùng), giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng.
  • Thuốc Hydrocortison: Là một loại thuốc corticosteroid dạng kem hoặc kem dưỡng, giúp giảm viêm, đỏ, và ngứa.
  • Thuốc Calcineurin: Một loại thuốc chống viêm không steroid, thường được sử dụng khi corticosteroid không phù hợp.
  • Thuốc trị chàm bìu Eumovate:  Chứa clobetasone butyrate, là một loại corticosteroid, giúp giảm viêm và ngứa.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Phân loại các cấp độ của bệnh

Theo như những nghiên cứu, đánh giá về mức độ tổn thương gây ra của bệnh, chàm bìu được phân chia thành 4 cấp độ, cụ thể như sau:

  • Type 1: Viêm cấp, nhẹ, khô. Da vùng sinh dục bị tổn thương rõ ràng, dễ dàng nhận diện với các vết đỏ, ngứa dữ dội và đau đớn. Tình trạng này kéo dài vài tuần, sau đó bong vảy và tự khỏi.
  • Type 2: Mãn tính, khô, mức độ nặng. Xuất hiện các vảy có màu đỏ tươi, vùng da tại bộ phận sinh dục nhợt nhạt, bong vảy, rát, ngứa. Có thể lan rộng ra vùng da dưới dương vật, đùi.
  • Type 3: Mãn tính, ẩm ướt. Toàn bộ vùng da bìu, mặt trong đùi ẩm ướt, mềm. Xuất hiện các mảng da trắng, rò rỉ nước, gây ra giãn mạch theo mô hình màng nhện, gây nên mùi hôi, khó chịu.
  • Type 4: Sưng loét, phù. Da bìu bị sưng, có dịch hay mủ chảy ra từ vết lở loét. Tình trạng đau đớn kéo dài và đau nặng hơn. Có thể gây nên tình trạng hoại tử tập trung, lan xuống vùng chân và bụng dưới.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp mọi thông tin về căn bệnh chàm bìu cũng như bài thuốc Đông y chữa bệnh. Mong rằng với những kiến thức trên người bệnh sẽ đẩy lùi được những tác hại xấu của bệnh, có một cuộc sống vui vẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo