Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nổi mề đay là một tình trạng da có thể gặp trong một số tình huống khác nhau, và nguyên nhân cũng đa dạng. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm triệu chứng mề đay. Dưới đây là một số gợi ý:

Nổi mề đay kiêng gì?

  • Nhóm đồ ăn chứa nhiều muối và đường: Thực phẩm giàu muối và đường có thể gây kích thích và làm tăng nguy cơ ngứa.
  • Nhóm đồ ăn cay nóng: Thực phẩm cay nồng có thể kích thích da và làm tăng cảm giác ngứa.
  • Đồ ăn có lượng đạm cao: Thực phẩm có hàm lượng đạm cao có thể gây kích ứng da.
  • Các chất kích thích: Thuốc lá, cà phê, rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng tình trạng ngứa.

Nổi mề đay nên ăn gì?

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Cà rốt, bí ngô, cà chua và thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp cải thiện sức khỏe da.
  • Nhóm vitamin B: Thực phẩm như thịt, cá, hạt, và rau xanh chứa nhiều vitamin B, có thể giúp cải thiện tình trạng da.
  • Nhóm vitamin C: Cam, dâu, cà chua và các loại trái cây khác giàu vitamin C, giúp tăng cường collagen và hỗ trợ sức khỏe da.

Các kiêng kỵ khác trong sinh hoạt:

  • Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh, hóa chất và các chất cảm nhận mạnh mẽ khác.
  • Tránh nhiệt độ và độ ẩm cực đoan: Nhiệt độ cao và độ ẩm thấp có thể làm tăng nguy cơ ngứa.
  • Chú ý đến chất liệu quần áo: Chọn quần áo thoáng khí và chất liệu mềm mại để tránh kích ứng da.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể gây kích thích cho da, vì vậy quản lý căng thẳng là quan trọng.

Lưu ý: trước khi thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên trao đổi lại với bác sĩ hoặc chuyên  gia y tế để đảm bảo rằng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì và chăm sóc như thế nào để có thể khỏi bệnh nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tái phát? Bên cạnh các phương thuốc chữa trị, người bệnh cũng cần lưu ý vấn đề dinh dưỡng, cách vệ sinh, bảo vệ cơ thể hàng ngày vì đây đều là những yếu tố có nguy cơ gây mề đay. Trong bài viết này, Trung tâm da liễu Đông y sẽ chia sẻ chi tiết nhất các thông tin tới bạn đọc.

Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Mề đay hay mày đay (tên tiếng Anh: Urticaria, Hives) là một đợt bùng phát các vết sưng tấy, đỏ nhạt hoặc mảng trên da xuất hiện đột ngột, có thể do phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị  ứng hoặc không rõ lý do.

Tình trạng ngứa nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gồm mặt, môi, lưỡi, tai, cổ họng, lưng, tay, chân... Ban đầu các nốt mày đay xuất hiện ở một vùng da nhỏ, sau đó có thể lan ra khắp cơ thể nếu như không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Theo số liệu thống kê, có khoảng 15-25% dân số thế giới bị nổi mề đay ngứa ít nhất một lần trong đời. Đối tượng gặp hơn cả là trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 9 tuổi, người lớn trong độ tuổi 30-40. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết phụ nữ có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn.

Mề đay xảy ra khi cơ thể của bạn phản ứng với chất gây dị ứng và giải phóng histamin và các chất hóa học khác ở dưới bề mặt da, gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến tình trạng sưng và nổi mề đay.

Một số nguyên nhân khiến bùng phát mề đay được các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra bao gồm:

  • Di truyền: Nếu gia đình có người bị bệnh mề đay thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
  • Dị ứng thuốc: Người bệnh dị ứng với các thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid...
  • Dị ứng thực phẩm: Ví dụ như các loại hạt, động vật có vỏ, trứng, phụ gia thực phẩm, các sản phẩm có nguồn gốc lúa mì, đậu phộng...
  • Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất: Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp với làn da, sản phẩm kém chất lượng hoặc tiếp xúc với hóa chất thường xuyên...
  • Côn trùng cắn: Do chất độc trong các loại côn trùng như kiến, ong, nhện...
  • Nguyên nhân khác: Mề đay có thể bùng phát do mạt bụi, mủ cao su, tiếp xúc với một số loại cây như cây tầm ma, cây sồi độc, thường xuân độc, do mắc bệnh mãn tính (bệnh tuyến giáp, lupus)...

** Lưu ý: Trong hơn một nửa trường hợp không tìm thấy nguyên nhân chính xác.

Theo bác sĩ Phương, tùy vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng mề đay có sự khác biệt. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất mà bạn cần lưu ý:

  • Ngứa da: Đây là triệu chứng đầu tiên, xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm ngứa ngáy, nóng rát.
  • Nổi mẩn, phát ban: Các nốt ban có màu hồng, đỏ hoặc trắng có hình tòn hoặc hình bầu dục, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể vài mm đến vài inch, rất ngứa và có đốm đỏ xung quanh. Hình dạng của nốt ban giống như bị muỗi đốt, dài giống vết lằn, đôi khi lại chằng chịt giống như mạng nhện.
  • Da vẽ nổi: Da sẽ bị nổi hằn, dễ bị viêm khi giã, cọ xát hoặc vuốt ve.
  • Xuất hiện mụn nước: Người bệnh có thể nổi mụn nước li ti, khi mụn vỡ có thể lây lan ra các vùng da xung quanh.
  • Khó thở: Khi bệnh trở nặng người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, rối loạn tiêu hóa, trụy tim...
  • Nhiễm trùng: Các tổn thương trên da do gãi nhiều và không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nặng hơn là hoại tử.

Tuy có tính dai dẳng, thường xuyên khởi phát nhưng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Nổi mề đay kiêng gì?

Khi bị bệnh mề đay, người bệnh chú ý nên kiêng những nhóm thực phẩm dưới đây để không có các triệu chứng nặng hơn.

Nhóm đồ ăn chứa nhiều muối và đường

Muối và đường là 2 gia vị có khả năng khiến da mất nước nhiều hơn, làm tăng cường độ khô rát và bong tróc. Bên cạnh đó, hệ thần kinh ngoại biên cũng chịu nhiều tác động dẫn tới gia tăng phản ứng miễn dịch. Da sẽ nổi thêm nhiều vết mẩn, ngứa lan rộng, dễ dàng tái phát nếu vùng da chưa lành hẳn.

Nên kiêng ăn các loại thực phẩm dưa muối, cà muối, đồ ăn ướp muối mặn, các loại bánh kẹo, nước ngọt,...

Nhóm đồ ăn cay nóng

Các thực phẩm cay nóng làm gia tăng hoạt động ở thận, gan, khiến độc tố không thể đào thải kịp thời và sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Bệnh nhân càng ăn đồ cay nóng càng gây ra tình trạng khó chịu, nóng trong, da sinh nhiệt khiến mẩn đỏ và ngứa ngáy tăng mạnh. Bởi vậy cần tránh xa những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn có nhiều ớt hoặc tiêu,...

noi me day kieng gi
Nổi mề đay kiêng gì? Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn có lượng đạm cao

Đạm nếu nạp lượng lớn vào cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng khó chuyển hóa trong cơ thể, trong khi chức năng hoạt động của hệ miễn dịch đang giảm sút sẽ càng làm các kích ứng phát triển. Histamin giải phóng nhiều khiến bệnh nhân ngứa ngáy không ngừng, da mẩn đỏ, khô sần, các loại thuốc đang sử dụng đều không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Do đó, bệnh nhân cần kiêng ăn tôm, cua, cá biển, các loại hải sản nói chung, trứng, sữa,... cho tới khi bệnh mề đay đã khỏi hoàn toàn.

Các chất kích thích

Nổi mề đay kiêng gì? Cần kiêng các chất kích thích vì đây là yếu tố làm giảm khả năng miễn dịch, tích tụ độc tố tại thận và gan, khiến cơ thể mất lượng nước lớn. Từ đó bệnh mề đay dai dẳng không dứt, dễ dàng tái phát và có nguy cơ trở nặng hơn. Bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị như ý muốn dù đã dùng thêm các phương thuốc liều mạnh.

Nổi mề đay nên ăn gì?

Ngoài các nhóm thực phẩm có hại, bệnh nhân cũng nên lưu ý đến những đồ ăn có lợi để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng tuần.

Các thực phẩm có lợi gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Có tác dụng kích thích tái tạo các tế bào da và sản sinh tế bào mới, giúp biểu mô da phát triển khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó giúp làn da duy trì độ ẩm, giảm khô nứt và nhợt nhạt. Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, rau bina, bông cải xanh, khoai lang,...
  • Nhóm vitamin B: Các tổn thương trên da có thể phục hồi nhanh chóng nhờ vitamin B. Đồng thời hệ miễn dịch cũng tăng cường khả năng hoạt động, cơ thể trao đổi chất suôn sẻ và giảm nguy cơ tái phát ngứa ngáy. Một số thực phẩm nhiều vitamin B gồm: Cải xanh, cà rốt, rau bina, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc,...
  • Nhóm vitamin C: Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, dưỡng da khỏe hơn, tái tạo tốt hơn, hạn chế tác động từ môi trường lên da. Da cũng nâng cao đề kháng và khả năng đào thải độc tố. Nhờ vậy ngứa ngáy và ban đỏ dịu đi đáng kể. Nên ăn nhiều cà chua, ớt chuông, khoai tây, dưa vàng, kiwi, ổi,...

noi me day kieng gi
Nên tăng cường vitamin B

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống thêm trà thảo mộc cũng rất tốt cho sức khỏe, vừa bổ sung nhiều chất chống oxy hóa, vừa cấp ẩm cho da, giúp ngủ ngon, hạn chế stress. Sức đề kháng tăng cường sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn.

Các kiêng kỵ khác trong sinh hoạt

Ngoài vấn đề ăn uống, có một số kiêng kỵ trong sinh hoạt bệnh nhân cần biết để sớm chấm dứt các triệu chứng khó chịu của mề đay như sau:

  • Không cào gãi mạnh hay chà xát lên da. Tuy bớt cảm giác ngứa ngáy nhưng dễ làm da bị trầy xước, xuất hiện tổn thương bên ngoài và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Da dễ bị nhiễm trùng, bội nhiễm và để lại nhiều sẹo.
  • Tránh tiếp xúc với các loại thú cưng để không làm cơ thể kích thích sản sinh histamin do dính lông động vật. Bên cạnh đó cũng có nguy cơ bị các loại rận, rệp từ động vật cắn gây ngứa da.
  • Cần tạm dừng các sản phẩm mỹ phẩm cho tới khi da đã lành lại hoàn toàn. Các thành phần hóa học trong hóa mỹ phẩm dễ kích thích da phản ứng mạnh hơn, nổi mẩn đỏ và ngứa hơn. Chỉ nên dùng nước ấm vừa đủ để làm sạch cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió: Bệnh nhân hạn chế tối đa để da tiếp xúc trực tiếp với nắng hoặc gió vì da vẫn còn rất mẫn cảm, dễ bị tác động làm tăng ngứa và nổi mẩn rộng hơn.

noi me day kieng gi
Nên tạm dừng các mỹ phẩm chăm sóc da

Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì và chăm sóc thế nào là vấn đề quan trọng với mọi bệnh nhân. Bạn đọc hãy tham khảo các hướng dẫn ở trên để có thể hỗ trợ quá trình đẩy lùi bệnh thật hiệu quả và nhanh chóng, an toàn.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo