Cách Trị Nổi Mề Đay
Để trị nổi mề đay tại nhà, bạn có thể thử các phương pháp tự nhiên sau đây:
Cách trị nổi mề đay tại nhà:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giúp giảm ngứa và sưng do nổi mề đay. Đặt một túi đá đóng gói trong một khăn mỏng và áp dụng lên vùng da bị nổi mề đay trong vài phút.
- Lá chè xanh: Nấu chè xanh và sau đó đắp lá chè xanh đã nguội lên vùng da bị nổi mề đay. Chất chống vi khuẩn trong lá chè có thể giúp làm dịu da.
- Lá bạc hà: Nghiền lá bạc hà và áp dụng lên vùng da nổi mề đay. Bạc hà có tác dụng làm mát và giảm ngứa.
- Nha đam: Lấy gel nha đam và thoa lên vùng da nổi mề đay. Nha đam giúp làm dịu da và giảm sưng.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một số thực phẩm có thể gây kích thích và làm tăng nguy cơ nổi mề đay. Hạn chế thức ăn có thể gây dị ứng và tăng cường chế độ ăn uống giàu chất chống ô nhiễm.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Việc duy trì cơ thể được cung cấp đủ nước có thể giúp da giữ độ ẩm và giảm tình trạng nổi mề đay.
Cách trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y:
- Hydroxyzine: Hydroxyzine là một loại thuốc chống histamine, giúp giảm ngứa và loại bỏ triệu chứng nổi mề đay. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cetirizine: Cetirizine cũng là một loại thuốc chống histamine, được sử dụng để giảm ngứa và mệt mỏi do nổi mề đay. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc bôi Calamine: Calamine là một loại kem chứa kẽm, có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa. Áp dụng một lượng mỏng lên vùng da bị nổi mề đay.
- Phenergan: Phenergan, khi sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể giúp giảm ngứa và mệt mỏi liên quan đến nổi mề đay.
- Hydrocortisone Cream 1%: Kem Hydrocortisone 1% có thể giúp giảm ngứa và viêm nhiễm. Áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: nếu triệu chứng nổi mề đay kéo dài hoặc trở nên nặng, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị chính xác.
Mề đay là một tình trạng phản ứng của mao mạch trên da, có thể nhận biết qua các vết mẩn đỏ, phù với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Khi gặp tình trạng nổi mề đay, người bệnh thường sẽ phải trải qua cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, các nốt mẩn đỏ nổi dần lên. Đây là tình trạng da liễu không hề hiếm gặp, thường xảy ra ở phụ nữ và trẻ em. Sau đây, hãy cùng khám phá các cách trị nổi mề đay an toàn, hiệu quả, được bác sĩ khuyên sử dụng.
Tổng quan về nổi mề đay
Mề đay hay mày đay (tên tiếng Anh: Urticaria, Hives) là một đợt bùng phát các vết sưng tấy, đỏ nhạt hoặc mảng trên da xuất hiện đột ngột, có thể do phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng hoặc không rõ lý do.
Tình trạng ngứa nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gồm mặt, môi, lưỡi, tai, cổ họng, lưng, tay, chân... Ban đầu các nốt mày đay xuất hiện ở một vùng da nhỏ, sau đó có thể lan ra khắp cơ thể nếu như không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 15-25% dân số thế giới bị nổi mề đay ngứa ít nhất một lần trong đời. Đối tượng gặp hơn cả là trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 9 tuổi, người lớn trong độ tuổi 30-40. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết phụ nữ có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn.
Mề đay xảy ra khi cơ thể của bạn phản ứng với chất gây dị ứng và giải phóng histamin và các chất hóa học khác ở dưới bề mặt da, gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến tình trạng sưng và nổi mề đay.
Một số nguyên nhân khiến bùng phát mề đay được các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra bao gồm:
- Di truyền: Nếu gia đình có người bị bệnh mề đay thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
- Dị ứng thuốc: Người bệnh dị ứng với các thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid...
- Dị ứng thực phẩm: Ví dụ như các loại hạt, động vật có vỏ, trứng, phụ gia thực phẩm, các sản phẩm có nguồn gốc lúa mì, đậu phộng...
- Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất: Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp với làn da, sản phẩm kém chất lượng hoặc tiếp xúc với hóa chất thường xuyên...
- Côn trùng cắn: Do chất độc trong các loại côn trùng như kiến, ong, nhện...
- Nguyên nhân khác: Mề đay có thể bùng phát do mạt bụi, mủ cao su, tiếp xúc với một số loại cây như cây tầm ma, cây sồi độc, thường xuân độc, do mắc bệnh mãn tính (bệnh tuyến giáp, lupus)...
** Lưu ý: Trong hơn một nửa trường hợp không tìm thấy nguyên nhân chính xác.
Theo bác sĩ Phương, tùy vào cơ địa của mỗi người mà triệu chứng mề đay có sự khác biệt. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất mà bạn cần lưu ý:
- Ngứa da: Đây là triệu chứng đầu tiên, xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm ngứa ngáy, nóng rát.
- Nổi mẩn, phát ban: Các nốt ban có màu hồng, đỏ hoặc trắng có hình tòn hoặc hình bầu dục, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể vài mm đến vài inch, rất ngứa và có đốm đỏ xung quanh. Hình dạng của nốt ban giống như bị muỗi đốt, dài giống vết lằn, đôi khi lại chằng chịt giống như mạng nhện.
- Da vẽ nổi: Da sẽ bị nổi hằn, dễ bị viêm khi giã, cọ xát hoặc vuốt ve.
- Xuất hiện mụn nước: Người bệnh có thể nổi mụn nước li ti, khi mụn vỡ có thể lây lan ra các vùng da xung quanh.
- Khó thở: Khi bệnh trở nặng người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, rối loạn tiêu hóa, trụy tim...
- Nhiễm trùng: Các tổn thương trên da do gãi nhiều và không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nặng hơn là hoại tử.
Tuy có tính dai dẳng, thường xuyên khởi phát nhưng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cách trị nổi mề đay tại nhà
Để giúp tình trạng nổi mề đay được cải thiện, người bệnh có thể áp dụng những mẹo sau đây:
Chườm lạnh
Khi gặp tình trạng nổi mề đay, người bệnh có thể tắm nước mát và sử dụng cách chườm lạnh để giúp da được làm dịu nhanh chóng. Khi nhiệt độ giảm sẽ khiến mạch máu co lại, hạn chế tính thẩm thấu của mao mạch, tránh lan vết thương. Người bệnh có thể chườm trong 15-20 phút giúp làm giảm ngứa, sạch da, loại bỏ dị nguyên và cải thiện triệu chứng lâm sàng.
Lá chè xanh
Trong lá chè xanh có chứa vitamin C, flavonoid và hàm lượng polyphenol cao giúp giảm tình trạng viêm, ngứa ngáy, đỏ da và tăng tốc độ phục hồi vết thương. Vị của lá hơi chát, có tính mát, được sử dụng để thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm. Lá chè có thể dùng để uống, đắp hay tắm, cách sử dụng cụ thể như sau:
- Sử dụng 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa thật kỹ càng với nước muối và để ráo.
- Vò nhẹ lá chè và cho vào nồi đun sôi nước với 2 lít nước, để sôi trong 10 phút và tắt bếp.
- Hòa nước chè cùng với nước lạnh để nhiệt độ về mức 40-45 độ C và sử dụng khi tắm 1 lần/ 1 ngày.
- Kiên trì sử dụng hằng ngày sẽ giúp tình trạng mề đay được đẩy lùi nhanh chóng.
Lá bạc hà
Trong bạc hà có chứa chất Menthol, chất làm mát, giảm ngứa, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, trong lá còn có chứa vitamin A cùng nhiều khoáng chất giúp bài tiết dầu thừa và ngăn viêm ở vùng da nổi mề đay. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, loại lá này rất được ưa chuộng từ xưa cho tới nay.
- Chuẩn bị 1 nắm lá và rửa sạch với nước muối.
- Vò nhẹ lá và hòa trực tiếp với nước ấm. Sử dụng để tắm mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tuần để có thể phát huy tác dụng.
Nha đam
Ngoài công dụng dưỡng ẩm, chăm sóc da, nha đam còn được sử dụng để điều trị các bệnh như mề đay, nứt nẻ, viêm da, phù nề, ngứa ngáy. Trong lá có chứa nhiều khoáng chất, vitamin dồi dào cùng axit amin giúp phục hồi làn da đang bị tổn thương, giảm kích ứng và xây dựng một hàng rào bảo vệ da. Nha đam là loại lá lành tính và có thể sử dụng cho vùng da mặt.
- Chuẩn bị 2-3 lá nha đam tươi, rửa sạch và loại bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Rửa sạch phần mủ và lọc lấy lớp gel bên trong lá.
- Lấy phần gel bên trong và thoa nhẹ lên vùng da cần điều trị, để trong khoảng 15 phút và sau đó rửa sạch lạ với nước ấm.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp tình trạng nổi mề đay được cải thiện nhanh chóng. Khi có sức đề kháng tốt sẽ làm giảm tổn thương trên da, giảm các triệu chứng do nổi mề đay gây nên.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin như các loại rau củ, trái cây, các thực phẩm chống viêm như tỏi, hành, nghệ,...
- Các thực phẩm có chứa nhiều Omega 3 như dầu đậu nành, dầu cá,... sẽ rất tốt cho người nổi mề đay.
- Uống đầy đủ nước 2 lít mỗi ngày có thể giúp cơ thể đào thải chất độc dễ dàng hơn, tình trạng bệnh lúc này cũng sẽ có tiến triển tốt.
- Không nên uống rượu bia, nước ngọt có ga, các chất kích thích sẽ có tác động xấu tới sức khỏe.
Uống đủ nước mỗi ngày
Tình trạng nổi mề đay tại nhà có thể được làm dịu đi khi người bệnh uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Khi uống nước, da sẽ được cấp ẩm, làm dịu vết thương và từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu uống ít nước hay không uống có thể khiến tình trạng da tệ đi. Lúc này, da sẽ bị khô, bong vảy, rát và dễ bị kích ứng. Người bệnh có thể kết hợp uống trà, nước ép trái cây, rau củ để bổ sung vitamin.
Thay đổi các thói quen xấu
Tình trạng nổi mề đay sẽ thuyên giảm sau vài giờ nhưng cũng sẽ có thể lan rộng ra nếu người bệnh có những thói quen xấu như:
- Thường xuyên thức khuya, không ngủ đủ giấc khiến sức khỏe suy giảm, nội tiết tố mất cân bằng.
- Chà xát, cào, gãi mạnh lên da có thể kích thích histamine, khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Stress, tinh thần không ổn định sẽ khiến vùng da nổi mề đay dai dẳng hơn và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Cách trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y
Dưới đây là những loại thuốc tây dạng uống và bôi được bác sĩ khuyên dùng.
Thuốc uống
- Hydroxyzine: Là một biệt dược nằm trong nhóm kháng histamin cạnh tranh trên thụ thể H1 của người bệnh. Giúp giảm ngứa, dịu vùng da bị nổi mề đay. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng cho các trường hợp lo âu, cần an thần trước và sau phẫu thuật. Giá tham khảo khoảng 70.000-80.000 đồng/hộp 10 vỉ.
- Cetirizin: Là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, giảm histamine tự nhiên trong cơ thể - một chất hóa học có thể giảm thiểu các triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Giá tham khảo khoảng 60.000 đồng/ hộp 10 vỉ.
- Diphenhydramine: Là một thuốc kháng histamin H1, thế hệ thứ nhất, thuộc nhóm dẫn xuất ethanolamin. Thuốc có công dụng mạnh đối với các trường hợp mẩn ngứa, phát ban. Giá tham khảo khoảng 88.000 VNĐ/ hộp 30 ống.
- Clorpheniramin: Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng, các bệnh dị ứng như nổi mề đay, ngứa ngáy, phù mạch. Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp với các loại thuốc khác để trị ho và cảm lạnh. Giá tham khảo khoảng 35.000 đến 40.000 đồng/ hộp 10 vỉ.
Thuốc bôi
- Calamine: Đây là loại thuốc có công dụng làm mát da, giảm ngứa, rát hiệu quả. Trước khi sử dụng, người bệnh nên lắc đều lọ thuốc, sử dụng một lượng vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên vùng da nổi mề đay. Giá tham khảo khoảng 42.000VNĐ/ 1 chai.
- Phenergan: Dạng thuốc bôi có công dụng trị ngứa, sẩn, côn trùng đốt, kích ứng da,... Thành phần chính của thuốc là Promethazin 0.2g, tá dược: acid stearic, sáp sipol, cholesterol, lanolin, triethanolamin, glycerol, methyl parahydroxybenzoat, coumarin, hương lavande tự nhiên, nước tinh khiết vừa đủ 10g. Giá tham khảo khoảng 13.000VNĐ/ 1 tuýp 10g.
- Eumovate: Đây là loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroid, có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm da và ngứa của các bệnh lý ngoài da có đáp ứng với steroid. Giá tham khảo khoảng 50.000VNĐ/ 1 tuýp 5g.
- Hydrocortisone Cream 1%: Là một loại steroid chống viêm, thuộc nhóm steroid nhẹ. Người bệnh có thể trị nổi mề đay khi tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Mỗi gam kem sẽ chứa đúng 10 mg hydrocortison (tương đương với 1%) cùng tá dược vừa đủ. Giá tham khảo khoảng 35.000 đồng/ 1 tuýp 15g.
- Mathulatum Jinmart: Đây là thuốc đặc trị mề đay có xuất xứ từ Nhật Bản. Thuốc có công dụng làm dịu da, giảm ngứa, điều trị tốt cho bệnh nổi mề đay, ngăn tình trạng tái phát. Người bệnh có thể dùng nhiều lần trong ngày. Giá tham khảo khoảng 279.000VNĐ/ 1 tuýp 15g.
Bác sĩ chia sẻ lời khuyên khi điều trị nổi mề đay
Dưới đây là một số lời khuyên được bác sĩ có thể cung cấp khi điều trị nổi mề đay:
- Xác định nguyên nhân nổi mề đay, hạn chế tiếp xúc để tránh tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng kem chống ngứa, thuốc chống histamine hay kem corticosteroid để giảm ngứa và sưng.
- Người bệnh nên tránh gãi vào vùng da bị nổi mề đay, việc gãi có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho da không bị khô và giảm nguy cơ da bị nứt nẻ.
- Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ hay đến các phòng khám gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Trước khi dùng thuốc, hãy đọc kỹ thành phần và liều lượng dùng, tránh dị ứng sẽ khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng.
- Stress có thể làm tăng cảm giác ngứa và làm tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy thử các phương pháp như thiền, tập thể dục hoặc các hoạt động giải trí để giảm căng thẳng.
Trên đây là những phương pháp và các loại thuốc có thể áp dụng để điều trị bệnh nổi mề đay. Để tình trạng bệnh có tiến triển tốt, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!