Thực Phẩm Ngăn Ngừa Rạn Da

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Việc chăm sóc da và ăn uống đúng cách có thể giúp giảm thiểu tình trạng rạn da. Dưới đây là một số gợi ý:

Nhóm thực phẩm ngăn ngừa rạn da:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Thực phẩm như hải sản, thịt gia cầm, hạt bí ngô, hạt hạnh nhân, và đậu nành chứa nhiều kẽm, giúp duy trì độ đàn hồi của da.
  • Nhóm omega3: Cá hồi, hạt chia, hạt lanh, và dầu cá omega3 giúp cải thiện sức khỏe của da từ bên trong.
  • Nhóm protein: Thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt cá, đậu nành, và trứng cung cấp nguyên liệu xây dựng cho cấu trúc của da.
  • Nhóm vitamin A, E, C: Rau xanh, cà chua, cà rốt, hạt hạnh nhân, và dầu hạt giống lanh chứa nhiều vitamin A, E, C giúp bảo vệ và tái tạo tế bào da.
  • Bổ sung đủ nước: Việc uống đủ nước giúp da giữ ẩm và linh hoạt hơn, giảm nguy cơ rạn da.

Ăn gì dễ gây rạn da:

  • Đồ ăn ngọt: Đường có thể gây tổn thương da và làm mất độ đàn hồi.
  • Đồ ăn nhiều muối: Muối có thể gây sưng và giữ nước, tăng áp lực lên da.
  • Thức uống có cồn, nước ngọt: Cồn và nước ngọt: Cả hai có thể làm khô da, làm mất nước và độ đàn hồi của da.

Ngoài ra, việc duy trì cân nặng ổn định và thực hiện các bài tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của da. Đối với việc chăm sóc da, cũng nên sử dụng kem dưỡng da, dầu dưỡng da có chứa các thành phần dưỡng ẩm và tái tạo tế bào da.

Thực phẩm ngăn ngừa rạn da có những loại nào tốt là câu hỏi nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Rạn da là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc tăng cân nhanh, gây giảm thẩm mỹ, khiến nhiều chị em tự ti về ngoại hình. Bên cạnh việc sử dụng các loại kem dưỡng, dầu dưỡng, nhiều người cũng áp dụng thêm cách ăn uống khoa học để có thể hạn chế tối đa các vết rạn. Vậy cụ thể nên dùng những thực phẩm nào? Mời bạn đọc cùng Trung tâm da liễu Đông y theo dõi tìm hiểu.

Rạn da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Rạn da (tên tiếng Anh: Stretch marks) là hiện tượng cơ thể xuất hiện các đường rãnh song song nhau. Chúng có màu hồng đỏ, nâu tím và dần chuyển sang trắng bạc. Những vết rạn này thường tập trung chính ở một số bộ phận như mông, đùi, ngực. 

Tình trạng này xảy ra do các mô dưới da thiếu liên kết và bị đứt gãy. Cụ thể là collagen và elastin, 2 yếu tố quan trọng hỗ trợ cho da. Da bị kéo căng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vết rạn.

Theo một số nghiên cứu, phụ nữ mắc rạn da nhiều hơn so với nam giới. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này gồm: 

  • Phụ nữ mang thai (đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ): Da căng do tăng cân, phì một số bộ phận trên cơ thể. 
  • Người bị béo phì: Mỡ dư thừa tích tụ nhiều ở các vùng bụng, hông, ngực, mông. Các vết rạn sẽ xuất hiện ở những khu vực này
  • Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì: Hormone tăng trưởng đột ngột, tăng cân hoặc giảm cân bất thường.
  • Người tập thể hình: Tập luyện thường xuyên ở mức độ cao, đặc biệt những động tác căng cơ có thể gây rạn da. 

Có thể phân biệt các kiểu rạn da dựa vào nguyên nhân và sắc tố da từng trường hợp như sau: 

  • Vết rạn do mang thai, tăng cân (màu đỏ, hồng): Xuất hiện phổ biến ở phụ nữ 
  • Vết rạn do mắc các bệnh lý: Hội chứng Cushing, Marfan
  • Vết rạn có màu xám, đen: Xảy ra ở những người có làn da tối màu
  • Vết rạn có màu xanh đậm, tía:  Xảy ra ở những người có làn da màu sẫm 

Nhiều người phát hiện các vết rạn trên da và không biết lý do tại sao? Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, điển hình như sau: 

  • Khi mang thai: Những người bầu bí thường khó kiểm soát vấn đề cân nặng. Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều tăng cân. Đặc biệt ở vùng bụng, da bị rạn nhiều nhất. Tiếp đến là đùi và mông. Căng da ở những khu vực này là để đáp ứng cho thay đổi kích thước tử cung, bào thai, trọng lượng tăng ở toàn bộ cơ thể. 
  • Tuổi dậy thì: Độ tuổi có sự tăng trưởng và phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng. Thường thì tỷ lệ nữ giới bị rạn da sẽ cao hơn ở nam giới. Các vùng da bị tích mỡ ở đùi và ngực sẽ dễ bị rạn khi tăng cân. Chiều cao tăng quá nhanh thì các vết rạn sẽ xuất hiện ở phần trên khớp xương. 
  • Béo phì: Đối tượng béo phì hoặc tăng trưởng cân nặng đột ngột rất dễ phải đối mặt với tình trạng này. Khi đó, mỡ thừa tích tụ dưới da, đặc biệt các vùng da đùi, mông, bụng sẽ khiến da bị căng. 
  • Sử dụng thuốc: Dùng thuốc có chứa dẫn xuất Corticoid với liều lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến rạn da. Do lượng collagen trong cơ thể suy giảm. 
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như hội chứng Marfan, hội chứng Cushing, rối loạn tuyến thượng thận có khả năng gây ra rạn nứt da. Cụ thể, hội chứng Marfan sẽ khiến độ đàn hồi của da bị giảm, hội chứng Cushing làm cơ thể sản sinh ra nhiều hormone gây tăng cân, gãy các mô liên kết ở dưới da.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình, người thân có tiểu sử bị rạn da, rất có thể bạn sẽ mắc phải. Tuy nhiên, trường hợp này được ghi nhận với tỷ lệ thấp. 
  • Tập gym: Việc tập luyện nhiều trong thời gian dài hoặc quá sức sẽ khiến cho các vùng cơ bị căng. Điều này sẽ gây ra hiện tượng da bị rạn, đặc biệt ở các vùng căng cơ. 

Ngoài các yếu tố trên, bạn có thể bị suy yếu da do mắc bệnh mãn tính lâu ngày, phẫu thuật nâng ngực, giảm cân đột ngột,... cũng sẽ xuất hiện tượng rạn nứt da. 

Biểu hiện của rạn da rất dễ để nhận biết. Các vết rạn thường tập trung ở vùng bụng, mông, đùi của nữ giới, thắt lưng, bắp đùi, hông đối với nam giới. Một số dấu hiệu điển hình như sau: 

  • Các vệt dài, có màu trắng mờ, hồng nhạt, đỏ hoặc nâu tuỳ theo mức độ 
  • Ở các vết rạn, bạn sẽ cảm thấy ngứa nhẹ 
  • Khi sờ tay vào cảm thấy lõm, đối với trường hợp rạn nhẹ thì sẽ không thấy sự khác biệt này 
  • Các vết rạn bao phủ khắp khu vực da bị tác động, trông mất thẩm mỹ 

Tuỳ vào nguyên nhân và thời gian da bị rạn mà các dấu hiệu sẽ thay đổi, không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Cụ thể: 

  • Giai đoạn 1: Các vết rạn sau khoảng 1-2 năm đầu tiên, sẽ có màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu tím, tạo thành các đường song song với nhau và có ranh giới dạng lượn sóng .
  • Giai đoạn 2: Vết rạn đỏ dần teo lại, ở đường ranh giới không có lông và tuyến bã. 
  • Giai đoạn 3: Các vết rạn sẽ dần teo hẹp lại và mờ theo thời gian. 

Gợi ý top 6 nhóm thực phẩm ngăn ngừa rạn da

Thực phẩm ngăn ngừa rạn da có khá nhiều loại khác nhau, theo đó có thể phân chia thành một số nhóm cơ bản như sau:

Nhóm thực phẩm giàu kẽm

Kẽm tham gia vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể. Từ đó tăng cường các mô liên kết da, làm lành những tổn thương, giúp da luôn đàn hồi, có được sự săn chắc tốt. Vì vậy, bổ sung đủ kẽm sẽ giảm thiểu nguy cơ bị chùng nhão và rạn da.

Những thực phẩm chứa nhiều kẽm nên dùng gồm: Hải sản các loại, thịt gà, sữa, trứng, đậu Hà Lan, đậu phộng, bột yến mạch, đậu lăng, các loại hạt cải xoăn, đậu xanh,...

Nhóm thực phẩm ngăn ngừa rạn da omega 3

Omega 3 cho công dụng bảo vệ làn da khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, hạn chế kích ứng da, giảm mụn. Các tế bào da mới được hỗ trợ sản sinh, giảm viêm, giữ ẩm, tái tạo da an toàn.

Có thể bổ sung omega 3 tự nhiên thông qua các loại thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá mòi, hạt lanh, hạt chia, đậu nành,...

Nhóm protein

Collagen là một loại protein, chiếm khoảng 75% cấu tạo của làn da, có tác dụng giữ cho da luôn săn chắc, đàn hồi, hạn chế những tổn thương, vết rạn. Nếu cơ thể đủ protein sẽ ngăn ngừa rạn, làm mờ vết rạn và thâm khá tốt. Do đó, protein cũng thuộc vào nhóm thực phẩm ngăn ngừa rạn da quan trọng với mọi người.

Nên bổ sung nhiều protein bằng những loại thực phẩm gồm: Yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh, ức gà, trứng, cá ngừ, thịt bò, đậu lăng, tôm,...

thuc pham ngan ngua ran da
Nhóm thực phẩm ngừa rạn da protein

Thực phẩm ngăn ngừa rạn da vitamin D

Vai trò của vitamin D là hỗ trợ sản sinh ra các tế bào da khỏe mạnh, cản trở hoạt động của các bó sợi elastin hay liên kết collagen đứt gãy. Từ đó sẽ giảm nguy cơ tạo ra những vết rạn do mang thai, tăng cân quá nhanh.

Có thể nạp vitamin với những đồ ăn như: Cá hồi, tôm, nấm, lòng đỏ trứng, yến mạch, sữa đậu nành,...

Nhóm vitamin A, E, C

Những vitamin này trực tiếp tham gia vào sự phát triển của các tế bào da sau khi hình thành, bổ sung dưỡng chất để da có độ đàn hồi, độ ẩm tốt. Nhờ vậy có thể ngăn ngừa cũng như làm mờ rạn da dễ dàng.

Nên ăn nhiều thực phẩm: Khoai lang, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, rau chân vịt, dưa vàng, kiwi, quả bơ, dầu oliu,...

Bổ sung đủ nước

Để hạn chế các vết rạn da, ngoài ăn các thực phẩm có lợi cũng cần chú ý uống đủ nước hàng ngày. Nước lọc giúp giữ ẩm cho da, hạn chế khô rát, nhăn nheo. Nếu tốt hơn, có thể dùng trà thảo mộc để vừa cấp nước, vừa cấp các chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào da tốt hơn.

Ăn gì dễ gây rạn da?

Bên cạnh các thực phẩm ngăn ngừa rạn da, chị em cũng nên biết những nhóm thực phẩm có khả năng kích thích rạn da, khiến da có nhiều vết nứt đậm màu. Chi tiết gồm:

  • Đồ ăn ngọt: Các thực phẩm chứa nhiều đường dễ gây cản trở máu tới nuôi dưỡng tế bào da. Vì đường dễ làm xơ hóa động mạch, tăng mỡ máu, đặc biệt là các loại bánh kẹo chứa nhiều đường hóa học.
  • Đồ ăn nhiều muối: Dưa muối, cà muối, đồ ăn đóng hộp có chứa hàm lượng muối tương đối cao. Muối gây mất nước, làm nhăn da, dễ kích thích da bị rạn vì các mô tế bào đã bị phá hủy.
  • Thức uống có cồn, nước ngọt: Hàm lượng đường và các chất kích thích trogn những đồ uống này gây cản trở quá trình hình thành và tái tạo tế bào da, làm các tổn thương lâu lành, dễ bị phá hủy cấu trúc liên kết collagen.

thuc pham ngan ngua ran da
Nên hạn chế ăn đồ ngọt

Thực phẩm ngăn ngừa rạn da và những nhóm đồ ăn nào có hại đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Chị em hãy lưu lại để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc làn da, giữ da luôn mịn màng, săn chắc và đều màu hơn.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo