Mọc Mụn Bọc Ở Môi Lớn Vùng Kín Là Gì? Điều Trị Bệnh Thế Nào?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Không chỉ gây khó chịu, những nốt mụn này còn khiến phái nữ cảm thấy tự ti khi quan hệ với bạn tình. Vậy các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn này là gì? Điều trị bệnh và phòng ngừa như thế nào? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết sau.

Mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín là gì?

Môi lớn là nếp gấp da nằm bên ngoài âm đạo, được bao phủ bởi lông mu. Vị trí môi lớn kéo dài từ gò mu xuống cửa hậu môn. Môi lớn có nhiệm vụ che chắn và bảo vệ toàn bộ vùng kín, giúp giữ ẩm và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Người bệnh bị mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín sẽ có biểu hiện xuất hiện những khối mụn thịt, mụn bọc hoặc khối u ở môi lớn, có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhức khó chịu.

Hầu hết các trường hợp bị nổi mụn bọc ở môi lớn, môi bé vùng kín đều là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường. Vì vậy người bệnh cần chủ động đi khám bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nổi mụn bọc ở môi lớn vùng kín

Tình trạng nổi mụn bọc ở môi lớn vùng kín khiến nhiều phụ nữ lo lắng không biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Dưới đây là các tác nhân gây bệnh phổ biến bạn nên nắm rõ:

Do dị ứng hóa chất

Một số loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh,… có thể gây kích ứng vùng kín, gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy. Khi đó người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như mọc mụn ở bộ phận sinh dục, ngứa ngáy, nổi chấm đỏ,…

Mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín có thể là do dị ứng chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm
Mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín có thể là do dị ứng chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm

Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống cũng có liên quan mật thiết với nồng độ pH tại vùng kín. Nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến độ pH trong âm đạo bị thay đổi. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Thói quen vệ sinh

Vùng kín của nữ giới là môi trường ẩm ướt, có sự tồn tại của cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Vì vậy việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển. Từ đó làm mất cân bằng nồng độ pH, khiến vùng kín bị viêm nhiễm, nổi mụn không đau.

Thói quen mặc đồ

Mặc đồ quá chật, bó sát, quần lót còn ẩm ướt, chưa khô sẽ khiến vùng kín bị bí bách, dễ đổ mồ hôi và không thể thoát khí. Lâu dần sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nổi mụn tại vùng kín.

Hoạt tình dục không an toàn

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới mắc phải các bệnh xã hội đó là quan hệ tình dục không an toàn. Khi đó nữ giới sẽ dễ bị lây nhiễm nhiều căn bệnh như: Giang mai, lậu, sùi mào gà,… Từ đó hình thành các nốt mụn bọc ở môi lớn vùng kín và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Mọc mụn bọc ở vùng kín là dấu hiệu của bệnh gì?

Nữ giới bị mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín có thể là dấu hiệu của những căn bệnh như sau:

Sùi mào gà

Mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín có thể là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Đây là một căn bệnh do virus Human Papillomavirus gây ra, thường lây qua đường tình dục không an toàn. Không chỉ xuất hiện ở môi lớn, các nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở hậu môn, bên trong âm đạo, niệu đạo, trực tràng… Các nốt sùi này có màu sắc giống như màu da hoặc màu xám trắng.

Herpes sinh dục

Herpes sinh dục là bệnh lý phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do virus Herpes simplex loại 1 và virus Herpes simplex loại 2 gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như nổi mụn ở môi lớn vùng kín, âm hộ, hậu môn, mông, đùi. Các nốt mụn ngứa ngáy và nóng rát. Nếu không kịp thời điều trị chúng có thể vỡ ra và gây lở loét.

Herpes sinh dục cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn bọc ở môi lớn vùng kín
Herpes sinh dục cũng là nguyên nhân xuất hiện mụn bọc ở môi lớn vùng kín

Viêm âm đạo

Mọc mụn bọc ở môi bé vùng kín có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo. Có 2 nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm nấm candida và mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong môi trường âm đạo. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có dấu hiệu ngứa rát, sưng tấy vùng kín, khí hư có màu vàng, xanh và có mùi khó chịu.

Viêm nang lông

Viêm nang lông vùng kín xuất phát từ việc người bệnh cạo lông/tẩy lông vùng kín không đúng cách, mặc quần lót bó sát hoặc vệ sinh vùng kín sai cách,… khiến cho khu vực này chịu tổn thương. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra những nốt mụn nhỏ sưng đỏ. Đôi khi chúng có thể gây đau đớn và viêm nhiễm trong thời gian dài.

Viêm tuyến mồ hôi mủ

Mọc mụn bọc ở môi lớn, môi bé vùng kín có thể là do tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến viêm nhiễm và xuất hiện mủ ở các nang lông. Nếu đây là bệnh mãn tính thì nó có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác của cơ thể như đầu, cổ lưng, bộ phận sinh dục. Các cục mụn này có kích thước từ vài mm đến vài cm. Nó có thể gây viêm nếu bị vỡ. Do đó cần can thiệp bằng thủ thuật để loại bỏ.

U nang tuyến bartholin

U nang tuyến bartholin là một dạng khối u lành tính khá phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống tình dục của phụ nữ. Khối u này thường xuất hiện ở môi lớn vùng kín, hình thành do các tuyến nhầy bên trong cổ tử cung, ống âm đạo bị tắc. Lâu dần chúng phát triển thành các cục u nhỏ. Bệnh ban đầu không có các dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng sẽ gây nổi u cục, đau đớn, sốt cao, bên trong chứa dịch mủ và hình thành các ổ áp xe.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Mụn bọc có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, viêm nhiễm, dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Nếu mụn chỉ là do kích ứng với các sản phẩm vệ sinh cá nhân, chất tẩy rửa hoặc do các tác nhân hóa học thì không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên nếu tình trạng mọc mụn ở vùng kín thèm theo các dấu hiệu sau thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. 

Âm đạo chảy máu bất thường

Nếu người bệnh bị chảy máu sau khi quan hệ hoặc chảy máu âm đạo bất thường mà không phải tới tháng thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp âm đạo,…

Âm đạo chảy máu bất thường cần đi khám bác sĩ ngay
Âm đạo chảy máu bất thường cần đi khám bác sĩ ngay

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, 2-3 tháng mới có kinh 1 lần, kinh nguyệt ngắn hơn 3 ngày hoặc kéo dài hơn 7 ngày đều là những dấu hiệu bất thường. Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra. Những vấn đề này có thể liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

Dịch âm đạo có màu bất thường

Dịch âm đạo có màu xanh, vàng, nâu, mùi hôi tanh, có kết cấu bất thường,…. Điều này là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc mắc các bệnh khác liên quan đến sinh lý, phụ khoa khác. Vì vậy nữ giới cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám. 

Đau ngứa vùng kín

Nếu nữ giới bị đau ngứa vùng kín, nổi mụn ở môi lớn, môi bé, kết hợp với dịch tiết âm đạo bất thường thì đây là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Tính chất các nốt mụn

Nếu các nốt mụn bọc ở vùng kín bị sưng, ngứa, đỏ da, phát ban, các cục u ngày càng to, gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra.

Các yếu tố nguy cơ trước đó

Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục không an toàn, từng nạo phá thai hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì nên đi khám bác sĩ định kỳ 3-6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Từ đó đưa ra được những phương án điều trị phù hợp, hiệu quả.

Phương pháp điều trị mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín

Để khắc phục tình trạng mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số biện pháp điều trị phù hợp.

Dùng thuốc

Trường hợp người bệnh bị nổi mụn bọc tại vùng kín ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm với liều lượng phù hợp. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ được sử dụng thêm một số loại thuốc đặc hoặc kem bôi ngoài da như betadine, fucidin, bactroban,… nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da.

Người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ý mua thuốc về dùng. Nếu trong quá trình dùng thuốc chị em nhận thấy có bất kỳ phản ứng nào bất thường, thì cần ngưng sử dụng ngay để tránh tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn.

Kỹ thuật ALA – PDT

Kỹ thuật ALA – PDT là biện pháp sử dụng tia quang học có tần số cao để tác động vào các nốt mụn tại vùng kín. Thông thường phương pháp này được dùng để tiêu diệt nốt sùi mào gà do virus HPV gây ra. Kỹ thuật ALA – PDT mang đến hiệu quả cao trong việc loại bỏ mụn bọc ở môi lớn vùng kín, đảm bảo an toàn, hiệu quả, không đau đớn và có tính thẩm mỹ cao.

Kỹ thuật oxygen

Kỹ thuật oxygen được dùng để điều trị mụn bọc ở vùng kín trong những trường hợp bệnh nặng, tái phát nhiều lần và không đáp ứng được với thuốc điều trị. Oxygen sẽ len lỏi vào sâu bên trong tế bào, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như nấm, virus, vi khuẩn. Đặc biệt, liệu pháp này còn giúp cân bằng độ pH trong âm đạo, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Liệu pháp gây miễn dịch gen sinh học INT

Liệu pháp miễn dịch gen sinh học được sử dụng khi tình trạng mọc mụn bọc ở môi bé vùng kín là do bệnh mụn rộp gây ra. Phương pháp này sẽ giúp xác định chính xác ổ bệnh, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chữa lành tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tiểu phẫu gây tê tại chỗ

Nếu các nốt mụn bọc ở môi lớn vùng kín có phạm vi hẹp và kích thước mụn dưới 2cm thì sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật gây tê tại chỗ để loại bỏ nốt mụn. Cụ thể các bác sĩ sẽ gây tê và sát trùng tại vị trí mọc bọc, sau đó dùng lưỡi dao để rạch một vết trên da để lấy toàn bộ nang bã. Phương pháp này có ưu điểm là ít xâm lấn và tương đối an toàn cho người bệnh.

Điện dung sóng ngắn

Trường hợp người bệnh bị mụn bọc vùng kín do virus gây ra sẽ được điều trị bằng kỹ thuật điện dung sóng ngắn. Các chuyên gia cho biết, đây là phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả, có tác dụng tiêu diệt virus, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách phòng ngừa nổi mụn ở vùng kín

Nữ giới hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng nổi mụn bọc ở vùng kín bằng các biện pháp sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn, nên dùng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm các bệnh về đường tình dục, đặc biệt không được quan hệ bừa bãi với nhiều người.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Không thụt rửa âm đạo bằng các loại xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh. Vì điều này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Sử dụng đồ lót khô ráo, được giặt sạch sẽ. Nên dùng loại quần lót co giãn bằng cotton để tránh bí bách, đổ mồ hôi.
  • Nên thay mới quần lót sau khoảng 3 tháng một lần.
  • Tiêm chủng vacxin để phòng ngừa virus HPV.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng mọc mụn bọc ở môi lớn vùng kín. Hy vọng những chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó chủ động hơn trọng việc thăm khám và điều trị bệnh, giúp chăm sóc sức khỏe vùng kín được tốt hơn.

Cập nhật lúc 11:54 - 20/05/2024
4.2/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo