Thuốc trị chàm môi
Dưới đây là mô tả về 8 loại thuốc trị chàm môi, bao gồm công dụng và một số thông tin về chúng:
- Cephalosporin: Thuộc nhóm kháng sinh, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn trên môi.
- Betamethasone: Một loại corticosteroid, giúp giảm viêm và ngứa trên da môi.
- Salicylic: Có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp làm dịu và làm mềm môi.
- Eucrisa: Là một loại kem chứa crisaborole, được thiết kế để giảm viêm và ngứa, đặc biệt hiệu quả đối với bệnh chàm môi nhẹ đến trung bình.
- Corticosteroid: Là một nhóm thuốc chống viêm, giúp kiểm soát và giảm viêm trên da môi.
- Chlorpheniramine: Là một loại thuốc chống histamine, giúp giảm ngứa và kích ứng trên môi.
- Cetirizine: Là một loại thuốc chống histamine, giúp giảm ngứa và mẫn cảm trên da môi.
- Dupilumab: Một loại thuốc chống dị ứng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nặng hoặc không phản ứng với các phương pháp điều trị khác.
Lưu ý: việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần được sự kê đơn bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị chàm môi.
Chàm môi là bệnh da liễu khá phổ biến, còn được gọi với cái tên khác như viêm da môi, viêm môi có vảy tiết. Với mức độ nhẹ, môi sẽ gặp tình trạng khô, nứt nẻ, bong tróc và bị ngứa. Đối với trường hợp nặng, quanh miệng sẽ có các phản ứng viêm gây đỏ da, phù nề, loét, mụn nước,... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như yếu tố di truyền, môi trường, thói quen, lối sống của người bệnh. Để tìm ra thuốc trị chàm môi tốt nhất, hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về chàm môi
Chàm môi là căn bệnh da liễu với những vết thương xuất hiện ở cả môi trên và môi dưới. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bong tróc, đau rát ở môi. Bệnh không chỉ gây cản trở tới việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
Chàm môi có liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của con người, không xuất phát từ các loại virus hay vi khuẩn. Vì vậy bệnh không có tính lây nhiễm từ người này sang người khác, ngay cả khi có tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, bệnh lại có xu hướng tái phát nhiều lần ngay cả khi những tổn thương trên môi đã biến mất.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chàm môi, cụ thể như:
- Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm môi nếu tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng như: Son, kem đánh răng, thuốc Tây y, thực phẩm,...
- Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có những người từng bị các bệnh lý như viêm da, chàm, hen suyễn,... thì tỷ lệ bạn mắc phải bệnh chàm môi là rất cao.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiến da môi bị khô nẻ. Nếu không dưỡng môi cẩn thận sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu, đau rát.
- Hormone trong cơ thể thay đổi: Sự thay đổi hormone trong cơ thể do mang thai, sinh con,... cũng là yếu tố dẫn đến bệnh chàm môi.
- Tâm lý căng thẳng: Bệnh chàm môi sẽ bùng phát nếu người bệnh bị căng thẳng, stress kéo dài. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của bệnh.
- Yếu tố khác: Bệnh chàm môi có thể do một vài nguyên nhân khác gây ra như: Thường xuyên liếm môi, tiền sử viêm da cơ địa, bị cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng lông động vật, HIV, giang mai, tiểu đường,...
Người bệnh bị chàm môi sẽ có những triệu chứng như sau:
- Môi khô, ửng đỏ.
- Môi có vết nứt nẻ, đóng vảy.
- Màu môi chuyển từ hồng hào sang nâu đỏ hoặc thâm sạm.
- Xuất hiện tình trạng bong tróc da ở môi.
- Môi bị viêm, mẩn đỏ, lở loét.
- Có hiện tượng ngứa rát, nổi mụn nước, sưng đau.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả 2 môi sau đó lan ra xung quanh miệng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện của người bệnh. Vì vậy ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên gương mặt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Tiêu chí lựa chọn thuốc trị chàm môi?
Khi lựa chọn thuốc trị chàm môi, có một số tiêu chí quan trọng mà người bệnh cần lưu ý để đảm bảo quá trình điều trị thuận lợi nhất:
Dựa vào tác nhân gây bệnh
Việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh chàm môi là yếu tố quan trọng để lựa chọn loại thuốc nên sử dụng. Nếu bạn thường xuyên tái phát chàm môi, bác sĩ có thể đề xuất một liệu pháp kiểm soát tái phát, bao gồm cả việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị cụ thể.
Thời gian bắt đầu điều trị
Ngay khi quan sát thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ được được thăm khám và kê liều thuốc sử dụng. Việc bắt đầu điều trị nhanh chóng có thể giảm thời gian và cường độ của cơn chàm môi.
Tình trạng sức khỏe
Nếu có sức khỏe yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc mắc các bệnh lý nền, người bệnh sẽ cần có một quy trình điều trị đặc biệt. Trong trường hợp người bệnh đang mang thai hoặc đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến với bác sĩ về loại thuốc và liệu pháp an toàn cho thai phụ và em bé.
Sử dụng thuốc phù hợp với cơ địa
Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Nên tuân thủ đúng liều lượng và kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo hiệu quả của điều trị.
8 loại thuốc trị chàm môi hiệu quả
Dưới đây là danh sách những loại thuốc trị chàm môi hiệu quả, được bác sĩ khuyên dùng:
Cephalosporin
Loại thuốc này thuộc dạng thuốc kháng sinh có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trên da. Giúp đẩy lùi tình trạng chàm môi, tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Điều quan trọng là người bệnh cần sử dụng theo đúng liệu lượng, hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Thành phần chính: Cephalosporin, ở các thế hệ khác nhau của sản phẩm sẽ có những thành phần cụ thể riêng.
Công dụng:
- Giảm đau rát, khó chịu trên phần da bị tổn thương.
- Chống nhiễm trùng da, vi khuẩn kháng thuốc.
- Viêm màng não cùng các bệnh nhiễm trùng khác.
Cách sử dụng:
- Người bệnh có thể uống trực tiếp, trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
- Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khi uống thuốc như sốt, buồn nôn, tiêu chảy,...
- Nếu có tiền sử bị suy thận, gặp vấn đề về chuyển hóa hay dị ứng với hoạt chất Cephalosporin, không nên sử dụng thuốc.
Giá bán tham khảo: Khoảng 5.000 – 10.000 đồng/viên thuốc.
Betamethasone
Đây là loại thuốc có chứa corticosteroid tổng hợp, được sử dụng nhằm giảm các phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các triệu chứng sưng tấy, dị ứng cũng được đẩy lùi trong thời gian ngắn.
Thành phần chính: Betamethasone, những tá dược khác như dexlacyl, cordermal,… với hàm lượng vừa đủ.
Công dụng:
- Điều trị chàm môi.
- Các bệnh về da như vảy nến, viêm da tiếp xúc, tróc vảy.
- Phát ban đỏ, sẹo lồi, thương tổn thâm nhiễm khu trú.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh sạch vùng da bị chàm môi, lau khô, sử dụng đều đặt tới khi bệnh thuyên giảm.
- Bôi một lượng thuốc vừa đủ khoảng 0,25 – 0.5mg/ngày (trong trường hợp nhẹ) lên vùng da bị tổn thương. Người bệnh cần điều chỉnh để phù hợp với tình trạng bệnh.
- Không sử dụng thuốc nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Giá bán tham khảo: 35.000 – 40.000 đồng/tuýp.
Salicylic
Salicylic được sử dụng theo dạng kem bôi chuyên để điều trị bệnh chàm da. Khi sử dụng kiên trì đều đặn, tình trạng khô da sẽ được cải thiện, giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Thành phần chính: Là thành phần của thuốc kháng viêm không chứa steroid.
Công dụng:
- Điều trị tình trạng chàm môi.
- Bệnh vảy nến toàn thân, da tróc vảy.
- Tăng tiết bã nhờn trên da, tránh viêm da.
- Giảm mụn trứng cá, mụn cóc ở chân, mụn cơm.
- Mờ sẹo và các vết chai sạn trên da.
- Đẩy lùi tình trạng dày sừng ở gan bàn tay và chân.
Cách sử dụng:
- Người bệnh cần làm sạch vùng da bị tổn thương, thấm sạch lại với khăn mềm để khô nước.
- Thoa một lượng kem vừa đủ lên da với tần suất 2-4 lần/ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
- Khi dùng thuốc, người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng ngoài da.
Giá bán tham khảo: Khoảng 100.000 VNĐ/tuýp.
Eucrisa
Eucrisa là một loại thuốc được nhiều khách hàng tin dùng để điều trị tình trạng chàm môi. Thuốc là dạng mỡ bôi, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng tái tạo da hiệu quả, sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện nhanh chóng.
Thành phần chính: Crisaborole, các tá dược khác, đảm bảo không chứa steroid.
Công dụng:
- Sử dụng cho các vùng da khô, bị vảy nến bong tróc, ngứa rát.
- Tái tạo da, cải thiện vùng da bị chàm.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, người bệnh nên vệ sinh thật kỹ càng vùng da bị chàm môi, thấm khô bằng khăn bông sạch.
- Lấy một lượng kem vừa đủ và thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Để thuốc thấm đều và không cần rửa lại với nước.
- Người bệnh có thể sử dụng với tần suất 2 lần/1 ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng nhất.
- Hãy ngưng sử dụng nếu tình trạng da đã khỏi.
- Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rát, bỏng, sưng đỏ.
Giá bán tham khảo: 15.000.000 đồng/tuýp 60g.
Corticosteroid
Corticosteroid là loại thuốc trị chàm môi được sử dụng phổ biến, dành cho trường hợp da bị viêm nhiễm nặng. Người bệnh sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài để có thể thấy được hiệu quả của sản phẩm.
Thành phần chính: Medrol, các tá dược vừa đủ và không chứa steroid.
Công dụng:
- Cải thiện các vấn đề về viêm da, đỏ da, dị ứng.
- Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm chuyển biến nặng hơn.
- Điều trị viêm khớp, hen suyễn.
Cách sử dụng:
- Thuốc được bào chế theo dạng nén, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì hay chỉ định của bác sĩ trước khi uống.
- Liều lượng dành cho người trưởng thành là 0,25-7,2mg/ngày. Người cao tuổi và trẻ em sẽ sử dụng với liều lượng thấp hơn.
Giá bán tham khảo: 100.000 – 200.000 đồng/sản phẩm.
Clorpheniramin
Clorpheniramin là một loại sản phẩm thuộc nhóm kháng histamin H1. Thuốc giúp cải thiện bệnh chàm môi cùng các bệnh lý ngoài da khác. Khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng do chàm môi gây ra và đồng thời khắc phục cả các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc,....
Thành phần chính: Clorpheniramin, các tá dược vừa đủ.
Công dụng:
- Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Các bệnh về da như nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng,...
- Bệnh viêm mũi vận mạch do histamin, bệnh viêm kết mạc dị ứng.
- Dị ứng bởi thức ăn, phản ứng trong huyết thanh.
- Điều trị các vết do côn trùng đốt, giảm ngứa ở những người bệnh bị sởi hay là thủy đậu.
Cách sử dụng:
- Người bệnh dùng để uống sau bữa ăn, liều lượng của từng người bệnh, độ tuổi, mức độ nặng nhẹ sẽ thay đổi khác nhau.
- Trẻ em từ 2 – 6 tuổi sử dụng 6mg thuốc/ngày.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi dùng 12mg/ngày.
- Trẻ vị thành niên và người trưởng thành dùng liều 24mg/ngày.
- Thuốc có thêm đem tới các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn,...
- Người bệnh gặp tình trạng đau dạ dày, bệnh hen hoặc tá tràng, người đang mang bầu, cho con bú,... không nên sử dụng thuốc
Giá bán tham khảo: Khoảng 30.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ
Cetirizine
Cetirizine là một loại thuốc kháng histamine được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng về da. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine, một chất mà cơ thể tạo ra trong phản ứng dị ứng. Thuốc được chỉ định với người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Thành phần chính: 10mg Cetirizine Dihydrochloride, một số tác dược khác với hàm lượng vừa đủ.
Công dụng:
- Giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, mũi, hắt hơi.
- Điều trị bệnh chàm da, nổi mề đay và ngứa.
Cách sử dụng:
- Trẻ em trên 6 tuổi hoặc người trưởng thành mỗi ngày uống từ 5 – 10mg theo tình trạng bệnh lý.
- Sử dụng thuốc với nước ấm để thuốc có thể phát huy hết tác dụng.
- Người bệnh có tiền sử bị gan, thận nên giảm một nửa liều dùng so với người bình thường.
- Tác dụng phụ có thể gặp phải là bị khô miệng, mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, hạ đường huyết,....
Giá bán tham khảo: 25.000 – 30.000/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Dupilumab
Dupilumab là một biệt dược thuộc dòng kháng thể đơn dòng. Đây là loại thuốc tiêm được sử dụng để trị bệnh chàm ở mức độ từ trung bình đến nặng. Dạng thuốc tiêm này chỉ dành cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn.
Thành phần chính: Chất ức chế Interleukin.
Công dụng:
- Điều trị viêm da dị ứng, chàm môi từ trung bình đến nặng ở các bệnh nhân không thể sử dụng thuốc uống hay bôi ngoài da.
- Điều trị bệnh hen suyễn, ngăn ngừa phát cơn và cải thiện nhịp thở của người bệnh.
Cách sử dụng:
- Người bệnh nên sử dụng 600 mg (tức là hai lần tiêm 300 mg) tiêm dưới da (SC) một lần, và sau đó 300 mg SC cách tuần.
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám và tiêm trực tiếp thuốc vào cơ thể người bệnh.
- Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người già.
Giá bán tham khảo: Khoảng 30 triệu đồng/mũi tiêm.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị chàm môi
Để không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề sau:
- Tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng của bác sĩ, không tự ý kết hợp thuốc, thay đổi liệu trình nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
- Người bệnh nên tìm mua thuốc tại các cửa hàng uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Đọc kỹ các thành phần của thuốc trước khi uống, tránh tình trạng dị ứng. Khi thấy có các dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Trước khi sử dụng thuốc bôi, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da và thoa thuốc đều đặn.
- Tránh cho vùng da bị tổn thương tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi, ánh nắng,....
- Có chế độ ăn uống phù hợp, uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng vết thương ngày càng lan rộng.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm dưỡng, son môi chứa chì trong thời gian điều trị bệnh.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ, nghỉ đủ thời gian, hạn chế căng thẳng quá độ.
Trên đây là những loại thuốc trị chàm môi hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng tình trạng của bạn sẽ được cải thiện khi sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu nào xảy ra, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!