Cách Trị Ngứa Da
Để chữa trị bệnh ngứa da tại nhà, bạn có thể thử những phương pháp sau đây:
Cách trị ngứa da tại nhà bằng mẹo dân gian:
- Lá đơn đỏ: Lấy lá đơn đỏ, rửa sạch và áp dụng lên vùng da ngứa.
- Lá khế: Làm mịn lá khế và đắp lên khu vực ngứa.
- Lá đinh lăng: Sắc lá đinh lăng, sau đó áp dụng nước cốt lên da ngứa.
- Lá trầu không: Lấy lá trầu không giã nhuyễn và đắp lên vùng da ngứa.
- Nha đam: Dùng gel nha đam và thoa lên da ngứa.
- Lá ổi: Nghiền lá ổi và áp dụng như một loại kem lên vùng ngứa.
- Lá trà xanh: Pha trà xanh và để nguội, sau đó dùng bông tăm thấm nước trà xanh lên da ngứa.
Cách trị ngứa da bằng Tây y:
- Dexamethasone: Dexamethasone là một corticosteroid, thường được sử dụng dưới dạng kem để giảm viêm và ngứa.
- Hydrocortisone Cream 1%: Kem Hydrocortisone 1% có thể giúp giảm ngứa và sưng do các vấn đề da như dị ứng hoặc viêm nhiễm.
- Phenergan: Phenergan là một loại thuốc kháng histamine, giúp giảm ngứa và dị ứng.
Lưu ý: Mỗi người có một phương pháp điều trị khác nhau, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế.
Ngứa da là một triệu chứng thường gặp gây khó chịu trong quá trình hoạt động hằng ngày. Tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân thay đổi thời tiết, các món ăn hay các loại sữa tắm, xà phòng gây kích ứng da. Đây không phải tình trạng quá nghiêm trọng và có thể sử dụng các loại lá dân gian, thuốc tây ý để khắc phục. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách trị ngứa da tại nhà hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng.
Tổng quan bệnh ngứa da
Ngứa da là hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đưa tay lên gãi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là bệnh lý mà nó là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
Tùy theo cơ địa cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa của mỗi người mà thời gian ngứa sẽ dài ngắn khác nhau.
Bạn có thể bị ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Da đầu, mặt, lưng, lòng bàn tay, chân, ngứa ở vùng kín. Đặc biệt, nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngứa da lan rộng toàn thân, gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.
Da bị ngứa không đơn giản là hiện tượng bình thường, nhất là trường hợp ngứa kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Bởi vậy, xác định được nguyên nhân bạn sẽ có cách phòng tránh cũng như khắc phục một cách hiệu quả.
Nguyên nhân ngứa da có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong hoặc tác nhân bên ngoài. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da:
Nguyên nhân do bệnh ngoài da
Không ít người đặt ra câu hỏi rằng “ngứa da là dấu hiệu của bệnh gì?” bởi ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý ngoài da. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng, da bị ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh ngoài da như:
- Viêm da dị ứng: Người bệnh sẽ có hiện tượng da khô ngứa, nứt nẻ, sưng tấy. Bệnh phát triển theo đợt và thường xuyên tái phát.
- Mề đay (mày đay): Bệnh xuất hiện đột ngột gây ra tình trạng ngứa da, nổi những mảng sần trên cơ thể.
- Dị ứng thời tiết: Cơ địa mẫn cảm với thời tiết như nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột, khắc nghiệt... Khi bị dị ứng thời tiết người bệnh sẽ nổi mẩn ngứa ở một vùng da nhất định hoặc nổi toàn thân.
- Dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, hóa chất: Do sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cơ địa mẫn cảm với thuốc, hóa chất (xi măng, xà phòng, sơn...).
- Dị ứng với thực phẩm: Khi ăn phải thức ăn lạ, ăn hải sản, thực phẩm có chất bảo quản độc hại.
Da bị ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể
Mắc bệnh lý về gan, thận: Gan, thận có vai trò đào thảo chất độc hại nên khi hai bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến chức năng hoạt động bị ảnh hưởng gây tình trạng ngứa.
- Nhiễm giun sán: Chất thải của giun sán khi có quá nhiều lượng giun trong người sẽ kích thích hệ miễn dịch rồi gây ngứa.
- Bị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, làm cho da khô sần và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
- Bệnh về máu: Các vấn đề về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng...
- Bệnh xã hội: Da bị ngứa ngáy có thể khởi phát do cơ thể bị nhiễm virus lây nhiễm như giang mai, lậu, HIV...
- Bệnh suy giáp, cường giáp: Khi tuyến giáp gặp vấn đề da sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, bên cạnh đó là rối loạn kinh nguyệt, suy giảm sinh lý...
Những nguyên nhân khác
Bên cạnh là dấu hiệu của các bệnh lý thì ngứa da còn do các yếu tố khác gây ra, trong đó phổ biến là:
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, trẻ tuổi dậy thì... thường dễ bị ngứa da, nổi mụn nước, mụn nhọt...
- Căng thẳng: Nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh những độc tố ảnh hưởng tới da, gây ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Thời tiết: Thời tiết quá nóng khiến da bị cháy nắng và gây ngứa.
- Da khô: Môi trường sống, làm việc thường xuyên dùng điều hòa, máy lạnh, tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là ở những người cao tuổi sẽ làm khô da và gây ngứa.
- Phản ứng với thuốc: Cơ thể có thể phản ứng với thuốc nếu không hợp và gây phát ban, ngứa.
Từ vị trí xuất hiện thì có thể thấy rằng triệu chứng ngứa da có thể chỉ hạn chế ở một vùng da nhất định, hoặc cũng có thể xảy ra ở toàn bộ cơ thể. Bạn cũng cần nhớ rằng, không phải bất cứ trường hợp ngứa nào cũng có những tổn thương da đi kèm, bởi trên thực tế có rất nhiều người chỉ ngứa mà không có tổn thương da nào.
Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với các nốt mẩn ngứa, mụn nước và bạn thực hiện động tác gãi thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.
Thông thường ngứa da sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Ngứa da kèm hiện tượng nổi mẩn đỏ.
- Da ngứa và sần sùi.
- Da khô.
- Giảm số lượng tế bào ceramide (xét nghiệm).
- Da sạm đen.
- Ngứa rát da.
- Nổi mẩn khắp cơ thể.
- Những nốt ngứa có thể ở bề mặt da hoặc ẩn dưới da.
Lưu ý: Có nhiều trường hợp người bệnh trên da xuất hiện những nốt đỏ dưới da nhưng không ngứa. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da nguy hiểm. Nên khi gặp tình trạng này bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
7 cách trị ngứa da tại nhà bằng mẹo dân gian
Một số mẹo trị ngứa da tại nhà bằng các loại lá có thể kể đến như:
Lá đơn đỏ
Theo y học dân gian, lá đơn đỏ có tác dụng giảm ngứa tốt, giả độc tố, thanh nhiệt, giảm đau,... Ngoài ra, loại lá này còn được sử dụng để điều trị tình trạng mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy, mụn nhọt,... Ngoài cái tên đơn đỏ, lá còn được gọi là đơn tía, hồng liễu bối hoa, đơn tướng quân, đơn mặt trời. Lá có vị cay, hơi ngăm đắng nhẹ, lành tính với cơ thể. Người bệnh có thể chế biến theo cách sau:
- Trị ngứa theo dạng uống: Chuẩn bị cành và lá đơn đỏ khoảng 30g kết hợp với đậu ván tóa, bầu đất, thài lài mỗi nguyên liệu 15g. Rửa sạch và sắc cùng với 1,5 lít nước với lửa nhỏ. Sau khi đã cô lại khoảng 750ml, người bệnh hãy tắt bếp và lọc bỏ phần bã. Uống nước chia đều sau mỗi bữa ăn.
- Trị ngứa theo dạng bôi: Lá đơn đỏ cần được rửa sạch và để ráo nước. Cắt nhỏ lá và cho vào cối giã nhuyễn với một chút muối biển. Lấy phần bã và đắp lên vùng da bị ngứa và để trong khoảng 30 phút. Rửa sạch phần da vừa đắp và dùng khăn sạch thấm khô.
Lá khế
Trong lá khế có chứa một lượng lớn vitamin C, Flavonoid,... giúp người bệnh giải độc, giảm ngứa, chống oxy hóa vô cùng tốt. Loại lá này có vị chua, chát nhẹ, tính bình nên được sử dụng để điều trị cho các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay, dị ứng thời tiết. Đặc biệt, hạt khế cũng có tác dụng giải độc và an thần tốt. Khi loại lá này kết hợp với muối biển sẽ làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu, người bệnh hãy làm theo cách sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế nhỏ và rửa thật sạch. Lá cần để khô ráo và sau đó cho vào cối giã nát với 1 thìa cafe muối biển.
- Đắp hỗn hợp vừa giã lên phần da bị ngứa và để trong khoảng 15 phút trước khi rửa lại với nước ấm.
- Sử dụng đều đặn 1 lần/1 ngày có thể đẩy lùi được các bệnh về da.
Lá đinh lăng
Đinh lăng là loại lá có chứa các hợp chất alcaloid, glucoside, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… Đây điều là các hợp chất acid amin thiết yếu của sức khỏe. Lá có vị hơi đắng, tính bình, có thể sử dụng để chống dị ứng, giải độc, chữa ho ra máu,... Không những vậy, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng loại lá này còn có công dụng kháng viêm, giảm sưng nên rất thích hợp để điều trị tình trạng viêm da, ngứa ngáy.
- Bạn có thể lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch và để ráo nước.
- Sắc lá với nửa lít nước trong khoảng 20 phút cho đến khi cô lại còn 1 nửa.
- Lọc bỏ phần bã và để nước uống trong ngày, tránh tình trạng để qua đêm.
Lá trầu không
Lá trầu có chứa các chất như arecoline và alkaloids khác, có thể tạo cảm giác kích thích và có ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy cảm giác giảm ngứa giảm đi nhanh chóng. Lá trầu hoàn lành lành tính, có vị cay nồng và phù hợp với làn da của cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Từ nhiều đời nay, la trầu thường được sử dụng để làm nước tắm, nước xông hơi, bôi để trị mẩn ngứa hiệu quả.
- Sử dụng khoảng 15-20 lá trầu, rửa sạch và ngâm với nước muối trong 30 phút.
- Vò nát lá và cho vào nồi đun sôi để các chất trong lá được tiết hết ra ngoài.
- Lọc lấy bã và sử dựng nước để rửa vùng da bị ngứa hay tắm toàn thân.
- Kiên trì sử dụng 1 tuần 2-3 lần sẽ giảm tình trạng ngứa, mẩn đỏ hiệu quả.
Nha đam
Đây là một loại cây có tính chống viêm cao, giúp làm dịu da và trị các nốt mẩn đỏ rất tốt. Gel nha đam thường được chị em ưa chuộng với khả năng dưỡng ẩm, giúp làn da trở nên mềm mại. Ngoài ra, ưu điểm không thể không kể đến là khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Đầu tiên, sơ chế khoảng 2-3 lá nha đam bằng cách gọt sạch vỏ và ngâm qua ở trong nước muối. Lọc lấy phần gel ra một chiếc bát nhỏ.
- Rửa phần da bị ngứa với nước và thấm khô bằng khăn sạch.
- Đắp hỗn hợp trên khoảng 15 phút để vùng da bị ngứa có thể được làm dịu. Sau đó bạn có thể rửa lại bằng nước sạch, sử dụng với tần suất 2-3 lần/ ngày sẽ thấy công dụng hiệu quả.
- Không nên lạm dụng khiến cho da trở nên mỏng hơn, dễ nhạy cảm hơn và rất dễ bị kích ứng.
Lá ổi
Lá ổi có tính ấm, vị đắng nên khi sử dụng có thể giảm mẩn ngứa, đỏ rất tốt. Hiện nay, lá ổi còn được các nghiên cứu uy tín chứng minh các công dụng khác như giảm cân, ổn định đường huyết,... Đặc tính của loại lá này là kháng viêm, phục hồi da, chống oxy hóa và điều trị các bệnh viêm da. Sử dụng lá ổi tắm giảm mẩn ngứa khắp người ngay tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Chọn lá, búp ổi tươi và sạch, rửa bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn hoặc tạp chất.
- Đun sôi 2 lít nước với lá ổi trong khoảng 15 phút để nước ngấm hết các dưỡng chất.
- Hòa nước lá ổi cùng nước nguội và dùng để tắm, phần bã có thể sử dụng để bôi lên vùng da bị ngứa.
Lá trà xanh
Lá trà xanh có chứa nhiều tanin, vitamin và amino acid khác nhau. Đặc tính của lá là hỗ trợ chống oxy hóa, kháng khuẩn, làm lành các vết thương trên da. Lá có vị thơm đặc trưng, tươi mát, được sử dụng để sắc nước uống hay tắm để trị bệnh ngoài da. Bạn có thể an tâm sử dụng vì loại lá này rất lành tính, an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh rửa sạch và để ráo.
- Trước khi đun, bạn cần vò nhẹ lá và cho vào nồi với 2 lít nước. Khi sôi, hãy để om lá trong 15 phút nữa để các dưỡng chất có thể ra hết.
- Lọc bỏ phần lá và lấy nước, thêm nước lạnh vào để khi tắm có độ ấm vừa phải. Bạn cần duy trì tắm lá trong 3 ngày liên tục để có thể thấy được hiệu quả.
Cách trị ngứa da bằng Tây y
Đối với các trường hợp ngứa da dai dẳng không dứt, bạn có thể thể tham khảo và sử dụng các loại thuốc dưới đây.
Dexamethasone
Dexamethasone là một corticosteroid có tác dụng chủ yếu trong việc kiểm soát viêm nhiễm và phản ứng miễn dịch trong cơ thể và được sử dụng để giảm ngứa hiệu quả. Thành phần chính của thuốc là Dexamethasone có công dụng giảm ngứa ngáy, nổi mẩn. Ức chế khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm.
Cách dùng: Dexamethasone dạng viên nén dùng từ 0.75 – 9mg/ngày, chia làm 2 – 4 liều.
Giá bán tham khảo: 150.000 đồng/hộp x 50 vỉ 30 viên nén.
Hydrocortisone Cream 1%
Hydrocortisone Cream 1% là một loại kem chứa hydrocortisone, một corticosteroid, có khả năng làm giảm cảm giác ngứa do tác động trực tiếp lên các dạng tế bào và dạng nang chứa histamine, chất gây ngứa. Vùng da bị ngứa sẽ được làm dịu đi, giảm mẩn đỏ, sưng do các tác nhân gây kích thích miễn dịch. Mỗi gram kem chứa 10 mg hydrocortison, tức là 1%. Tá dược vừa đủ 1 mg chlorocresol (tức là 0.1%), 90 mg sáp nhũ hóa cetomacrogol, Paraffin lỏng. Paraffin dạng trắng và mềm.
Cách dùng:
- Rửa sạch và lau khô vùng da cần sử dụng thuốc.
- Thoa lên da một lớp mỏng và massage nhẹ nhàng vùng da bôi thuốc.
- Dùng 1-2 lần/ngày và tối đa trong 7 ngày.
Giá bán tham khảo: 35.000 – 45.000 đồng/ tuýp 15g.
Phenergan
Phenergan là tên thương hiệu cho promethazine, một loại thuốc thuộc nhóm chống dị ứng. Công dụng của Phenergan là giảm ngứa, phát ban, viêm. Làm thoát huyết tương ra khỏi thành mao mạch gây phù nề, tăng tính thấm thành mạch của các mô.
Cách dùng:
- Trước khi sử dụng, vùng da bị ngứa và tay bôi thuốc cần được vệ sinh sạch sẽ và thấm khô nước.
- Bôi 1 lớp mỏng và thoa đều cho thuốc thẩm thấu.
- Sử dụng bôi da tại chỗ, dùng 3-4 lần/ 1 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Giá bán tham khảo: 15.000 – 20.000 đồng/hộp 10g.
Clotrimazole
Đây là một sản phẩm thuốc dùng để điều trị giảm ngứa da hiệu quả. Thuốc ở dạng kem bôi điều trị bệnh nấm, ngứa rát, mẩn đỏ, giúp người bệnh thoải mái hơn.
Cách dùng:
- Làm sạch vùng da cần điều trị đau khô bằng khăn sạch.
- Thoa thuốc lên vùng da bị ngứa, để thuốc ngấm trong khoảng 15 phút. Vùng da bôi thuốc không nên quấn che hoặc băng vết thương.
- Tránh bôi thuốc vào vùng mắt, mũi, vết thương hở.
- Sử dụng kiên trì trong 4 tuần để thấy được hiệu quả.
Giá bán tham khảo: 13.000 đồng/hộp.
Medrol
Medrol là một loại thuốc corticosteroid, chứa hoạt chất methylprednisolone. Corticosteroid như Medrol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng, bao gồm các tình trạng viêm nhiễm và dị ứng. Thành phần chính của thuốc là Methylprednisolone. Dùng liều 4 – 48mg/ngày, tùy vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng:
- Liều dùng khởi đầu điều trị mỗi ngày có thể là từ 1 viên thuốc Medrol 4mg cho đến 3 viên thuốc Medrol 16mg (từ 4mg đến 48mg methyl-prednisolon mỗi ngày).
- Cần giảm liều xuống dần dần, tuyệt đối không được dừng sử dụng thuốc đột ngột.
- Khi sử dụng thuốc cần sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để tránh quá liều.
Giá bán tham khảo: 120.000 – 140.000 đồng/hộp.
Lưu ý khi trị ngứa da tại nhà
Khi điều trị ngứa da tại nhà người bệnh nên chú ý những điều sau:
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ có biện pháp khắc phục tốt nhất.
- Không gãi, chà xát quá mạnh lên vùng da bị ngứa da, điều này có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp việc điều trị với một lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, tránh tiếp xúc với các chất kích thích gây kích ứng.
- Sử dụng kết hợp kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu để giữ cho da không bị khô và giảm ngứa hiệu quả.
- Sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều lượng và thời gian điều trị. Đảm bảo không dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Nếu người bệnh đang mang thai cho con bú trẻ em dưới 18 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Khi sử dụng thuốc sẽ có một vài tác dụng phụ. Vậy nên khi thấy những dấu hiệu bất thường, hãy báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trên đây là những cách trị ngứa tại nhà hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp được. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!