Nổi Mề Đay Ở Tay Chân: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tối Ưu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nổi mề đay ở tay chân là một trong những bệnh da liễu không hiếm gặp, hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Cách xử lý ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm lời giải đáp cụ thể, từ đó có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nổi mề đay ở tay chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay ở tay chân là một trong những dạng tổn thương da khá phổ biến, với đặc trưng phổ biến là xuất hiện các đốm đỏ hoặc hồng với nhiều kích thước khác nhau, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng nổi mề đay có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh tay, ngón tay, ngón chân hoặc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Nổi mề đay ở tay chân là một trong những dạng tổn thương da khá phổ biến
Nổi mề đay ở tay chân là một trong những dạng tổn thương da khá phổ biến

Nổi mề đay ở tay hay ở chân không quá nguy hiểm, đây cũng không phải là bệnh nan y đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống và công việc. Hơn nữa, mề đay có thể lan rộng ra nhiều cùng da khác hoặc xuất hiện tại đường thở, cũng có những trường hợp mề đay gây sốc phản vệ, khó thở, nếu không được cấp cứu nhanh có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, dù là mề đay ở chân, ở tay hay ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng cần được thăm khám và can thiệp sớm.

Tại sao lại bị nổi mề đay ở tay, chân?

Hiện tượng nổi mề đay ở tay, chân được xác định là do phản ứng của cơ thể với các tác nhân kích thích, theo đó một số yếu tố được xem là tác nhân khởi phát bệnh bao gồm:

  • Do dị ứng: Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm, bụi bẩn, thời tiết, thức ăn… thì sẽ xảy ra phản ứng dị ứng. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng ra các chất trung gian và các chất này sẽ làm xuất hiện các biểu hiện của bệnh mề đay ở trên bề mặt da. 
  • Căng thẳng, stress: Đây cũng là một trong những yếu tố có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương làm suy giảm hệ miễn dịch. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh lý da liễu xuất hiện, trong đó có cả bệnh nổi mề đay.
  • Hệ quả của bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng cấp như bệnh sởi, sốt phát ban, viêm họng cấp… sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay. Tuy nhiên các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu hết bệnh.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Hiện tượng này sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích nghi và dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở chân, tay và nhiều vị trí khác trên cơ thể như mề đay ở mặt, môi. Với nguyên nhân này, bệnh sẽ thường gặp ở thời điểm giao mùa và có tính chất chu kỳ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện hay thuốc kháng sinh cũng có thể gây dị ứng nổi mề đay trên da.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố trên thì một số tác nhân gây khởi phát các triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: tình trạng gan không chuyển hóa được rượu, bia; Lupus ban đỏ, tiểu đường type 1,…
Căng thẳng, stress là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng mề đay
Căng thẳng, stress là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng mề đay

Các triệu chứng thường gặp của bệnh

Nổi mề đay có hình thái tổn thương rất đa dạng, thường phụ thuộc vào cơ địa, nguyên nhân, độ tuổi và giai đoạn bệnh mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ngoài những biểu hiện đặc trưng thì với hiện tượng nổi mề đay ở tay, chân còn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Xuất hiện các đốm đỏ nhỏ ở cánh tay lòng bàn tay, chân, các ngón tay, ngón chân…
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Một số trường hợp nổi mề đay có thể bị viêm sưng và phù mạch
  • Có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như sưng môi, đau họng và sưng mí mắt
  • Những tổn thương trên da do mề đay thường có xu hướng bùng phát mạnh và mức độ ngứa ngáy, khó chịu sẽ tăng lên nếu gặp phải những tác nhân gây dị ứng.

Các biện pháp xử lý nổi mề đay ở tay, chân

Hiện tượng nổi mề đay nói chung, nổi mề tay ở bàn tay, chân nói riêng có thể tự thuyên giảm sau một vài giờ hoặc một vài ngày mà không cần can thiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những hiện tượng như nổi mề đay ở cánh tay hay nổi mề đay ở lòng bàn tay có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mề đay mãn tính. Vậy nên, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp giải quyết để ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra. Theo đó, người bệnh hoặc người thân có thể áp dụng một số cách xử lý dưới đây:

Đối với tình trạng bệnh nhẹ

Với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của bệnh chưa lan rộng thì người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: Các thuốc này có tác dụng gây ức chế việc giải phóng chất gây dị ứng histamin từ đó hỗ trợ làm giảm ngứa và nổi mày đay.
  • Chườm lạnh: Dưới tác dụng của nhiệt độ lạnh các mạch máu dưới da có thể co lại, giúp da cũng bớt đỏ và sưng, giảm ngứa ngáy.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Thực hiện bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày lên vùng da nổi mề đay sẽ giúp dịu da, bớt căng bóng da, giảm các nốt mề đay.
  • Bổ sung vitamin C: Bằng cách này bạn có thể tăng khả năng miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm hơn.
  • Uống nhiều nước: Đảm bảo cung cấp đủ 2 – 3 lít nước hàng ngày giúp duy trì độ ẩm của da, đồng thời hỗ trợ giảm ngứa, giảm sưng viêm.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ lá khế, lá đơn đỏ hoặc lá tía tô để loại bỏ mề đay ở tay, chân.
Bổ sung vitamin C là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng của bệnh
Bổ sung vitamin C là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng của bệnh

Xử lý nổi mề đay ở chân, tay có mức độ nặng

Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, các triệu chứng của bệnh lan rộng ra các vị trí khác trên cơ thể, gây ngứa dữ dội. Kèm theo đó là các triệu chứng như phù, tim đập nhanh, mạnh, khó thở, khi đó bạn nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Với trường hợp này, thì bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống viêm có thành phần là corticoid: Có thể sử dụng dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để hạn chế tình trạng phù nề một cách nhanh chóng,
  • Thuốc kháng histamin H1: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc
  • Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc chứa corticoid dạng kem, bôi tại vùng tổn thương giúp giảm bớt ngứa, mẩn đỏ.

Tùy thuộc vào dạng triệu chứng kèm theo nào sẽ có các phác đồ xử lý riêng biệt và phù hợp.

Những vấn đề cần lưu ý khi bị nổi mề đay ở chân, ở tay

Tình trạng nổi mày đay ở tay, chân có thể  nặng hơn nếu như người bệnh không đi khám bệnh đúng lúc, xử lý kịp thời và không có các biện pháp chăm sóc vùng tổn thương đúng cách. Theo đó, để bệnh mau hết, các triệu chứng mau chóng thuyên giảm thì mọi người cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không gãi hay cào làm xước vùng da tổn thương vì như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài có thể qua vết xước đó vào cơ thể, gây nên bội nhiễm kèm theo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để hạn chế ma sát, người bệnh cũng sẽ không cảm thấy ngứa ngáy ngáy, khó chịu.
  • Đảm bảo giữ ấm cho cơ thể, tránh các hoạt động ở ngoài trời, nhất là thời điểm giao mùa
  • Sử dụng kem chống nắng khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, phòng ngủ cũng như phòng làm việc để tránh bị khô da
  • Uống đủ 2-3 lít nước/ ngày sẽ giúp cho da luôn giữ được độ ẩm, giảm khả năng xuất hiện mề đay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để tăng cường sức khỏe làn da
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động cơ thể giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên như khói thuốc lá, phấn hoa, bụi nhà, lông thú cưng, nấm mốc,…
  • Không sử dụng mỹ  phẩm, sữa tắm lên vùng da bị bệnh trong thời gian xử lý.

Những chia sẻ về tình trạng nổi mề đay ở tay chân trên đây hy vọng sẽ hữu ích với tất cả các bạn. Nếu như thấy có các triệu chứng của bệnh, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa khám càng sớm càng tốt để được xử lý và nhanh chóng hết bệnh. Chúc bạn sức khỏe!

Nên đọc:

Cập nhật lúc 12:13 - 20/05/2024
5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (55)

  1. An Lê says: Trả lời


    Mọi người cho em xin địa chỉ của trung tâm nhất nam y viện với ạ

    1. Hùng Thị Mười says:


      NNYV ở hà nội anh ạ, địa chỉ là biệt thự 16 ngõ 168 nguyễn khánh toàn cầu giấy hà nôi, mà chỉ làm giờ hành chính thôi, anh xếp thời gian mà đến nhé

    2. Huỳnh Bảo Khánh says:


      ở đây có dịch vụ đặt lịch trước không em

    3. Nguyễn Hữu Thọ says:


      có app đặt lịch khám tiện lắm ạ, anh tải app ‘nhất nam y viện’ về rồi đặt lịch, nhiều thông itn thuốc và nói chuyện được trực tiếp với bác sĩ đó ạ

    4. Hoài Nguyễn says:


      bên NNYV có thăm khám bệnh cho người ở nước ngoài không, cháu mình đang ở nhật

    5. Trung Tâm Da Liễu Đông Y says:


      Chào bạn
      Đối với bà con đang ở nước ngoài, Trung tâm sẽ hỗ trợ tư vấn online và gửi thuốc đến nơi cho mọi người, bạn yên tâm nhé!
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo