Cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn và không để lại sẹo

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn và hạn chế tối đa sẹo và nhiễm trùng? Nặn mụn là việc tác động lực để loại bỏ nhân mụn nên cần thận trọng nếu không muốn mụn trầm trọng hơn hoặc khiến da bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là hướng dẫn để bạn biết cách nặn mụn bọc chai an toàn.

Cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn và không để lại sẹo
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn và không để lại sẹo

Khi nào nên áp dụng cách nặn mụn bọc bị chai cứng?

Mụn bọc chai cứng là một trong các thể mụn nặng và nguy hiểm nhất. Bởi nếu nhân mụn bị vỡ, nguy cơ bị nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác rất cao. Vì vậy, việc sớm loại bỏ nhân mụn là điều cần thiết.

Nặn mụn bọc bị chai là cách nhanh nhất để lấy nhân mụn ra khỏi nang lông và giúp da mau lành. Tuy nhiên, việc nặn mụn khiến da bị tổn thương nên chỉ được thực hiện khi mụn đã “chín”, tức là không còn ở trạng thái viêm, sưng, đầu mụn đã gom cồi và bắt đầu khô lại.

Khi bạn thấy nhân mụn nổi hẳn lên trên bề mặt da và se lại, nghĩa là nhân mụn đang trong quá trình đẩy lên, lúc này mụn có thể nặn được. 

Các trường hợp nào không được phép nặn mụn bọc chai?

Không phải trường hợp nào cũng có thể nặn mụn. Nhiều trường hợp nặn mụn sẽ khiến mụn lây lan nhiều hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thương sâu cho da, điển hình là:

  • Các dạng mụn bọc chai có nhiều ổ viêm, mưng mủ và không xuất hiện cồi mụn.
  • Mụn mọc theo từng mảng, theo chùm và có cảm giác đau đớn. 
  • Mụn bọc chai đang trong giai đoạn sưng và tấy đỏ, khi chạm vào có cảm giác đau.
  • Mụn bọc ác tính: Thường đi kèm với các biểu hiện nguy hiểm như sốt, viêm da, da bị đau nhức, buốt và khó chịu.

Có nên tự nặn mụn bọc bị chai tại nhà hay không?

Với các dạng mụn nhẹ và ít gây tổn hại cho làn da, bạn có thể tự thực hiện tự nặn tại nhà. Tuy nhiên, mụn bọc chai là dạng mụn nặng, phần nhân mụn ăn sâu dưới lớp biểu bì da và mức độ ảnh hưởng lớn. Vì vậy, việc nặn mụn bọc chai tại nhà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ:

  • Không lấy được hết nhân mụn, dẫn tới mụn vẫn tồn tại và bị viêm nặng hơn.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do không vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ.
  • Làm tổn thương da do sử dụng lực nặn mụn quá mạnh hoặc khiến tổn thương rộng ra các vùng da không bị mụn.
  • Kỹ thuật không khéo khiến da dễ bị sẹo rỗ, sẹo thâm.
Sẹo thâm, sẹo rỗ do nặn mụn không đúng cách
Sẹo thâm, sẹo rỗ do nặn mụn không đúng cách
  • Nặn khi mụn vẫn còn non hoặc nặn phải dạng mụn bọc độc gây nguy hiểm.

Vì vậy, việc nặn mụn nhất thiết phải được tiến hành bởi các cơ sở y tế hoặc trung tâm da liễu uy tín. Tại đây, bạn sẽ được xác định tình trạng mụn và phương pháp loại bỏ phù hợp, khi cần thiết có thể phải mổ mụn bọc bị chai.

Cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn, hạn chế để lại sẹo

Tùy theo từng trung tâm da liễu mà các bước có thể thêm, bớt hoặc khác biệt nhưng nhìn chung, quy trình nặn mụn sẽ tuân thủ theo các bước cơ bản dưới đây:

1. Bước 1: Vệ sinh và sát khuẩn da mặt

Đây là bước cơ bản cho mọi liệu trình chăm sóc và điều trị da liễu. Làm sạch da sẽ loại bỏ các vi khuẩn đang trú ngụ trên da, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu vào nang lông trong khi nặn mụn.

Bước làm sạch này thường sử dụng:

  • Nước tẩy trang: Sử dụng trong trường hợp có trang điểm, dùng kem chống nắng hoặc trường hợp da dầu, nhiều bụi bẩn cần làm sạch sâu.
Tẩy trang để làm sạch sâu
Tẩy trang để làm sạch sâu
  • Sữa rửa mặt: Sử dụng loại làm sạch dịu nhẹ, phù hợp với làn da để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi khuẩn.
  • Sát khuẩn: Sử dụng trong một số trường hợp da có nguy cơ bị viêm nhiễm cao, sát khuẩn sẽ ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập gây nhiễm trùng.

2. Bước 2: Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn

Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn ở đây bao gồm cả rửa sạch, sát khuẩn tay, vô trùng các dụng cụ sử dụng trong quá trình nặn mụn. 

Tất cả các dụng cụ hoặc đồ dùng sử dụng trong quá trình nặn mụn đều cần đảm bảo sạch sẽ và không mang vi khuẩn. Làn da khi nặn mụn là vết thương hở nên rất dễ bị nhiễm trùng, cần ngăn chặn mọi con đường xâm nhập của vi khuẩn.

3. Bước 3: Xông hơi để làm giãn nở lỗ chân lông

Xông hơi cũng là bước quan trọng để giúp nang lông giãn nở, quá trình lấy nhân mụn sẽ dễ dàng và ít gây đau đớn. Xông hơi cũng là cách để loại bỏ các chất bẩn trong lỗ chân lông, giúp làn da sạch sẽ, thông thoáng và đàn hồi tốt hơn.

Với những người bị mụn bọc chai, xông hơi còn là cách để giúp cồi mụn mềm ra. Mụn bọc chai thường có phần đầu mụn chai lì, rất khó tác động để lấy nhân mụn nên sử dụng hơi nước nóng sẽ hỗ trợ cho quá trình lấy nhân mụn dễ dàng hơn.

Thông thường, ở các trung tâm da liễu sẽ có dụng cụ để xông hơi chuyên biệt. Nguyên liệu sử dụng có thể là muối khoáng hoặc các loại thảo dược lành tính cho làn da.

4. Bước 4: Nặn mụn bọc bị chai

Các chuyên viên da liễu hoặc bác sĩ có thể nặn bằng tay hoặc sử dụng các dụng cụ nặn mụn để loại bỏ nhân mụn. Trong đó, thông dụng nhất là sử dụng que nặn mụn.

Nặn mụn bọc bị chai
Nặn mụn bọc bị chai

Đầu nhọn của que nặn mụn sẽ sử dụng để chích đầu mụn, đầu vòng tròn còn lại sẽ sử dụng ấn xuống để đẩy nhân mụn ra ngoài. Thao tác nặn mụn sẽ sử dụng lực vừa phải để vừa đủ đẩy nhân mụn ra ngoài mà không gây tổn thương nhiều cho dan.

5. Bước 5: Sát khuẩn và chăm sóc da sau mụn

Sau khi nặn mụn, các chuyên viên, bác sĩ sẽ sát khuẩn cho vị trí nặn mụn. Dung dịch thường được sử dụng là nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng như Povidine 10% để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Bạn sẽ được hướng dẫn chế độ chăm sóc da và chế độ ăn uống để da hồi phục nhanh nhất. Thông thường, những ngày đầu sau khi nặn mụn, bạn chỉ nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý để đảm bảo cho da nhanh lành và sát khuẩn vết thương.

Những lưu ý quan trọng khi áp dụng cách nặn mụn bọc bị chai cứng

Để việc nặn mụn bọc chai cứng hiệu quả và tránh các nguy cơ viêm nhiễm, sẹo thâm, sẹo rỗ, bạn nên lưu ý: 

  • Tuyệt đối không tự ý nặn mụn vì mụn bọc chai là dạng mụn nghiêm trọng, cần kỹ thuật và tay nghề xử lý tốt.
  • Sau khi nặn mụn, không sử dụng mỹ phẩm tại vị trí nặn mụn, kể cả các loại sữa tắm, dầu gội cũng nên tránh, không nên trang điểm trong thời gian này.
Lưu ý chăm sóc da sau nặn mụn
Lưu ý chăm sóc da sau nặn mụn
  • Không sử dụng các công cụ có khả năng gây tổn thương vùng da mới nặn mụn xong như: máy rửa mặt, miếng rửa mặt, cạo râu,…
  • Tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ sau quá trình nặn mụn.
  • Che chắn cẩn thận cho da, tránh môi trường nhiều khói bụi, nên bịt khẩu trang khi ra ngoài và làm sạch da bằng nước muối sinh lý khi ở ngoài về nhà.
  • Sau 3 ngày, bạn có thể áp dụng các bước chăm sóc da nhưng nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, tránh các loại chứa cồn, hương liệu và chất tẩy để tránh gây kích ứng, tổn thương da.
  • Hạn chế tối đa việc sờ tay lên mụn vì có thể truyền vi khuẩn khiến nốt mụn bị viêm nhiễm.
  • Giặt sạch khẩu trang, gối, chăn để đảm bảo làn da không bị tiếp xúc với các đồ vật chứa vi khuẩn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tránh các loại đồ ăn cay nóng, chứa cồn hoặc chất kích thích.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và ngủ sớm để làn da có sức đề kháng tốt, nhanh chóng hồi phục và tránh tình trạng mụn quay trở lại.

Trên đây là hướng dẫn cách nặn mụn bọc chai cứng đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tình trạng sẹo mụn. Nặn mụn là tác động cơ học lên da, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng và sẹo thâm, sẹo rỗ nên bạn cần đến các trung tâm da liễu uy tín để được hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các chế độ chăm sóc da sau nặn mụn để làn da hồi phục nhanh nhất.

Tham khảo thêm :

Cập nhật lúc 10:53 - 21/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo