Bị Chàm Môi Kiêng Ăn Gì

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chàm môi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày để giúp chăm sóc và duy trì độ mềm mại của môi:

Bị chàm môi kiêng ăn:

  • Các Thực Phẩm Chế Biến Sẵn: Tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa hóa chất và chất bảo quản có thể kích thích tình trạng chàm môi.
  • Các Loại Hải Sản: Hạn chế hoặc tránh các loại hải sản, vì chúng có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ phát ban.
  • Kiêng Nội Tạng Động Vật: Hạn chế thực phẩm chứa nội tạng động vật, vì chúng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tăng cảm giác ngứa.
  • Kiêng Thịt Gà và Thịt Bò: Hạn chế thịt gà và thịt bò, vì chúng có thể chứa nhiều chất béo và protein có thể kích thích tình trạng chàm môi.
  • Kiêng Thực Phẩm Nhiều Gia Vị, Đồ Cay Nóng, Dầu Mỡ: Tránh thực phẩm chứa nhiều gia vị, đồ cay nóng, và dầu mỡ, vì chúng có thể làm kích thích da và làm tăng nguy  cơ kích ứng.
  • Đồ Uống Có Cồn, Gas: Hạn chế hoặc tránh đồ uống có cồn và nước ngọt có gas, vì chúng có thể làm khô môi và kích thích da.

Người Bị Bệnh Chàm Môi Nên Ăn:

  • Rau Xanh và Trái Cây: Tăng cường ăn rau xanh và trái cây để cung cấp dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe da.
  • Thực Phẩm Giàu Vitamin: Bao gồm thực phẩm giàu vitamin A, C, và E, như cà chua, cà rốt, cam, dâu, và hạt giống bí ngô, để hỗ trợ tái tạo tế bào da.
  • Thực Phẩm Giàu Kẽm: Bao gồm thực phẩm như hải sản, hạt bí ngô, và hạt óc chó, để hỗ trợ quá trình lành của da.
  • Thực Phẩm Giàu Omega3: Bao gồm cá hồi, chia seeds, và hạt lanh để giúp giảm viêm nhiễm và cung cấp dưỡng chất cho da.

Lưu ý: Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng da, nhưng quan trọng nhất là thảo luận với chuyên gia y tế để đảm bảo chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

Chàm môi là bệnh da liễu xuất hiện trên môi, có tên gọi khác là viêm môi vảy tiết hay viêm da môi. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là các mụn nước nhỏ, phần viền bị khô, bong vảy và có thể chảy máu. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh khó chịu, ngứa rát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động và việc ăn uống hằng ngày. Để quá trình điều trị diễn ra tốt nhất, người bệnh cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Vậy bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì để đẩy lùi bệnh, cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

Chàm môi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở cả môi trên và môi dưới. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bong tróc, đau rát ở môi. Bệnh không chỉ gây cản trở tới việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. 

Chàm môi có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của con người, không xuất phát từ các loại virus hay vi khuẩn. Vì vậy bệnh không có tính lây nhiễm từ người này sang người khác, ngay cả khi có tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, bệnh lại có xu hướng tái phát nhiều lần ngay cả khi những tổn thương trên môi đã biến mất.

Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở môi trên và môi dưới
Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở môi trên và môi dưới

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chàm môi, cụ thể như:

  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm môi nếu tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng như: Son, kem đánh răng, thuốc Tây y, thực phẩm,... 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có những người từng bị các bệnh lý như viêm da, chàm, hen suyễn,... thì tỷ lệ bạn mắc phải bệnh chàm môi là rất cao.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiến da môi bị khô nẻ. Nếu không dưỡng môi cẩn thận sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, đau rát.
  • Hormone trong cơ thể thay đổi: Sự thay đổi hormone trong cơ thể do mang thai, sinh con,... cũng là yếu tố dẫn đến bệnh chàm môi.
  • Tâm lý căng thẳng: Bệnh chàm môi sẽ bùng phát nếu người bệnh bị căng thẳng, stress kéo dài. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của bệnh.
  • Yếu tố khác: Bệnh chàm môi có thể do một vài nguyên nhân khác gây ra như: Thường xuyên liếm môi, tiền sử viêm da cơ địa, bị cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng lông động vật, HIV, giang mai, tiểu đường,...

Người bệnh bị chàm môi sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Môi khô, ửng đỏ.
  • Môi có vết nứt nẻ, đóng vảy.
  • Màu môi chuyển từ hồng hào sang nâu đỏ hoặc thâm sạm.
  • Xuất hiện tình trạng bong tróc da ở môi.
  • Môi bị viêm, mẩn đỏ, lở loét.
  • Có hiện tượng ngứa rát, nổi mụn nước, sưng đau.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả 2 môi sau đó lan ra xung quanh miệng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện của người bệnh. Vì vậy ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên gương mặt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Bệnh gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Bị chàm môi kiêng ăn gì?

Những người bệnh bị chàm môi nên kiêng ăn những thực phẩm sau:

Các thực phẩm chế biến sẵn

Việc tiêu thụ nhóm thực phẩm được chế biến sẵn có thể khiến môi bị kích ứng và tình trạng bệnh sẽ khó có thể có tiến triển tốt. Trong những đồ ăn được chế biến sẵn thường có chứa nhiều nhiều muối, khiến dây thần kinh ngoại biên của người ăn bị kích ứng và gây ra tình trạng chảy máu, loét môi.

Một vào loại thực phẩm được chế biến sẵn như: Xúc xích, các loại cá đóng hộp, xíu mại đóng hộp,...

Các loại hải sản

Dù là nhóm thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày nhưng khi gặp tình trạng chàm môi, người bệnh nên hạn chế nạp nhóm thực phẩm này. Hải sản có mùi tanh, tính lạnh, dễ gây ra tình trạng sưng tấy, mưng mủ ở vùng da bị tổn thương. Nếu ăn hải sản, tình trạng bệnh sẽ càng tệ đi, các nốt mụn nhỏ, tấy đỏ da xuất hiện ngày một nhiều khiến bạn khó chịu, ngứa ngáy.

Trong trường hợp nặng, việc ăn hải sản sẽ gây viêm lan rộng và nhiễm trùng da. Một vài loại hải sản có thể kể đến như ốc, tôm, cua , cá biển, mực, bạch tuộc,...

Hải sản có tính lạnh, dễ gây ra tình trạng sưng tấy, mưng mủ
Hải sản có tính lạnh, dễ gây ra tình trạng sưng tấy, mưng mủ

Kiêng nội tạng động vật

Nội tạng động vật là nơi chứa nhiều chất độc và khi ăn chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Tình trạng chàm môi cũng từ đó mà trở nên nghiêm trọng hơn. Với trường hợp cơ địa nhạy cảm sẽ có thể thấy ngứa, khó chịu, rát môi ngay sau khi ăn. Gan, lòng, dạ dày,.... của lợn, bò, gà là những thực phẩm cần kiêng không nên sử dụng.

Kiêng thịt gà và thịt bò

Thịt gà và thịt bò là hai loại thịt cung cấp rất nhiều protein có nhiệm vụ thúc đẩy tăng sinh tế bào. Tuy sở hữu ưu điểm là vậy nhưng vô tình lại khiến vết chàm môi bị kích ứng, ngứa ngáy và thậm chí là mưng mủ. Người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, mức độ sẽ ngày càng tăng dần nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

Kiêng thực phẩm nhiều gia vị, đồ cay nóng, dầu mỡ

Khi ăn những thực phẩm có chứa nhiều gia vị như ớt, tỏi, hành, gừng, tiêu,.. sẽ khiến phần da bị tổn thương kích ứng nặng hơn. Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng sẽ khiến tuyến bã nhờn được kích thích và gây bít tắc lỗ chân lông.

Lúc này, môi có thể bị loét, ngứa và khó chịu, nặng hơn nữa là tình trạng đau nhức, viêm nhiễm. Thời gian điều trị sẽ tăng và có thể để lại sẹo dù đã khỏi bệnh.

Đồ uống có cồn, gas

Những đồ uống có cồn, gas như rượu bia, nước ngọt không chỉ khiến men gan suy yếu, khả năng thải độc tố suy giảm mà còn tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, khiến vết chàm môi lan rộng. Theo các bác sĩ da liễu cho biết, những người có thói quen uống những nước uống chứa cồn, gas sẽ có tỷ lệ mắc chàm môi cao, bệnh sẽ mất một thời gian dài để điều trị.

Đồ uống có cồn, gas khiến tình trạng da tệ đi
Đồ uống có cồn, gas khiến tình trạng da tệ đi

Người bị bệnh chàm môi nên ăn gì?

Để kiểm soát tình trạng bệnh, bạn nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau:

Rau xanh và trái cây

Các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng chất tốt cho cơ thể. Có tác dụng chống oxy hóa, kháng histamine mạnh mẽ, giúp giảm viêm hiệu quả. Các vết chàm môi cũng từ đó sẽ dịu đi và giúp ngăn ngừa tái phát. Một số loại rau xanh nên bổ sung vào thực đơn của người bị bệnh chàm môi như: Súp lơ xanh, rau ngót, rau bina, cải bắt tím, cải đường, quả đu đủ, cam, kiwi,...

Thực phẩm giàu Vitamin

  • Vitamin A: Bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin A sẽ làm hạn chế quá trình viêm, tăng sản xuất kháng thể, hệ miễn dịch được củng cố từ đó bệnh chàm môi sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Một vài loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A như: Dưa hấu, đu đủ, cà rốt, khoai lang, ớt chuông, bông cải xanh,...
  • Vitamin B: Giúp phát triển quá trình trao đổi chất, tăng phân chia cũng như phát triển tế bào sa, giúp vết thương nhanh phục hồi. Vitamin B thường có nhiều trong chuối, cà chua, rau lá xanh, trứng, ngũ cốc, bí đỏ,...
  • Vitamin C: Giúp chống oxy hóa, tái tạo collagen, thuyên giảm bệnh viêm da và mờ sẹo. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như cam, bưởi, kiwi, ổi, chanh,....
  • Vitamin E: Giúp bảo vệ da đồng thời làm ẩm, mềm da. Hạt hướng dương, hạnh nhân, giá đỗ, dầu olive, bơ, rau chân vịt,...

Thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm chứa kẽm sẽ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh chàm môi. Khoáng chất trong kẽm sẽ giúp cơ thể sản sinh tế bào, thời gian phục hồi môi được rút ngắn, ngăn vết chàm lan rộng ra nhiều vị trí trong cơ thể. Người bệnh có thể bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm như: bột yến mạch, các loại hạt, thịt lợn, gạo lứt, chocolate đen,... Lưu ý rằng, người bệnh chỉ nên bổ sung lượng kẽm vừa đủ không quá 30mg kẽm mỗi ngày, nếu quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề xấu với sức khỏe.

Thực phẩm chứa kẽm sẽ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh chàm môi
Thực phẩm chứa kẽm sẽ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh chàm môi

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 có công dụng giúp kiểm soát lượng dầu nhờn trên da, kháng viêm nhờ khả năng ức chế sự hình thành và phá. Một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh chàm môi có thể do thiếu hụt các axit béo cần thiết trong cơ thể. Những loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 có thể kể đến như cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá mòi,...

Một số lưu ý trong quá trình điều trị chàm môi

Người bệnh cần chú ý những yếu tố dưới đây trong khẩu phần ăn hằng ngày.

  • Người bệnh không nên kiêng tuyệt đối cũng như thường xuyên ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào. Hãy cân bằng chúng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
  • Lượng muối ăn hằng ngày cần giảm bớt, nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến thần kinh ngoại biên bị kích ứng. Không những vậy, thận cũng sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
  • Nếu vết chàm môi có dấu hiệu sưng đỏ, xuất tiết thì người bệnh nên hạn chế ăn súp, cháo, canh, những đồ ăn chứa nhiều nước.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa, giúp da không bị khô, nứt nẻ.
  • Việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày cũng sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, đủ năng lượng để giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.

Qua bài viết này, chắc hẳn người bệnh đã nắm được bị chàm môi kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh mau khỏi. Hãy theo dõi quá trình thay đổi của bệnh, nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo