Nổi Mề Đay Sưng Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Khắc Phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng khá phổ biến, mặc dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh nhất là trong vấn đề giao tiếp với người khác. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này trong nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng bị mề đay sưng môi và có giải pháp tốt nhất cho bản thân.

Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng gì?

Nổi mề đay sưng môi là một trong những triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch. Tương tự như các bệnh mề đay dị ứng khác, tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí gây khó thở. Điểm khác biệt duy nhất của hiện tượng này là các nốt sung của bệnh không xuất hiện ngoài da mà ẩn sâu vào bên trong da.

Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng không hiếm gặp
Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng không hiếm gặp

Hiện tượng này ảnh hưởng nhiều nhất tới mắt và môi, tiếp đó người bệnh có thể cảm nhận được sự bất thường tại các vùng da như mí mắt, lưỡi,… Trong những trường hợp nặng, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hô hấp, tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bất cứ ai cũng có thể bị mề đay sưng môi, tuy nhiên những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các dị nguyên, sức đề kháng kém hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh… thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Ngoài ra, những người mắc các bệnh mãn tính như lupus ban đỏ, u lympho hay bệnh tuyến giáp… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Theo các bác sĩ da liễu, hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi mề đay sưng môi, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có thể phần nào dự đoán được nguyên nhân. Một số yếu tố được xem là tác nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Dị ứng với những yếu tố dị nguyên như thực phẩm, khói bụi, hóa chất, lông động vật… 
  • Do các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống viêm,… 
  • Do di truyền, nếu gia đình có tiền sử bị chứng bệnh này thì những thế hệ sau sẽ có khả năng cao bị mề đay sưng môi.
  • Mắc bệnh u nhầy miệng: Đây là một tổn thương lành tính tại khoang miệng, nguyên nhân là do tuyến nước bọt bị viêm hoặc tắc nghẽn. Triệu chứng điển hình của chứng bệnh này là sưng môi, ngứa ngáy.
  • Thiếu hụt các chất ức chế Cl-inhibitor sẽ khiến tình trạng nổi mề đay xuất hiện nhiều lần với triệu chứng là sưng phù vùng môi hoặc sưng phù tại các vị trí khác trên cơ thể.
  • Do viêm đường ruột: Chứng bệnh này sẽ khiến các ống bạch huyết trong cơ thể bị sưng phù và hiện tượng này có thể xuất hiện ở vùng da ở môi.
  • Một số bệnh lý khác như mắc phải một trong số các bệnh như viêm gan, ung thư, mắc bệnh tuyến giáp… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay sưng môi.
Lạm dụng thuốc điều trị cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi mề đay sưng môi
Lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi mề đay sưng môi

Triệu chứng nổi mề đay sưng môi

Ngoài triệu chứng điển hình là bị sưng phù khu vực xung quanh môi thì người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu như sau:

  • Phù môi trên: Da môi sưng phồng, gia tăng kích thước và nóng rát, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Nổi mẩn ngứa trên da: Trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ngứa, kích thước nhỏ, không đều nhau. Chủ yếu hình thành tại các vùng như tay chân, cổ, nổi mẩn ở lưng, bụng.
  • Có cảm giác da đỏ nóng: Có rất nhiều người bệnh lại xuất hiện cảm giác nóng đỏ hoặc rát da. Các nốt mề đay mẩn ngứa sẽ có màu hồng nhạt hoặc trắng.
  • Ngứa ngáy khó chịu: Cảm giác ngứa tăng dần về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Càng gãi hiện tượng sẩn phù càng gia tăng.
  • Sốt nhẹ: Thường thấy ở những người bệnh sốt nổi mề đay đi kèm với bệnh lý hô hấp hoặc dị ứng thực phẩm, thời tiết…
  • Với trẻ nhỏ: Các con sẽ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú

Hiện tượng này có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của các bác sĩ, chuyên gia da liễu thì hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan không xử lý hay giải quyếtsai cách thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, đau quặn bụng, ngất xỉu, đột quỵ…

Bệnh cạnh việc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thì bị mề đay sưng môi cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng sưng phù vùng da quanh môi ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, thậm chí nếu xử lý bệnh không đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.

Hiện tượng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp
Hiện tượng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp

Cách xử lý hiện tượng nổi mề đay gây sưng môi

Với những trường hợp nhẹ thì hiện tượng sưng môi sẽ thuyên giảm và tự mất sau 1-3 ngày, tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng kèm theo những triệu chứng bất thường như chóng mặt, mệt mỏi, đau họng… thì cần phải áp dụng những phương pháp xử lý chuyên sâu. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

Biện pháp xử lý tại nhà

Ngay khi cơ thể thấy xuất hiện dấu hiệu mề đay sưng môi thì người bệnh hoặc người thân có thể thực hiện một số biện pháp xử lý tạm thời như:

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ và tránh tiếp xúc với chúng.
  • Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng da bị sưng có thể giúp giảm ngứa, co các mao mạch, hạn chế tổn thương da.
  • Sử dụng một số mẹo dân gian xử lý mề đay như dùng lá hẹ, lá kinh giới, lá khế, trầu không,… để đẩy xoa dịu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Những loại lá thảo dược này đều chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp ngừa bệnh bùng phát rất tốt. 
Chườm đá lạnh lên môi sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng phù
Chườm đá lạnh lên môi sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng phù

Sử dụng thuốc Tây y

Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng thì người  bệnh cần đến khám với bác sĩ. Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý cũng như kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong giải quyết mề đay sưng môi bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là một trong những loại thuốc xử lý mề đay, có tác dụng giảm sưng, hạn chế ngứa ngáy, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. 
  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm corticosteroid sẽ được dùng trong trường hợp bệnh sưng phù nghiêm trọng, thuốc có tác dụng giúp bệnh nhân đẩy lùi tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu người bệnh không sử dụng được những loại thuốc trên thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch, tuy nhiên loại thuốc này cần phải sử dụng theo đơn của bác sĩ, không được lạm dùng vì chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. 
  • Thuốc chống sốc phản vệ: Nếu mề đay sưng môi có biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống sốc phản vệ để ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Việc sử dụng thuốc Tây y mau chóng mang lại tác dụng nhưng người bệnh cần dùng đúng liều lượng, không được lạm dụng quá nhiều. Nếu dùng thuốc quá liều có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng cho sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng gan, thận, gây suy giảm miễn dịch,…

Những lưu ý cần nhớ khi bị mề đay sưng môi

Mặc dù hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng lại rất dễ quay lại và nếu tái diễn mức độ sẽ ngày càng nặng hơn. Do vậy trong quá trình xử lý mề đay, mọi người cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường như nguồn nước, hóa chất, bụi bẩn, thực phẩm, thức ăn,…
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên làm vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn, khói bụi,…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, có các chất kích thích,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, có thể khiến tình trạng mề đay trầm trọng hơn như thực phẩm chế biến, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ ngày, bên cạnh nước lọc thì có thể bổ sung nước ép hoa quả nhằm tăng cường đào thải độc tố ra ngoài. 
  • Bổ sung rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất được thúc đẩy, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng, cẳng thẳng hay để bản thân bị stress vì vấn đề này
  • Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng sưng phù không thuyên giảm hoặc kèm theo những dấu hiệu bất thường như ho sốt, khó thở.
  • Không được tự ý mua thuốc và xử lý tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hãy đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám trực tiếp để có phương pháp xử lý an toàn và tối ưu nhất

Nổi mề đay sưng môi là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều phương pháp xử lý khác nhau. Do đó, nếu không chắc chắn về tình trạng của bản thân, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn giải pháp xử lý phù hợp.

Cập nhật lúc 17:18 - 11/06/2024
4.7/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (60)

  1. Hoàng Tâm says: Trả lời


    Em cũng muốn dùng lắm nhưng mà hiện em đang cho con bú ấy mọi người, sợ rằng không dùng được thuốc ấy, giờ cũng không biết sao nữa, sau sinh cái em thấy sức khỏe mình yếu, giảm sút hẳn luôn, mắc bệnh mề đay gây ngứa nhiều rồi sưng trên vùng mặt cũng lâu khỏi nữa

    1. Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam says:


      Chào bạn Hoàng Tâm!
      Bài thuốc được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú, không chứa các dược liệu tổng hợp, chất bảo quản, hormone hay thuốc kháng sinh. Chính vì thế nên có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, vì thể trạng của phụ nữ sau sinh mỗi người sẽ khác nhau nên bác sĩ sẽ cần trao đổi cụ thể hơn để có thể đưa ra hướng khắc phục.
      Mời bạn đến trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 0972196616 – 0983058939 – 0903047368 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Hoa Hồng Kiêu Kỳ says:


      Mình bị mề đay thể nhẹ ấy mọi người, không biết là có thể áp dụng cách nào đơn giản ở nhà để chữa cho nó mau khỏi không ạ? Do bị trên mặt là mặt tiền nữa, cũng khó cho công việc của em ý

    3. Sam Nguyễn says:


      Có thể nhé, nếu được thì bạn áp dụng biện pháp chườm lạnh tại chỗ ngay vùng mặt bị sưng đau ngứa rát do mề đay này cũng được, biện pháp ấy mình từng dùng nên thấy cũng có khả quan lắm đó bạn ơi, bạn cũng thử xem sao

    4. Lê Lý Lan Hương says:


      Mọi người uống thuốc đông y tiêu ban hoàn bì thang này có ai bị mệt mỏi, kiểu rệu rã khó chịu trong người không ạ? Em uống thuốc tây bị nên giờ đâm ra em sợ quá, công việc của em di chuyển nhiều mà mệt mỏi ,td phụ này kia sợ không uống được ấy

    5. Nguyễn Tuệ Hiền says:


      Không có gặp tác dụng phụ gì đâu nhé, mình đang uống này, cũng được hơn hai tháng rồi đi làm vẫn hoạt động bình thường này, không có gặp tác dụng phụ gì cả. Nếu bạn muốn tìm hiểu về thuốc này hơn thì bạn có thể bấm vào đây, đọc thêm những feedback của người bệnh khác nhé

  2. Nguyễn Khoa Như Thảo says: Trả lời


    Ở xa thì có cách nào mà đặt được thuốc rồi trao đổi với bác sĩ không mọi người? Xa quá nên không có điều kiện ra hà nội khám :((

    1. Lâm Nhật My says:


      Giờ bác tải cái app nhất nam y viện trên điện thoại về đi, tải app đấy về xong là có thể tự trao đổi với bác sĩ rồi đặt thuốc giao về tận nhà được luôn đó, ngoài ra thì cái ứng dụng nhất nam y viện này cũng khá là tiện lợi, có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh của mình rồi có biện pháp phòng tránh nữa, hữu ích lắm

    2. Trần Thị Ngọc says:


      Mình ở bên nước ngoài, vpn khác nên không tải ứng dụng này xuống điện thoại được ấy, bây giờ nếu mình muốn mua thuốc không biết có được không? Sợ nước ngoài bên trung tâm nhất nam này không hỗ trợ

    3. Như Nomi says:


      Có chứ bạn, nếu không tải được app nhất nam y viện thì bạn cũng có thể chủ động nhắn tin với bên trung tâm này thông qua facebook ấy bạn, bên đấy sẽ có bác sĩ chủ động liên hệ trao đổi với bạn. Mình có người thân ở nước ngoài cũng mua theo hình thức này, nhất nam y viện này họ giao thuốc sang nước ngoài luôn, không cần thông qua người thân ở Việt Nam bạn ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo