Nghe Chuyên Gia Đầu Ngành Chia Sẻ Cách Trị Dứt Điểm Bệnh Vảy Nến

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Vảy nến là căn bệnh mãn tính cực kỳ phổ biến. Ước tính, bệnh ảnh hưởng đến 2 – 3% dân số toàn cầu, tương đương với khoảng 125 triệu người mắc bệnh. Ở nước ta, tỷ lệ mắc vảy nến chiếm khoảng 5 – 7% tổng số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện, phòng khám da liễu. Vậy, phương pháp nào giúp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và ngăn bệnh tái phát?

Để trả lời thắc mắc trên, hãy cùng nghe những chia sẻ của thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn).

TIN BÁO CHÍ: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần là ai? Có giỏi không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần đã có hơn 40 năm thăm khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần đã có hơn 40 năm thăm khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Vảy nến – căn bệnh da liệu dai dẳng, khó điều trị

Thưa bác sĩ, vảy nến là gì và hiện nay có những cách nào để điều trị bệnh này?

Trong y văn của Hippocrates các đây hơn 2.000 năm trước đã mô tả một nhóm bệnh da khô, có bong vảy và mụn mủ, mà sau này được tách riêng thành các bệnh như vảy nến, chốc, phong và lichen. Vào đầu thế kỷ 19, bác sĩ da liễu người Anh tên Robert Willan là người đầu tiên tổng hợp những triệu chứng đặc trưng của một bệnh và đặt tên là “psoriasis”. Ở Việt Nam, giáo sư, bác sĩ da liễu Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên gọi bệnh này là vảy nến.

Theo Tây y, vảy nến là bệnh mãn tính, nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa được tìm ra. Bệnh được cho là có liên quan tới rối loạn miễn dịch và di truyền. Các triệu chứng của vảy nến khá đa dạng, không chỉ xuất hiện các tổn thương trên da mà còn xuất hiện ở niêm mạc, móng và các khớp xương.

3 giai đoạn của vảy nến thường gặp
3 giai đoạn của vảy nến thường gặp

Ở trên da, triệu chứng điển hình là những dát đỏ, phổ biến nhất là hình tròn hoặc oval, có giới hạn rõ với da khỏe mạnh, da khô, vảy da dễ bong tróc. Thường gặp nhất ở vị trí tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển…

Thương tổn móng có dạng chấm lõm hoặc vân ngang, có đốm trắng hoặc thành viền màu đồng kết hợp với vùng da xung quanh móng bong tróc.

Vảy nến ở niêm mạc, như quy đầu, lưỡi hoặc mắt dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bởi vậy, khi thấy những bất thường ở đây thì nên đi khám ngay để xác định rõ nguyên nhân.

Trong khi đó, thương tổn khớp là khó chịu nhất vì nó gây ra đau, viêm khớp giống như viêm đa khớp dạng thấp.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp điều trị, cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa sự bùng phát của vảy nến. Có thể kể tới như:

  • Các mẹo dân gian: Đây là cách trị vảy nến sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có, như giấm táo, lá trầu không, chanh, tỏi, cây lược vàng, dầu dừa…
  • Điều trị theo Tây y: Phổ biến nhất là điều trị tại chỗ với kem bôi và thuốc mỡ, như chất ức chế calcineurin, nhựa than, corticosteroid, bôi axit salicylic, retinoid, vitamin D… Những người bị vảy nến nặng có thể được chỉ định dùng điều trị toàn thân và sinh học, bao gồm thuốc cyclosporine, methotrexate hoặc retinoid dạng uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định liệu pháp quang hóa.
Một số ưu - nhược điểm khi điều trị vảy nến bằng Tây y
Một số ưu – nhược điểm khi điều trị vảy nến bằng Tây y
  • Điều trị theo y học cổ truyền: Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược, có thể kết hợp xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.

An Bì Thang – phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến

Với khá nhiều lựa chọn như vậy, bác sĩ có thể cho biết đâu là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả?

Đúng vậy, mỗi người bệnh đều có hy vọng thoát khỏi căn bệnh vảy nến khó chịu này. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược điểm riêng. Người bệnh nên cân nhắc kỹ để lựa chọn những gì phù hợp nhất cho bản thân.

Các mẹo dân gian là những gì được ông cha ta đúc rút từ kinh nghiệm thực tế. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự tiện lợi, tiết kiệm, dễ áp dụng. Chúng cũng mang lại hiệu quả nhất định, nhưng lại phụ thuộc vào cơ địa người dùng. Tức là, có người áp dụng khỏi, có người không.

Các mẹo này chỉ phát huy tác dụng đối với vảy nến mới chớm, chưa nghiêm trọng, giúp giảm triệu chứng chứ không loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Nhìn chung, có nhiều người bệnh khá mất công sức và thời gian dùng mẹo mà không thể cải thiện tình trạng bệnh.

Tây y vốn xác định vảy nến là một căn bệnh mãn tính, nên các phương pháp điều trị cũng chủ yếu chỉ nhằm hạn chế các triệu chứng của bệnh. Bởi vậy, tuy có thể giảm các triệu chứng vảy nến khá nhanh chóng, nhưng chỉ là tạm thời. Gốc rễ bệnh chưa được loại trừ nên khả năng tái phát rất cao. Hơn nữa, việc sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian kéo dài cũng khiến gan, thận mệt mỏi. Thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngược lại với Tây y, y học cổ truyền trị bệnh từ gốc, ưu tiên loại bỏ căn nguyên, các triệu chứng nhờ đó mới thuyên giảm. Bởi vậy điều trị vảy nến theo y học cổ truyền cần phải kiên trì, nhẫn nại. Một khi đã theo đúng liệu trình điều trị, người bệnh hoàn toàn có khả năng thoát khỏi căn bệnh này. Đây cũng là phương pháp điều trị vảy nến an toàn mà nhiều người bệnh lựa chọn.

Có thể thấy rằng y học cổ truyền là giải pháp toàn diện với nhiều ưu thế. Được biết, thời gian qua, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bị vảy nến. Xin bác sĩ chia sẻ thêm về hướng điều trị dứt điểm bệnh vảy nến của Trung tâm để độc giả được sáng tỏ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần:

Theo thống kê của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, mỗi năm, tỷ lệ mắc vảy nến chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân đến khám tại đây. Hầu hết những người bệnh tới Trung tâm thăm khám đều đã kinh qua không ít phương pháp điều trị vảy nến, cả hiện đại lẫn các mẹo dân gian, tuy nhiên lại không thể giải quyết triệt để bệnh, vảy nến vẫn tái đi tái lại. Có không ít bệnh nhân đã chán nản, buông bỏ và bằng lòng “sống chung với lũ”.

Trong y học cổ truyền, bệnh vảy nến được gọi là tùng bì tiễn, ngân tiêu bệnh hay bạch xác sang. Căn nguyên gây ra bệnh chủ yếu là do huyết nhiệt, kết hợp cảm phải phong hàn mà sinh bệnh. Dựa vào những tổn thương lâm sàng, tính chất và yếu tố khởi phát, bệnh vảy nến được chia thành nhiều thể riêng biệt, bao gồm:

  • Phong nhiệt
  • Phong huyết táo
  • Thấp nhiệt
  • Huyết nhiệt
  • Huyết ứ
  • Huyết hư
  • Nhiệt độc thương doanh
  • Mạch xung nhâm không điều hòa

Y học cổ truyền chữa bệnh dựa theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị”. Đây là nguyên tắc cơ bản trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đồng thời cũng là điểm đặc sắc của y học cổ truyền. Trong “Biện chứng luận trị”, sự nhận thức và quá trình chữa trị bệnh tật được cá thể hóa, tùy theo thể bệnh, tình trạng bệnh, độ tuổi, giới tính, cơ địa… của từng người, mà áp dụng phép chữa và bài thuốc khác nhau. Do đó, những bệnh nhân tuy cùng bị vảy nến, nhưng lại có thể bệnh khác nhau, các đặc điểm cơ địa khác nhau, sẽ được chữa trị bằng bài thuốc khác nhau.

Mỗi người bệnh tới Trung tâm sẽ được các thầy thuốc, bác sĩ y học cổ truyền hàng đầu thăm khám cẩn thận bằng phương pháp tứ chẩn (Vấn – Văn – Vọng – Thiết), phát hiện thể bệnh và các yếu tố các nhân khác. Một khi căn nguyên gây ra bệnh được khai phá, người thầy thuốc sẽ có được hướng điều trị phù hợp. Nói cách khác, y học cổ truyền chú trọng đi vào gốc rễ gây ra vảy nến, từ từ đào thải nó khỏi cơ thể, giúp người bệnh loại bỏ nó vĩnh viễn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Những năm gần đây, Trung tâm đã và đang ứng dụng bài thuốc An Bì Thang để điều trị vảy nến cho người bệnh. Phác đồ điều trị vảy nến với bài thuốc An Bì Thang đã được hoàn thiện. Bên cạnh sử dụng bài thuốc, các thầy thuốc và nhân viên của Trung tâm còn kết hợp tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện để hỗ trợ người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.

Thưa bác sĩ, so với những bài thuốc y học cổ truyền khác có cùng công dụng, An Bì Thang có những điểm đặc biệt gì để có thể điều trị dứt điểm bệnh vảy nến và nhận được sự tin tưởng của người bệnh?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần:

An Bì Thang là thành quả thu được sau của công trình nghiên cứu “Ứng dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị các bệnh viêm da dai dẳng” mà tôi và bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam dẫn đầu.

Ban đầu, bài thuốc này được sử dụng để điều trị mề đay, mẩn ngứa, nhưng khi được điều chỉnh công thức, chúng tôi phát hiện ra rằng nó có thể điều trị rất nhiều bệnh viêm da, trong đó có cả vảy nến. Và từ đó, chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu về từng căn bệnh viêm da để tối ưu hóa công thức điều trị hiệu quả cho từng bệnh cụ thể.

Mục tiêu của bài thuốc An Bì Thang là:

  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Dưỡng huyết, trừ thấp, khu phong
  • Cải thiện can, thận
  • Phục hồi, tái tạo tế bào da
  • Dưỡng da

Với bài thuốc này, chúng ta đã giúp cho hàng ngàn người bệnh thoát khỏi căn bệnh vảy nến dai dẳng.

So với những bài thuốc y học cổ truyền khác có cùng công dụng, An Bì Thang nổi bật bởi những ưu điểm như:

  • Cơ chế tác động “kép”

An Bì Thang là một trong những bài thuốc tiên phong trong việc dùng nhiều chế phẩm để tạo ra cơ chế tác động từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm nhỏ: Cao uống, cao bôi, thuốc ngâm rửa. Tuy có công dụng riêng rẽ, nhưng khi sử dụng cùng với nhau lại tương hỗ, tạo ra công dụng điều trị to lớn.

Bộ ba chế phẩm của An Bì Thang tạo nên cơ chế tác động “kép” giúp điều trị vảy nến dứt điểm, hiệu quả

So với các bài thuốc cổ truyền khác, An Bì Thang mang hơi hướng hiện đại, được nhiều người đón nhận vì tính tiện dụng và dễ sử dụng. Các chế phẩm được bào chế ở dạng cao và vị thuốc sấy khô đóng thành từng túi, cắt giảm công đoạn đun sắc, nâng cao trải nghiệm dùng thuốc.

  • Được bào chế từ hàng chục thảo dược quý

Các thảo dược quý được sử dụng trong bài thuốc An Bì Thang đã được chứng minh là có khả năng chống viêm, điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, chống vi trùng, chống nấm, giảm ngứa, chống tăng sinh tế bào sừng, đóng vai trò như chất làm mềm da… Chúng thúc đẩy quá trình bình thường biểu mô, làm giảm độ bám dính vảy hỗ trợ quá trình bong lớp mảng vảy dày trên bề mặt da dễ dàng hơn.

Công thức phối hợp các thảo dược này đã được nghiên cứu cẩn thận, tạo ra đột phá trong điều trị vảy nến

  • An toàn, lành tính

Bài thuốc An Bì Thang phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ sau sinh, người già… Trung tâm cũng chưa ghi nhận trường hợp nào có xảy ra biến chứng sau khi sử dụng thuốc.

Để bài thuốc đạt được sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng, chúng tôi đã luôn phải chú trọng tới chất lượng nguyên liệu đầu vào, nói không với dược liệu bẩn, rác dược liệu. Thảo dược được sử dụng cho mọi bài thuốc của Trung tâm đều được thu hái từ các vườn dược liệu chuẩn GACP-WHO, được kiểm nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào bào chế.

Dược liệu bào chế An Bì Thang hoàn toàn tự nhiên, an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

  • Hiệu quả được công nhận

Trước khi ứng dụng điều trị rộng rãi cho người bệnh, bài thuốc An Bì Thang đã phải trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng để đánh giá hiệu quả thực tế cũng như mức độ an toàn.

Khảo sát hiệu quả trên 500 bệnh nhân sử dụng 1 liệu trình An Bì Thang (khoảng 3 tháng) cho kết quả:

  • 100% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng khó chịu trên da sau 1 – 2 tuần sử dụng thuốc
  • 85% bệnh nhân chấm dứt được các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1 – 3 tháng
  • 13% bệnh nhân ở thể mãn tính thoát khỏi bệnh sau 3 – 5 tháng điều trị
  • 2% bệnh nhân thuyên giảm chậm, nguyên nhân do không thực hiện đúng chế độ ăn uống, sử dụng thuốc không đúng theo phác đồ đã được bác sĩ đưa ra trước đó

Tới thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào của bệnh nhân về việc vảy nến tái phát sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng An Bì Thang. Đây cũng là một trong những điểm khiến chúng tôi hết sức tự hào. Có thể giảm bớt gánh nặng bệnh tật, tài chính cho người bệnh, giúp người bệnh sớm ổn định cuộc sống, có tinh thần tốt, nâng cao chất lượng sống là sứ mệnh của Trung tâm. Điều quan trọng là người bệnh nên đi thăm khám kịp thời và thực hiện đúng phác đồ điều trị đã được bác sĩ chỉ định.

Vâng, xin cảm ơn về những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần về phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Để tìm hiểu thêm về phương pháp này, độc giả có thể liên lạc theo địa chỉ:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

  • Cơ sở Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, P. Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội – SĐT: 0972.196.616
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. HCM – SĐT: 0964.12.99.62
  • Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
Cập nhật lúc 12:31 - 20/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo