Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Hết? Cần Lưu Ý Gì?
Nổi mề đay trên da là một trong những hiện tượng khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Không chỉ vậy, tình trạng này rất dễ tái diễn và chuyển biến sang giai đoạn mãn tính hoặc viêm nếu không được xử lý kịp thời và phù hợp. Vậy thì bị nổi mề đay bao lâu mới hết bệnh và cần lưu ý gì trong quá trình giải trừ bệnh để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, hạn chế bùng phát? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này.
Bị nổi mề đay bao lâu thì hết?
Bị nổi mề đay bao lâu thì hết là thắc mắc chung của nhiều người, thậm chí là cả những người không bị bệnh. Tuy nhiên đây lại là một câu hỏi khó có thể đưa ra một mốc thời gian cụ thể để xử lý hết bệnh. Bởi lẽ với mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ cần có thời gian xử lý khác nhau, nếu bệnh mức độ nhẹ thì có thể xử lý trong thời gian ngắn, còn với những trường hợp nặng sẽ khó kiểm soát hơn, thời gian xử lý cũng sẽ kéo dài hơn. Cụ thể:
Nổi mề đay bao lâu thì hết?
Đây là giai đoạn đầu của bệnh, các nốt mẩn đỏ gây ngứa mới bắt đầu xuất hiện trên da, mật độ ít và chưa có dấu hiệu lan sang nhiều khu vực. Thông thường, với hiện tượng này sẽ được xác định nguyên nhân do dị ứng hoặc có tác động tự yếu tố môi trường gây nên. Với tình trạng này tùy vào cơ địa từng người mà các triệu chứng bệnh giảm dần và hết sau vài giờ hoặc 1-2 ngày.
Với những trường hợp nổi mề đay này người bệnh không cần quá lo lắng đến vấn đề nổi mề đay bao lâu thì hết, hay lo sợ các triệu chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến da của mình. Bởi những tác động thường không quá nghiêm trọng và người bệnh có thể tự hết bằng các bài thuốc dân gian tại nhà.
Tìm hiểu thêm: Bệnh mề đay cấp là gì? Nguyên nhân và cách xử lý tối ưu
Với tình trạng bệnh mãn tính, nổi mề đay bao lâu thì hết?
Ở giai đoạn mãn tính, bệnh thường có xu hướng kéo dài dai dẳng, dễ dàng bùng phát. Lúc này các triệu chứng bệnh cũng có biểu hiện nghiêm trọng hơn, theo đó người bệnh cũng sẽ cần khoảng thời gian xử lý lâu hơn, khoảng 3 – 6 tháng trở lên.
Tỷ lệ để bệnh biến mất ở giai đoạn mãn tính thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn cấp tính. Do đó, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân, tìm đúng thuốc và có phương pháp giải quyết phù hợp. Để việc loại bỏ mề đay đạt kết quả cao, thời gian xử lý ngắn tốt nhất bạn cần thăm khám và thực hiện theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Mề đay mãn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý
Với tình trạng di truyền, nổi mề đay bao lâu mới hết?
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, mề đay có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, với tình trạng mề đay do di truyền việc giải trừ bệnh là rất khó khăn. Các triệu chứng mẩn ngứa sẽ xuất hiện thường xuyên và việc sử dụng các loại thuốc xử lý chỉ có tác dụng xoa dịu, hỗ trợ giảm cơn ngứa tạm thời.
Hơn nữa, tình trạng bệnh cũng dễ bị di truyền sang những thế hệ sau. Do vậy, giải pháp tối ưu cho những người bệnh trong trường hợp này cần có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, khó chịu.
Những lưu ý khi điều trị bệnh
Như vậy, nổi mề đay bao lâu thì hết phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Từ tình trạng bệnh, yếu tố cơ địa, phương pháp xử lý cho đến các biện pháp chăm sóc đều quyết định đến quá trình giải trừ bệnh. Do vậy để kiểm soát tốt các triệu chứng, người bệnh có thể thực hiện một số gợi ý dưới đây:
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Trong dân gian, từ xa xưa đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc có tác dụng xử lý bệnh mề đay. Những bài thuốc này chủ yếu sử dụng các loại thảo dược lành tính, có sẵn trong tự nhiên và có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ giảm dần cơn ngứa.
Một số thảo dược thường dùng để loại bỏ mề đay có thể kể đến như: Tía tô, kinh giới, lá trầu không, lá khế, lá hẹ,… Các loại lá này sẽ được chế biến thành nhiều bài thuốc khác nhau như thuốc bôi, thuốc đắp, đun nước tắm, nước uống, xông hơi giúp giảm thiểu mề đay. Những bài thuốc này thường có tác dụng lâu dài nên nếu người bệnh kiên trì thực hiện thì các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa trên da giảm dần và không bị lây lan.
Các bài thuốc dân gian phù hợp sử dụng cho những trường hợp đang ở giai đoạn nhẹ, cấp tính. Còn với những trường hợp đã ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng bệnh ở mức độ nghiêm trọng thì cần đến cơ sở y tế để khám và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc Tây y
Đây là giải pháp được nhiều bác sĩ khuyên người bệnh nên lựa chọn để đẩy lùi tình trạng mề đay của mình. Các loại thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng, hạn chế nguy cơ bệnh mãn tính hoặc biến chứng.
Tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ khám và kê đơn, chỉ định dùng các nhóm thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm sao cho phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất. Một số thuốc xử lý mề đay thường dùng bao gồm: Thuốc chứa thành phần corticoid, thuốc kháng histamin,…
Việc dùng thuốc Tây y mang để kiếm soát và loại trừ mề đay mang lại kết quả rất tích cực. Tuy nhiên người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc và xử lý tại nhà, việc làm này có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn và tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
Kết hợp xử lý với chăm sóc và bảo vệ da
Chăm sóc da đúng cách, bảo vệ da hàng ngày là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến vấn đề nổi mề đay bao lâu thì hết. Theo đó, muốn bệnh mau hết, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Chăm sóc, vệ sinh da bằng nước sạch hàng ngày, giữ cho da khô thoáng, tránh để da tiếp xúc bụi bẩn, hóa chất hay các tác nhân gây dị ứng
- Không chà xát mạnh, gãi xước những vùng da bị mẩn ngứa mề đay. Bởi nếu trên da có vết thương hở sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh, đồng thời cũng làm cho mẩn ngứa dễ viêm hơn
- Nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất có lợi để tăng cường sức đè kháng, cải thiện sức khỏe làn da và hỗ trợ cho việc loại bỏ mẩn ngứa mề đay
- Người bệnh không sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng da
- Giữ tình thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học, ăn ngủ đủ giấc và tập thể thao hàng ngày
- Không được tự ý sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước để xử lý nhanh hết và an toàn hơn
- Kiên trì xử lý và thực hiện các biện pháp chăm sóc da hàng ngày để rút ngắn thời gian xử lý
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc nổi mề đay bao lâu thì hết. Thời gian lành bệnh được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Do vậy, muốn bệnh mau hết thì trước hết phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên tình trạng nổi mẩn ngứa, cơ địa của bản thân mà đưa ra phương pháp tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!