Áp Xe Vùng Kín – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Áp xe ở vùng kín cần hết sức chú ý để có phương pháp xử lý sớm và triệt để. Thông thường tình trạng này xảy ra là do áp xe ở tuyến Bartholin nằm ở cửa âm đạo. Tình trạng này không xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ảnh hưởng khả năng sinh sản,… Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách điều trị, chăm sóc phù hợp. 

Áp xe ở vùng kín là gì?

Áp xe là tình trạng viêm nhiễm có biểu hiện là các khối mềm màu hồng, đỏ. Bên trong có chứa dịch mủ, cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu, mảnh vụn, gây ngứa, đỏ rát, viêm sưng tấy và đau khi chạm vào. Nếu xuất hiện tình trạng bị áp xe vùng kín thì khả năng lớn nhất là áp xe tuyến Bartholin.

Bị áp xe ở vùng kín do viêm nhiễm tuyến Bartholin
Bị áp xe ở vùng kín do viêm nhiễm tuyến Bartholin

Đây là một tuyến nằm ở vị trí cửa âm đạo, hướng 4 giờ và 8 giờ, có kích thước vô cùng nhỏ, cấu tạo hình cầu. Tuyến này có nhiệm vụ chính giúp tiết dịch nhầy bôi trơn âm đạo khi giao hợp, giữ ẩm cho âm đạo. Đồng thời tuyến này cũng có nhiệm vụ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

Khi tuyến Bartholin bị tắc nghẽn, nhưng hoạt động tiết dịch nhầy vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng kéo dài sẽ hình thành, tích tụ các u cục, tạo nên các ổ áp xe nghiêm trọng. Mặc dù áp xe đường kính khoảng 3cm nhưng gây ra những cơn đau đáng kể.

Theo thống kê thì 2% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ gặp phải tình trạng áp xe tuyến Bartholin. Trong khi hầu hết phụ nữ bị áp xe vùng kín đều có thể hồi phục hoàn toàn thì cũng có một số trường hợp dễ bị tái phát, nhiễm trùng trở lại.

Nguyên nhân dẫn đến áp xe vùng kín

Áp xe tuyến Bartholin xảy ra khi tuyến này bị viêm nhiễm, tắc khiến dịch tích tụ lại và gây nhiễm trùng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe ở vùng kín là sự xâm nhập của vi khuẩn vào mô dưới da và tuyến Bartholin. Gây ra các phản ứng viêm nhiễm, tích tụ và hình thành áp xe.

Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn như E. Coli, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nấm Chlamydia, bệnh lậu. Chất lỏng tích tụ trong tuyến có thể mất nhiều năm mới tại thành u nang, nhưng cũng có áp xe có thể hình thành nhanh chóng sau đó. Tình trạng nhiễm trùng và sưng tấy tiến triển có thể khiến khối áp xe bị vỡ, gây đau đớn. Thông thường áp xe sẽ chỉ xảy ra ở một bên tuyến Bartholin ở âm đạo tại một thời điểm.

Một số những yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến áp xe Bartholin:

  • Quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố rủi ro gây áp xe vùng kín, do lây nhiễm bệnh qua đường tình dục như lậu cầu, Chlamydia.
  • Phụ nữ mắc bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ. Đây là điều kiện lý tưởng để tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tuyến Bartholin gây tắc, ứ dịch, áp xe.
  • Các chấn thương từ bên ngoài ở vùng sinh dục có thể hình thành ổ áp xe ở vùng kín.

Dấu hiệu nhận biết bị áp xe ở vùng kín

Khi bị mụn áp xe ở vùng kín bạn rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng khá rõ ràng như:

  • Đau, viêm sưng ở một bên hoặc cả hai bên ở môi bé âm đạo. Cơn đau này sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn quan hệ tình dục. Trường hợp bị nặng có thể gây đau ngay cả khi bạn đi bộ, ngồi xuống.
  • Dùng tay có thể chạm và cảm nhận được cục sưng, cứng, ấm nóng, có màu hồng, ở một hoặc cả hai bên môi bé, gây vướng víu, khó chịu.
  • Tăng tiết dịch âm đạo, ẩm ướt, rối loạn tiểu tiện.
  • Cảm thấy đau mỏi toàn thân, bị sốt cao, ớn lạnh, cơ thể suy nhược.
  • Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện ở một bên của môi bé, rất hiếm khi xảy ra ở cả hai bên.

Bài đọc thêm: Mụn Áp Xe Là Gì, Có Tự Khỏi Không, Điều Trị Thế Nào?

Đau và viêm sưng ở âm đạo là dấu hiệu của bệnh lý
Đau và viêm sưng ở âm đạo là dấu hiệu của bệnh lý

Bị áp xe Bartholin có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, tuỳ vào tình trạng viêm nhiễm, mức độ áp xe mà bệnh ảnh hưởng khác nhau đến sức khoẻ mỗi người. Không chỉ gây đau đớn, khó chịu, bất tiện trong cả cuộc sống hàng ngày và đời sống tình dục mà còn có thể gây ra những hệ luỵ khác:

  • Đau đớn khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, tránh né chuyện chăn gối.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,… Đặc biệt khi ổ áp xe bị vỡ, dịch mủ và vi khuẩn lây nhiễm sang các cơ quan khác.
  • Áp xe nếu không có hướng điều trị đúng cách nặng nhất sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Với mẹ bầu bị áp xe vùng kín thì việc điều trị càng khó khăn. Cản trở đến việc sinh nở, gây ra hàng loạt bệnh về da, hô hấp, kém phát triển, nhẹ cân ở bé.

Do đó, khi phát hiện ở vùng kín có ổ áp xe cần đến gặp các bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp và sớm nhất có thể.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ và phương pháp chẩn đoán

Thực tế khi bị áp ở vùng kín bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì tình trạng này rất khó để có thể tự xử lý tại nhà, dễ bị phát lại. Và đặc biệt nếu xử lý không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không nên bỏ lỡ: Có Nên Đi Spa Nặn Mụn Không Và Những Lưu Ý Cần Biết?

Siêu âm tuyến nang Bartholin để đánh giá tình trạng áp xe vùng kín
Siêu âm tuyến nang Bartholin để đánh giá tình trạng áp xe vùng kín

Để chẩn đoán áp xe Bartholin, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như sau:

  • Lấy mẫu dịch ở âm đạo và cổ tử cung, xét nghiệm để tìm kiếm các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục.
  • Siêu âm ở vị trí nang tuyến Bartholin.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo để đánh giá phần phụ và tử cung.
  • Các xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng nhiễm trùng như tổng phân tích tế bào máu, TPT nước tiểu, CRP.
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung.

Cần lưu ý trong một số trường hợp hiếm, áp xe tuyến Bartholin có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Sau khi khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp chuyên sâu, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chữa áp xe vùng kín hiệu quả nhất

Bệnh áp xe ở vùng kín rất dễ bị tái phát nên quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Tùy theo trường hợp, mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Điều trị khối áp xe nhỏ

Với khối áp xe nhỏ, chỉ ảnh hưởng dưới da thì phương pháp trị liệu chính là dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kết hợp giảm đau. Dịch mủ có thể tự chảy ra, khô miệng sau một thời gian điều trị.

Điều trị khối áp xe lớn, tình trạng nặng, tái phát nhiều lần 

Bác sĩ chỉ định tiến hành thủ thuật, gồm bóc tách, chích áp xe, rạch và dẫn lưu để dịch thoát ra ngoài, sau đó khâu kín miệng tuyến. Một số trường hợp cần bóc bỏ phần viêm nhiễm kết hợp tái tạo ống tuyến.

Thủ thuật bóc tách, chích rạch mủ áp xe được chỉ định để điều trị 
Thủ thuật bóc tách, chích rạch mủ áp xe được chỉ định để điều trị

Kết hợp cùng với sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị triệu chứng đi kèm như sốt cao, giảm đau, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bệnh nhân. Thường phẫu thuật sẽ được tiến hành sau khi điều trị kháng sinh tích cực vài ngày. Trong trường hợp áp xe dẫn đến nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tuyến Bartholin.

Xử lý và điều trị ung thư tuyến Bartholin 

Khi ung thư tuyến Bartholin được xác định bằng xét nghiệm giải phẫu bệnh thì bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị phẫu thuật kết hợp xạ trị.

Cách chăm sóc và biện pháp phòng ngừa cho phụ nữ

Có khoảng 20% bệnh nhân sẽ bị tái phát trở lại, chủ yếu với trường hợp tác nhân gây bệnh là do nhiễm trùng qua đường tình dục như lậu, chlamydia. Do đó để quá trình điều trị hiệu quả, ngừa tái phát cũng như phòng ngừa, bạn đọc cần chú ý những điều dưới đây:

  • Sau khi tiến hành thủ thuật cần giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa cẩn thận và không hoạt động tình dục khi chưa lành hẳn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp phòng ngừa bệnh lây nhiễm và các bệnh về phụ khoa khác.
  • Duy trì đường tiết niệu khỏe mạnh, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho cơ thể như việt quất, dâu tây, rau xanh,…
  • Khám và lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh uy tín, an toàn, không thực hiện tại các cơ sở không đủ điều kiện.
  • Khi bị áp xe không tự ý rạch, chích mủ mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của người có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về bệnh áp xe vùng kín, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức, điều trị sớm, dứt điểm tình trạng này, tránh ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Bài viết hấp dẫn:

Cập nhật lúc 11:42 - 20/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo