Chuyên Gia Giải Đáp Nên Nặn Mụn Bọc Không, Chăm Sóc Da Thế Nào?
Mụn bọc là một trong số những loại mụn cứng đầu, gây nhiều đau nhức, sưng tấy cho người bị. Mọi người thường có thói quen thấy mụn sẽ chủ động nặn, nhưng liệu có nên nặn mụn bọc không, phải chăm sóc da như thế nào sau khi nặn để đảm bảo không để lại sẹo? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chuyên gia giải đáp có nên nặn mụn bọc không?
Mụn bọc thường nổi ở cằm và mũi, thuộc nhóm mụn viêm nhiễm khá nặng, dễ để lại sẹo lõm, sẹo lồi hoặc sẹo thâm rất khó mờ trên da. Nhiều người khi thấy mụn xuất hiện đều nhanh tay muốn nặn ngay nốt mụn này, nhưng bạn chưa biết rằng, nặn sai cách sẽ gây ra rất nhiều tổn thương trên da.
Đối với câu hỏi có nên nặn mụn bọc không, các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm da liễu Đông y cho biết, mụn bọc không nên nặn khi nhân mụn chưa đẩy lên và chưa se lại.
Khi mới xuất hiện, mụn sẽ có trạng thái ứng đỏ, sưng tấy nhưng chưa thể nhìn thấy nhân, bởi lúc này nhân mụn vẫn còn ẩn sâu bên dưới. Qua một vài ngày, bắt đầu dần lộ đầu trắng, bên trong có nhân và mủ khá nhiều, mụn gây cảm giác đau nhức, ửng đỏ khó chịu cho người bị. Hơn nữa, loại mụn này cũng không dễ đẩy nhân mụn lên hẳn bề mặt da, vì vậy nếu bạn cố nặn khi mụn chưa chín sẽ khó tránh khỏi các vết sẹo.
Để nặn bỏ hết nhân mụn, cần biết được thời gian phù hợp. Với những nốt mụn bọc nhẹ, diện tích mụn không lớn, chúng ta có thể nặn khi đã thấy nhân mụn khô lại và trồi ra ngoài.
Còn lại, nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây, chuyên gia khuyến cáo không được nặn:
- Mụn bọc mọc tập trung thành các cụm, mụn ấn vào thấy hơi mềm và đau, mủ trắng xuất hiện giữa ổ mụn. Nếu mụn không may bị vỡ, mủ chảy ra sẽ có mùi khá hôi và dễ làm lan mụn sang các khu vực da khỏe mạnh ở xung quanh.
- Mụn có nhiều ổ viêm nhiễm sưng tấy nặng, xuất hiện các cục đỏ trên da, dù rất đau và đã qua nhiều ngày nhưng không nhìn thấy nhân mụn.
- Mụn ác tính xuất hiện với triệu chứng viêm nhiễm và gây sốt cho người bị, diện tích mụn khá lớn, làm vùng da quanh chân mụn sưng to và ửng đỏ, rất đau nhức.
Nếu bạn không biết cách nặn cũng như không xác định được tình trạng của mụn, có thể khiến mụn ngày càng viêm nhiễm hơn, tích tụ nhiều máu độc gây thâm và sẹo lõm. Khi này, quá trình điều trị về sau sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể kiểm soát mụn hoàn toàn.
Mụn bọc xuất hiện sau bao lâu có thể nặn?
Mụn bọc sau bao lâu có thể nặn được là câu hỏi cũng khá nhiều chị em đặt ra. Theo đó, như chúng tôi có chia sẻ ở trên, chỉ khi nhìn thấy nhân mụn đã trồi lên, cồi mụn khô thì chúng ta có thể tác động để loại bỏ mụn. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào mức độ mụn nặng hay nhẹ, có bị viêm mủ không.
Theo đánh giá từ chuyên gia, mụn bọc diện tích nhỏ thường sẽ cần từ 2 đến 3 tuần kể từ khi bắt đầu xuất hiện để khô cồi mụn. Với các nốt mụn lớn, thời gian có thể kéo dài tới 1 tháng. Do đó, tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc tốt nhất.
Quy trình nặn mụn bọc chuẩn nhất
Nặn mụn bọc như thế nào để hạn chế tối đa các vết sẹo, thâm mụn là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để có thể loại bỏ mụn tận gốc và không gây ra các tổn thương nghiêm trọng, cần thực hiện theo quy trình cụ thể dưới đây:
Làm sạch da
Làm sạch da trước khi nặn mụn là bước vô cùng quan trọng. Theo đó, bạn cần tẩy trang và rửa mặt với các sản phẩm chuyên dụng. Đây là yêu cầu bắt buộc trước khi nặn bất cứ loại mụn nào.
Đối với tẩy trang, không dùng loại có tính tẩy rửa mạnh hay chứa cồn để không gây kích ứng cho làn da. Bông tẩy cũng dùng loại có mặt mềm mịn, không dùng bông cứng và bong xơ sợi sẽ dễ gây xước nốt mụn và bề mặt da.
Với sữa rửa mặt, ưu tiên các sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất thiên nhiên dịu nhẹ, độ pH trung bình, làm sạch tốt nhưng không gây ra các kích ứng trên da.
Vệ sinh tay và dụng cụ
Tiếp theo, chúng ta cần làm sạch tay và những dụng cụ hỗ trợ nặn mụn bọc. Các loại dụng cụ cần sát khuẩn sạch với nước nóng 100 độ hoặc cồn, oxy già và để khô ráo hoàn toàn. Rửa tay sạch sẽ với xà bông và có khăn lau sạch. Như vậy, có thể loại bỏ sạch các vi khuẩn, tránh trường hợp chúng bám lên mụn và gây viêm nhiễm nặng hơn.
Xông hơi trước khi nặn mụn bọc
Khi nặn mụn bọc, cần có bước xông hơi để làm giãn nở toàn bộ lỗ chân lông, da mềm hơn sẽ dễ dàng đẩy nhân mụn lên khỏi bề mặt cũng như giúp bạn giảm đau nhức khá tốt.
Nếu bạn không có máy xông hơi, có thể nấu một nồi nước sôi và đưa mặt lại gần nồi, khoảng cách 35 – 40cm cho hơi nóng bốc lên mặt trong 5 phút là được.
Chích đầu mụn
Xông hơi xong sẽ bắt đầu quá trình lấy nhân mụn. Trước tiên, sử dụng kim tiệt trùng để chích nhẹ vào đầu nốt mụn. Lưu ý, chỉ làm trên những mụn được xác định có thể nặn được, mụn đã gom cồi rõ rệt. Không chích vào những nốt mụn mới, chưa rõ nhân.
Gẩy nặn mụn
Khi đã chích được phần đầu của mụn, bạn sẽ lấy nhân mụn ra một cách cẩn thận để không gây ra thâm và sẹo lõm. Chúng ta sẽ dùng phần đầu tròn của cây lấy mụn chuyên dụng, ấn nhẹ nhàng xuống nốt mụn sao cho lực tập trung vào nhân mụn. Khi nhân trồi lên, tiếp tục ấn cho ra hết nhân cũng như toàn bộ dịch vàng và máu sạch khỏi ổ mụn. Như vậy sẽ không bị sẹo thâm.
Rửa lại mặt và thoa kem
Sau khi đã lấy hết nhân ở các nốt mụn bọc có thể nặn, tiếp tục vệ sinh lại da mặt một lần nữa. Lúc này cần dùng các sản phẩm có tính sát khuẩn để làm sạch các dịch và máu dính trên da. Ngoài ra, đắp một lớp mặt nạ phù hợp để làm dịu da nhanh chóng. Các loại kem làm dịu da chuyên dụng cũng có thể dùng để da nhanh lành lại hơn.
Trong vòng 3 ngày sau khi nặn mụn bọc, chỉ dùng nước lọc để làm sạch da, không dùng bất cứ tẩy trang và sữa rửa mặt nào. Đồng thời, cũng không thoa serum, kem dưỡng cho da. Để làm dịu các vết thương, bạn có thể dùng một số mặt nạ từ mật ong, nha đam.
Gợi ý các cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn xong, nhiều người tỏ ra khá băn khoăn không biết nên làm thế nào để chăm sóc da nhanh lành lại, hạn chế nguy cơ hình thành thâm và sẹo lõm. Do đó, chúng tôi đã tổng hợp một số hướng dẫn cụ thể dưới đây.
Chườm đá lạnh cho da
Sau khi đã kết thúc nặn mụn, các chị em có thể tận dụng đá lạnh sẵn có tại nhà để giảm sưng đỏ trên da. Cách làm này cho hiệu quả tốt, an toàn với da và rất dễ thực hiện. Bạn hãy dùng một vài viên đá già, bọc lại bằng khăn vải sạch và chườm nhẹ nhàng lên da. Thoa đều quanh miệng vết thương trong 5 phút rồi nghỉ 5 phút, sau đó tiếp tục thoa và nghỉ giữa chừng.
Sát khuẩn cho da
Như chúng tôi có đề cập tới trong quy trình nặn mụn, trong 3 ngày đầu bạn sẽ không được dùng tẩy trang hay sữa rửa mặt để làm sạch da. Ngoài nước lọc, chúng ta cũng có thể dùng thêm nước muối sinh lý để làm rửa và kháng khuẩn rất an toàn. Mỗi ngày, dùng nước muối 2 lần vào buổi sáng và tối để lau nhẹ nhàng lên vùng da mới lấy nhân mụn, sau đó rửa lại mặt bằng nước lọc.
Cân bằng độ ẩm, pH cho da
Từ ngày thứ 4 trở đi, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm bình thường để chăm sóc da. Tuy nhiên lúc này vẫn nên dùng các loại dịu nhẹ, lành tính, thành phần không quá phức tạp để bổ sung độ ẩm và cân bằng pH cho da.
Các loại kem dưỡng và serum nên dùng sản phẩm có kết cấu lỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh chóng. Sau khi rửa mặt, chị em thoa toner bằng bông tẩy trang như bình thường, tiếp đó dùng serum để ngừa thâm và khóa lại bằng một lớp kem dưỡng vừa đủ.
Không treatment sau khi nặn mụn bọc
Sau khi nặn mụn, da vẫn còn rất yếu, vì vậy bạn tuyệt đối không dùng những sản phẩm serum, kem hay các acid trị mụn, các loại treatment trên da. Đặc biệt, không thoa vitamin C, E, retinol, AHA, BHA, các mỹ phẩm có thành phần cồn. Đây là những yếu tố dễ kích thích miệng nốt mụn chưa lành, làm da trở nên viêm nhiễm và có thể bị mưng mủ, tấy đỏ rất nguy hiểm.
Sử dụng mặt nạ tự nhiên
Các chị em có thể tận dụng các loại mặt nạ tự nhiên quen thuộc để đắp mỗi tuần giúp da lành lại nhanh hơn, dưỡng da khỏe mạnh và tạo sự đều màu, sáng hồng cho da. Có khá nhiều công thức khác nhau, tuy nhiên đa số người dùng vẫn lựa chọn những loại sau:
Mặt nạ từ sữa tươi không đường: Trong sữa tươi có chứa lượng lớn các acid lactic cùng nhiều vitamin. Giúp làn da có thể sạch thoáng hơn, lỗ chân lông không tích tụ tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn. Mặt nạ sữa tươi được khuyến khích dùng mỗi tuần 2 – 3 lần, duy trì đều đặn sẽ thấy da có sự thay đổi lớn, mềm mịn và sáng khỏe hơn.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy rửa mặt thật sạch trước, thấm cho khô hết nước và dùng sữa tươi ở nhiệt độ thường thoa đều lên da.
- Có thể dùng mặt nạ giấy để ngấm sữa tươi và đắp lên mặt cũng được.
- Sau 15 phút, gỡ mặt nạ và rửa mặt lại lần nữa bằng nước mát.
Mặt nạ tinh bột nghệ: Nghệ có chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành sẹo cũng như ngăn chặn thâm mụn. Nhiều chị em đã lựa chọn mặt nạ tinh bột nghệ trộn với sữa chua và mật ong để sử dụng sau khi nặn mụn bọc. Công thức này giúp làn da lành lại nhanh, da sáng, mềm, hạn chế tình trạng ửng đỏ hay sưng tấy rất rõ rệt. Các vết thâm và sẹo lõm cũng không có cơ hội hình thành.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 thìa tinh bột nghệ, trộn với 1 thìa sữa chua không đường và thêm vào 1 thìa mật ong.
- Rửa mặt thật sạch với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và làm giãn nở lỗ chân lông.
- Đắp hỗn hợp lên da và thư giãn trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất phát huy hết công dụng.
- Sau đó dùng nước mát rửa lại mặt như bình thường và tiếp tục các bước dưỡng da tiếp theo.
Bảo vệ da cẩn thận khi ra ngoài
Để da có thể tái tạo tốt nhất, các bạn cần chú ý việc bảo vệ, che chắn cho làn da mỗi khi ra ngoài. Theo đó, đặc biệt cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tia UV sẽ dễ dàng gây phá hủy elastin, collagen dưới da, cản trở quá trình lành vết thương, làm sạm da và dễ xuất hiện nám. Do vậy, cần che chắn cẩn thận cho da, dùng kem chống nắng phù hợp ngay cả khi trời không nắng.
Không trang điểm khi da đang tái tạo
Để da có thể lành lại nhanh chóng và hoàn hảo nhất, chị em cũng không trang điểm cho tới khi đã hồi phục hoàn toàn. Bụi, cặn trang điểm sẽ rất dễ tích tụ lại trong các miệng vết thương và lỗ chân lông, cản trở quá trình da tái tạo, gây viêm, kích ứng, da ửng đỏ mãi không liền lại.
Xem thêm: Top 7 Cách Làm Mụn Nhanh Chín Cực Đơn Giản, Hiệu Quả
Chế độ ăn uống chuẩn khoa học
Ngoài các biện pháp chăm sóc ở trên, các bạn sau khi nặn mụn cũng nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để da nhanh chóng khỏe đẹp như mong muốn. Cụ thể các thực phẩm nên dùng và nên tránh gồm:
Thực phẩm có lợi:
- Nên ăn nhiều rau củ có chứa chất xơ và vitamin dồi dào để da tái tạo tốt, lành vết thương, da sáng mịn hơn. Bạn có thể dùng rau cải, bí đỏ, bí xanh, rau ngót, bông cải xanh, củ dền, bầu,…
- Các đồ uống từ rau củ tươi như sinh tố, nước ép cam, quýt, bưởi, bơ, để tăng cường vitamin A, C, E giúp làm lành da, ngăn chặn thâm vào sẹo lõm.
- Thịt trắng sẽ rất tốt cho người sau nặn mụn.
- Kết hợp thêm chế độ ngủ nghỉ hợp lý, ngủ sớm, đúng giờ và tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể đào thải hết độc tố, da thư giãn và mạch máu dưới da lưu thông tốt nhất.
Thực phẩm có hại:
- Tránh ăn các món dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị và các chất bảo quản sẽ dễ kích ứng da, làm chậm quá trình da lành vết thương.
- Các đồ uống có cồn, có ga đều không tốt cho cơ thể, dễ gây kích ứng, viêm nhiễm, làm da bị mất nước, khô ráp bong tróc và xỉn màu hơn.
- Không ăn thịt đỏ, hải sản, rau muống và đồ nếp. Chúng sẽ làm da bị nổi sẹo rất khó chữa. Đặc biệt trong rau muống có thành phần madecassol sẽ kích thích da nổi sẹo lồi.
Nặn mụn bọc cần phải dựa theo tình trạng mụn cụ thể của mỗi người để đánh giá có thể tiến hành lấy nhân mụn hay không. Do vậy, người bị cần tới các thẩm mỹ viện, bệnh viện da liễu để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Tránh tự ý nặn mụn tại nhà sẽ rất dễ gây ra những ảnh hưởng xấu tới làn da, làm mụn trở nặng hơn và dễ để lại các vết sẹo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn có cách chăm sóc làn da tốt nhất sau khi lấy nhân mụn.
Tham khảo thêm :
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!