Mụn ở Quai Hàm: Nguyên Nhân, Điều Trị và Ngăn Ngừa Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn ở quai hàm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở nhiều người, nhất là trong độ tuổi dậy thì. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn ở quai hàm, các triệu chứng thường gặp và những phương pháp điều trị hiệu quả.

Nổi mụn ở quai hàm có đặc điểm gì?

Mụn quanh quai hàm thường xuất hiện do sự thay đổi thất thường của hormone trong cơ thể, vì thế còn được gọi là mụn nội tiết. Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, trong đó vùng quai hàm, cằm, cổ thường dễ nổi mụn nhất do đổ nhiều dầu.

mun o quai ham
Phụ nữ thường dễ bị mọc mụn ở quai hàm do vấn đề nội tiết tố

Đặc biệt, nổi mụn ở quai hàm nữ giới phổ biến hơn cả, nhất là ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt hay nội tiết tố ngoại sinh.

Đặc điểm của mụn này thường là những mụn viêm, mụn bọc có kích thước lớn, gây sưng đỏ, cảm giác đau, khó chịu, ngày càng phát triển nếu không được điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến mụn mọc ở quai hàm

Mỗi một vị trí mọc mụn trên cơ thể đều phản ánh những vấn đề khác nhau của sức khỏe. Vậy mọc mụn ở quai hàm là bị gì? Theo các chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn mọc ở cổ và quai hàm, cằm.

  • Tăng sản sinh dầu: Lượng dầu nhờn nhiều trên da có thể tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá và mụn mủ ở vùng quai hàm.
  • Thay đổi hormone: Thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, có thể làm tăng sự sản sinh dầu và dẫn đến mụn.
  • Vi khuẩn và nhiễm trùng: Việc vi khuẩn P. acnes gây nhiễm trùng lỗ chân lông cũng là nguyên nhân gây mụn ở quai hàm.

Bài đọc thêm: Mụn Thịt Có Tự Hết Không, Làm Sao Để Điều Trị Mụn Hiệu Quả?

Dấu hiệu

Dấu hiệu chung của các loại mụn ở quai hàm, quanh cằm, cổ là những sẩn viêm đỏ, có thể có nhân đóng hoặc nhân mở. Những loại mụn này thường khó nặn, nếu nặn sai cách dễ gây sẹo, viêm nhiễm nặng hơn, nhiễm trùng.

mun o quai ham
Mụn ở quai hàm gây đau, sưng đỏ và dễ bị viêm nhiễm

Một số loại mụn thường xuất hiện ở xương quai hàm, cổ và cằm như:

  • Nốt sần: Các nốt tổn thương không có đầu, thô ráp, khó chịu khi chạm vào.
  • Nổi nốt cục: Da ở quai hàm nổi vết sưng cứng, mụn đỏ trên bề mặt, đau dưới da.
  • U nang: Xuất hiện những khối u lớn, đau, hình thành ở dưới sâu dưới da và chứa đầy mủ, rất dễ để lại sẹo và nhiễm trùng.
  • Các loại mụn: Mụn viêm, mụn mủ, mụn không viêm, mụn đầu đen, mụn đầu trắng,…

Có thể thấy vùng quanh xương quai hàm, cằm có thể xuất hiện nhiều loại mụn với các tình trạng khác nhau.

Xem thêm thông tin: Các Loại Mụn Thường Gặp: Đặc Điểm Và Cách Phân Biệt Mụn

Chuyên gia giải đáp mọc mụn ở quai hàm có nguy hiểm không?

Mọc mụn ở quai hàm có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, tuy nhiên mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

  • Mức độ nhẹ: Mụn ở quai hàm thường biểu hiện bằng những nốt mụn mủ nhỏ, sưng đau và da xung quanh có thể đỏ. Trong trường hợp này, mức độ nguy hiểm thường không cao và có thể điều trị dễ dàng bằng các phương pháp chăm sóc da đơn giản.
  • Mức độ nghiêm trọng: Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách, mụn ở quai hàm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Những biến chứng có thể gặp phải bao gồm viêm nhiễm nặng, sưng mủ, và thậm chí nhiễm trùng da. Việc tự ý nặn mụn cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm và tổn thương da.
  • Nguy cơ nhiễm trùng máu: Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi tổn thương da quá lớn và nhiễm trùng lan sang các mô sâu hơn, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu. Đây là tình trạng rất nguy hiểm và cần phải được điều trị y tế kịp thời.

Các cách trị mụn ở quai hàm hiệu quả và an toàn nhất

Khi bị mụn ở quai hàm cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh lây lan, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Loại mụn này khá cứng đầu, khó điều trị và rất dễ bùng phát lại.

Dưới đây là những cách trị lên mụn ở quai hàm hiệu quả, an toàn và đơn giản nhất bạn có thể tham khảo.

Phương pháp dân gian

Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc từ các nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn mọc ở quai hàm một cách an toàn, lành tính.

mun o quai ham
Nghệ tươi là cách cải thiện mụn, mờ thâm, sáng da hiệu quả

Có thể kể đến như:

  • Rau má: Ép nước cốt rau má, thấm vào bông tẩy trang và thoa lên vùng da bị mụn trong khoảng 10 – 25 phút rồi rửa lại với nước mát. Mỗi tuần thực hiện thoa lên mụn 2 – 3 lần để có kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn.
  • Nghệ tươi: Ép nước cốt một nhánh nghệ và trộn cùng ½ hũ sữa chua không đường thành hỗn hợp đồng nhất. Sau khi làm sạch da mặt bạn thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng và để khô trong 15 phút và rửa lại. Công thức này không những giúp giảm mụn mà còn làm mờ thâm, trị sẹo, dưỡng da sáng đều màu.
  • Nha đam: Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ, tách phần gel và xay nhuyễn. Sau đó đắp trực tiếp gel lên vùng da bị mụn khoảng 20 phút và rửa lại sạch.
  • Mướp đắng: Dùng 1 quả mướp đắng bỏ lõi, cắt thành lát nhỏ và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt riêng và phần bã riêng. Bạn rửa mặt sạch sẽ, dùng bông tẩy trang thấm nước cốt mướp đắng, thoa đều lên da mụn 5 lần, dùng bã đắp lên da. Sau khoảng 15 phút bạn rửa lại mặt bằng nước sạch rồi để khô tự nhiên.
  • Bột lá trà xanh: Vắt nửa quả chanh vào 2 thìa cafe bột trà xanh rồi trộn đều thành hỗn hợp sền sệt. Sau khi rửa mặt thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút, để lưu lại trên da 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Với các phương pháp từ thiên nhiên bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần để có kết quả như ý. Phương pháp này đem lại tác dụng khá chậm và còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng da mụn của mỗi người.

Không nên bỏ lỡ: Lăn Trứng Gà Trị Mụn Hiệu Quả Không Và 5 Công Thức Đơn Giản

Dùng thuốc Tây y

Trước khi sử dụng thuốc Tây bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để nắm được tình trạng, mức độ tổn thương của da để có phương pháp phù hợp. Nếu mụn mọc ở quai hàm nữ giới do nội tiết tố rối loạn thì cần ưu tiên sử dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc Tây trị mụn mà bác sĩ có thể kê toa, chỉ định bạn sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh được kê theo đơn thuốc của bác sĩ.
  • Nhóm thuốc benzoyl peroxide, axit salicylic, retinol trị mụn giúp giảm sưng đỏ, giảm viêm nhiễm ở mụn.
  • Thuốc chống androgen kìm hãm quá trình tiết dầu thừa ở da, giảm mụn trứng da, phục hồi làn da.
  • Thuốc trị mụn isotretinoin giúp giảm nhanh triệu chứng viêm nhiễm, sưng đau ở da mụn.

Cần lưu ý bạn phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm bớt liều lượng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như khô da, môi khô ráp, đau nhức cơ khớp,…

Lưu ý và các cách chăm sóc da chuẩn y khoa khi bị nổi mụn ở quai hàm

Khi bạn bị nổi mụn ở quai hàm, việc chăm sóc da theo chuẩn y khoa là rất quan trọng để giảm thiểu việc mụn lan rộng và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những lưu ý và các cách chăm sóc da chuẩn y khoa bạn nên áp dụng:

Đảm bảo vệ sinh da thường xuyên

  • Rửa mặt đúng cách:Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không chứa hóa chất cồn quá mạnh để làm sạch da mà không làm khô da.
  • Rửa mặt đúng thời điểm: Rửa mặt sáng và tối, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn như sau khi đi ra ngoài đường, điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu và mồ hôi tích tụ trên da.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Ăn uống lành mạnh: Tránh đồ ăn có hàm lượng đường cao, gia vị cay nóng và đồ ăn nhanh. Thay vào đó, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước hàng ngày.
  • Giảm stress: Stress có thể làm gia tăng sự viêm nhiễm và kích thích tuyến dầu. Hãy tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, thể dục thể thao hay thậm chí là việc nghỉ ngơi thư giãn.

Theo dõi và bảo vệ da sau khi hồi phục

  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV có thể làm sạm da và làm lây lan mụn.
  • Theo dõi tình trạng da: Để ý các dấu hiệu bất thường trên da như sưng, đau, mủ hay sưng nề để có thể nhận biết kịp thời và điều trị.

Tránh tự ý nặn mụn: Việc tự ý nặn mụn ở quai hàm có thể làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo thâm. Thay vào đó, hãy để mụn tự vỡ ra hay điều trị bởi chuyên gia.

Sử dụng sản phẩm dưỡng da phù hợp: Chọn các sản phẩm không gây kích ứng và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Sản phẩm nên có thành phần làm dịu da và giảm sưng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết: Nếu mụn ở quai hàm không giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khi áp dụng đúng các lưu ý và cách chăm sóc da chuẩn y khoa khi bị nổi mụn ở quai hàm, bạn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mụn lan rộng và có làn da khỏe mạnh hơn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất.

Tìm hiểu thêm:

Cập nhật lúc 17:19 - 18/07/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo