Thuốc Bôi Viêm Da Tiếp Xúc

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Dưới đây là một số loại thuốc bôi được sử dụng trong điều trị các tình trạng viêm da tiếp xúc, như eczema, dermatitis, hoặc các vấn đề da liễu khác. Tuy nhiên, việc chọn lựa và sử dụng thuốc nên cần được sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

  • Dung dịch Jarish: Thường được sử dụng trong điều trị các bệnh ngoại da, có thể có thành phần chứa chất hoạt động kháng vi khuẩn hoặc chống nấm.
  • Hồ nước: Hồ nước cũng là loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc mang lại hiệu quả rất tích cực.
  • Thuốc tím: Các loại thuốc tím có thể được sử dụng cho mục đích chống nhiễm trùng hoặc điều trị da.
  • Thuốc bôi Diprosone: Là một loại corticosteroid, thường được sử dụng để giảm viêm, ngứa, và đỏ da trong các tình trạng viêm da.
  • Kem dưỡng có chứa vitamin E: Có thể giúp dưỡng ẩm và tái tạo da, Vitamin E cũng có khả năng chống oxy hóa.
  • Thuốc bôi ngoài da Fusidicort: Chứa fusidic acid và corticosteroid, thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da.
  • Thuốc bôi ngoài da Bactroban ointment: Chứa mupirocin, một loại thuốc chống nhiễm trùng, thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da.

Lưu ý rằng việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên được hướng dẫn bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị của bạn.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc được bày bán trên thị trường nhưng loại thuốc nào tốt nhất và mang lại hiệu quả cao sau khi điều trị? Dưới đây là những loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả nhất được các bác sĩ da liễu khuyên dùng, các bạn có thể tham khảo để rút ngắn quá trình điều trị bệnh của mình. 

Tổng quan bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc (Tên tiếng anh: Contact dermatitis) là một dạng viêm da kích ứng thường gặp ở cả nam và nữ, trong mọi lứa tuổi. Tình trạng này bắt nguồn từ việc da tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng như hóa mỹ phẩm, thực phẩm gây dị ứng, nhiều khi do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3 dạng viêm da tiếp xúc chính, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh thường xảy ra khi da chạm vào các hóa chất hoặc phải qua một quá trình có ma sát dẫn tới kích ứng da.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là phải ứng khi hệ thống miễn dịch cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Đây là tình trạng nặng, không được điều trị kịp thời gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, mưng mủ trong thời gian dài dẫn tới bội nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vị trí như:

  • Viêm da ở tay: Da vùng tay bị nổi nhiều sần đỏ, ngứa, đặt biệt ở vùng cánh tay, nóng tay và mu bàn tay.
  • Dấu hiệu bệnh ở mặt: Xuất hiện triệu chứng khô da, ửng đỏ, có mụn nước. Tuy nhiên nhiều người bệnh lại nhầm lẫn với triệu chứng bệnh về da khác nên điều trị không đúng cách.
  • Viêm da cơ địa ở chân: Nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da ở vùng ngón chân, lòng bàn chân và cả quanh bắp chân.

Theo bác sĩ Lê Phương, có nguyên nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên ở mỗi dạng viêm da có một tác nhân cụ thể khác nhau. Cụ thể như:

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng: Khi da tiếp xúc với những chất lạ gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này khiến cơ thể sản sinh ra các hóa chất gây viêm nhiễm, da bị kích ứng có hiện tượng ngứa, nổi mẩn. Một số tác nhân gây bệnh như tiếp xúc với hóa chất, dung môi, chất tẩy, dầu gội, chất Niken có trong các đồ trang sức, .....

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng:  Da tiếp xúc với chất độc hại và chỉ ảnh hưởng tới khu vực bị tiếp xúc với chất gây dị ứng đó. Tuy nhiên, nếu chất dị ứng đi vào cơ thể qua đường ăn uống, hương liệu,... thì có thể làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng toàn thân. Một số chất làm dị ứng thường gặp như:

  • Hóa chất có trong nước hoa, mỹ phẩm trang điểm,,…
  • Chất Formaldehyde có trong các thực phẩm có chất bảo quản.
  • Axit có trong quả pin
  • Chất tẩy rửa.
  • Sản phẩm có khả năng gây ra phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như kem chống nắng, xịt chống nắng hoặc thuốc chống nắng.
  • Chất pederin do côn trùng cắn như kiến ba khoang,...

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Bội nhiễm là hậu quả của viêm da tiếp xúc dị ứng và kích ứng nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi bệnh tiến triển nặng kèm theo phản ứng ngứa - gãi làm trầy xước da sẽ gây ra hậu quả nhiễm trùng, mưng mủ thậm chí là bội nhiễm để lại sẹo trên da và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn. Ở mỗi đối tượng, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

  • Ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu thường xuất hiện rất sớm, khoảng 2 - 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng biểu hiện như da khô và bong tróc vảy nhất ở vùng mặt, da đầu khiến trẻ cảm thấy khó chịu có phản ứng chà xát để giảm ngứa.
  • Trẻ em : Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ 2 tuổi với các dấu hiệu nổi bật như nổi phát ban trên những nếp gấp như khuỷu, khủy đầu gối. Vùng da bị bệnh trở nên dày hơn do cào gãi và có nhiều vết trầy xước trên da.
  • Triệu chứng bệnh ở người lớn: Xuất hiện ở khu vực tiếp xúc gây phản ứng với các dấu hiệu như phát ban trên da, da khô nứt nẻ, bong tróc vảy, nổi nhiều vết sưng mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, sưng, nóng, khó chịu,..

Các loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc an toàn, hiệu quả

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng, mức độ của bệnh tùy thuộc vào loại chất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc ngắn hay dài và quan trọng là tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Để điều trị viêm da tiếp bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và căn cứ vào mức độ bệnh để có chỉ định phù hợp. 

Sử dụng các loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến
Sử dụng các loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến

Một số loại thuốc trị viêm da tiếp xúc thường được sử dụng và mang lại hiệu quả tích cực có thể kể đến như:

Dung dịch Jarish

Với tác dụng giúp sát khuẩn, vệ sinh da loại thuốc này được sử dụng trong giai đoạn mới phát của bệnh viêm da tiếp xúc. 

Thành phần

  • Hoạt chất Acidum boricum
  • Hoạt chất Glycerin 85%
  • Aqua purificata (nước cất) 

Công dụng

Jarish là dung dịch có tác dụng làm sạch, dịu thương tổn trên bề mặt, hỗ trợ khử trùng vết thương trên da, cải thiện các triệu chứng viêm, sưng do các bệnh ngoài da.

Cách dùng, liều dùng

  • Sử dụng để vệ sinh da, làm sạch vi khuẩn, dịch tiết, sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch.
  • Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để hạn chế trầy xước, thương tổn lan rộng.
  • Thực hiện 2-3 lần/ngày, trong khi dùng thuốc nên để da thoáng, không cần băng kín hay sử dụng băng keo cá nhân.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng dung dịch Jarish đối với những trường hợp:
  • Bệnh nhân nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là Acidum boricum.
  • Thận trọng với những trường hợp bệnh nhân có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là tình trạng vết thương sâu.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không bảo quản gần nguồn nhiệt.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.
  • Không để sản phẩm dính vào mắt, không được nuốt.

Dung dịch Jarish được sử dụng để điều trị khi các tổn thương trên da mới xuất hiện
Dung dịch Jarish được sử dụng để điều trị khi các tổn thương trên da mới xuất hiện

Hồ nước là loại thuốc bôi viêm da tiếp xúc hiệu quả

Cũng giống như dung dịch Jarish, hồ nước cũng là loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc mang lại hiệu quả rất tích cực.

Thành phần

  • Zinc Oxide (Kẽm Oxit).
  • Calcium carbonate.
  • Glycerin.
  • Talc.
  • Nước cất.

Công dụng

  • Giảm tình trạng viêm sưng, đau trên bề mặt da.
  • Cải thiện tình trạng tổn thương trên da, tăng khả năng kháng khuẩn và bảo vệ trên bề mặt da tại những vị trí bị thương tổn.
  • Điều trị một số bệnh lý ngoài da như bệnh Eczema, viêm da, các triệu chứng dị ứng.

Cách dùng

Dung dịch hồ nước được dùng chuyên điều trị các vấn đề về ngoài da. Người bệnh chỉ cần thoa dung dịch hồ nước lên trên bề mặt da vùng bị tổn thương và để dung dịch thấm vào da, tuy nhiên để thuốc phát huy tác dụng, trong quá trình sử dụng nên lưu ý thêm các điểm sau:

  • Rửa thật sạch tay trước khi bôi thuốc. Tránh làm vết thương tiếp xúc với bụi bẩn gây nhiễm trùng da.
  • Đối với trẻ nhỏ, trước khi dùng thuốc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
  • Nên ngưng sử dụng dung dịch hồ nước nếu thấy các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ sau khi bôi.
  • Chống chỉ định với người bị dị ứng với thành phần của thuốc

Cách bảo quản

  •  Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, thoáng mát.
  •  Tránh để chất bẩn rơi rớt vào lọ dung dịch.
  •  Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc để những nơi quá ẩm thấp.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em, không uống dung dịch
  •   Đậy nắp lại ngay sau khi sử dụng.

Hồ nước có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và giúp vết thương chóng lành
Hồ nước có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và giúp vết thương chóng lành

Thuốc tím

Thuốc tím cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc nhiều nhất hiện nay. Theo phản hồi của rất nhiều người bệnh, thì sau một thời gian sử dụng thuốc tím, các tổn thương trên da đã có những biến chuyển rõ rệt

Thành phần chính

Kali pemanganat -  một hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả nhờ đặc tính chống oxy hóa

Công dụng

  • Thuốc tím có khả năng tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả.
  • Làm lành các tổn thương trên bề mặt da một cách nhanh chóng

Cách dùng, liều dùng

  • Dùng thuốc tím để điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh có thể được thoa trực tiếp lên da hoặc dùng pha nước tắm để sát khuẩn và làm săn chắc làn da.
  • Thoa thuốc hàng ngày, mỗi ngày từ 2-3 lần cho đến khi những tổn thương lành hẳn

Chống chỉ định

  • Dị ứng với thành phần trong thuốc
  • Băng kín vùng da được che phủ

Với thành phần chính là Kali pemanganat, thuốc tím chữa viêm da tiếp xúc rất hiệu quả
Với thành phần chính là Kali pemanganat, thuốc tím chữa viêm da tiếp xúc rất hiệu quả

Thuốc bôi Diprosone

Diprosone là thuốc đặc trị bệnh viêm da tiếp xúc được khuyên dùng bởi các bác sĩ da liễu hàng đầu. Đây là dạng thuốc mỡ bôi ngoài da và có thể dùng để điều trị cho những trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình rất hiệu quả và an toàn.

Thành phần

  • Betamethasone dipropionate
  • Dầu khoáng
  • Chất dưỡng ẩm
  • Ceteareth-30
  • Cetearyl 70/30
  • Monohydrate natri phosphat monohydrat R
  • Axit photphoric;
  • Chlorocresol và propylene glycol
  • Chất bảo quản.

Công dụng

Kem Diprosone có tác dụng tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng do chứng bệnh viêm da tiếp xúc gây nên như đỏ da, đau nhức, nóng rát bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch.

Chống chỉ định

Chống chỉ định kem Diprosone cho bệnh nhân quá mẫn cảm với betamethasone dipropionate hoặc bất kỳ thành phần nào trong các chế phẩm này.

Liều lượng sử dụng

Thoa một lớp mỏng kem Diprosone lên các vùng da bị tổn thương mỗi ngày một lần. Trong một số trường hợp tổ thương da nghiêm trọng, có thể  bôi 2 lần mỗi ngày.

Thuốc bôi Diprosone cũng là một trong những loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm da tiếp xúc
Thuốc bôi Diprosone cũng là một trong những loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm da tiếp xúc

Kem dưỡng có chứa vitamin E

Loại kem này có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm và giúp làm dịu những cơn ngứa do viêm da tiếp xúc gây nên. Các loại kem dưỡng chứa vitamin E thường được dùng trong trường hợp những tổn thương trên da đã đóng mài, khô ráp, bong tróc và gây ngứa.

Với kem dưỡng chứa vitamin E thì người bệnh có thể bôi hàng ngày lên những vùng da bị tổn thương, sau một thời gian sẽ thấy các triệu chứng của bệnh cải thiện rõ rệt.

Kem dưỡng có chứa vitamin E sẽ giúp dưỡng ẩm và làm dịu những cơn ngứa
Kem dưỡng có chứa vitamin E sẽ giúp dưỡng ẩm và làm dịu những cơn ngứa

Gentrisone

Thuốc Gentrisone được bào chế ở dạng kem bôi ngoài được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc

Thành phần

  • Betamethasone dipropionate
  • Clotrimazol
  • Gentamicin
  • Tá dược bao gồm: Stearyl alcohol, propylene glycol, etanol, propyl paraben và nước tinh khiết,…

 Chống chỉ định

Gentrisone chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người bị dị ứng nhóm aminoglycoside
  • Eczema ở tai có thủng màng nhĩ
  • Người bị loét da, lao da
  • Viêm da do nhiễm virus Herpes Zoster
  • Giang mai

Cách dùng – liều lượng

  • Làm sạch tay và vùng da bị tổn thương, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Lấy một lượng kem vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, sau đó đợi thuốc thẩm thấu vào da.
  • Không băng kín hay che đậy vùng da dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc 2 lần/ngày (sáng và tối) hoặc thể điều chỉnh liều lượng tùy vào phạm vi vùng da điều trị

Bảo quản

  • Bảo quản thuốc cẩn thận hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn gây biến chất và hư hại thuốc.
  • Cần đóng chặt nắp sau khi sử dụng, bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm.
  • Nếu thuốc hết hạn hoặc bạn không còn ý định sử dụng hãy xử lý theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Không vứt thuốc vào môi trường tự nhiên hay đưa thuốc cho người khác sử dụng.

Gentrisone là loại thuốc trị viêm da dị ứng tiếp xúc mang lại hiệu quả rất tốt
Gentrisone là loại thuốc trị viêm da dị ứng tiếp xúc mang lại hiệu quả rất tốt

Thuốc bôi ngoài da Fusidicort

Fusidicort là loại thuốc chữa bệnh viêm da tiếp xúc rất hiệu quả, kể cả khi bệnh đã có những chuyển biến nặng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp các vùng da bị tổn thương mau chóng hồi phục.

Thành phần

Fobancort gồm có hai thành phần chính:

  • Fusidic acid: có tác dụng tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên da.
  • Betamethasone: có tác dụng chống viêm và chống dị ứng, giúp ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để làm giảm sưng viêm và dị ứng.

Chỉ định

Thuốc Fobancort cream được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm da nhiễm khuẩn
  • Chàm khu trú
  • Chàm do ứ đọng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da tiết bã
  • Vảy nến
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa

Chống chỉ định

Fobancort chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng và quá mẫn các thành phần trong thuốc
  • Nhiễm trùng da do virus và nấm
  • Viêm da quanh miệng
  • Trứng cá đỏ, lở loét da
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn.

Cách dùng – liều lượng

  • Làm sạch vùng da cần điều trị, lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa lên vùng da bị bệnh. Đợi vài phút để thuốc thẩm thấu hoàn toàn.
  • Nên bôi thuốc bằng tăm bông, nếu bạn dùng trực tiếp tay bôi thuốc, bạn cần rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc để hạn chế tình trạng bội nhiễm.
  • Liều dùng: Sử dụng 2 – 3 lần/ngày hoặc bạn cần điều chỉnh liều lượng để hạn chế các tác dụng phụ phát sinh

Fusidicort được dùng ngay cả khi những tổn thương trên da đã có những chuyển biến nặng
Fusidicort được dùng ngay cả khi những tổn thương trên da đã có những chuyển biến nặng

Thuốc bôi ngoài da Bactroban ointment

Bactroban ointment là thuốc trị viêm da tiếp xúc dạng kháng sinh được dùng để điều trị các tình trạng viêm da nặng dẫn đến nhiễm khuẩn. Thuốc Bactroban ointment có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, phục hồi các vết xước nhỏ và thương tích trên da.

Thành phần

  • Mupirocin (2% w/w Mupirocin axit tự do).
  • Polyethylene glycol 400 USNF
  • Polyethylene glycol 3350 USNF

Chống chỉ định sử dụng

Các trường hợp sau đây chống chỉ định với Bactroban

  • Người quá mẫn cảm với Mupirocin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người đang điều trị nhãn khoa hoặc nội soi cũng không nên sử dụng
  • Không dùng Bactroban với kết hợp với Cannula tại tĩnh mạch trung tâm.

Cách sử dụng Bactroban

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng kem Bactroban. Nếu trong quá trình dùng thuốc có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến kem Bactroban hãy liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ. Theo đó để thuốc nhanh chóng phát huy tác dụng người bệnh thực hiện như sau:

  • Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ.
  • Sau đó thoa một lượng kem nhỏ, vừa đủ lên vùng da bị tổn thương
  • Bạn có thể băng lại nếu thấy cần thiết.
  • Sử dụng kem Bactroban mỗi ngày cho đến khi nhận thấy sự thuyên giảm của các triệu chứng.
  • Tiếp tục sử dụng trong thời gian quy định, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Ngưng thuốc quá sớm có thể gây nhiễm trùng và tái phát bệnh.

Liều dùng

Dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không sử dụng liên tục quá 10 ngày.

Bảo quản thuốc

  • Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C).
  • Tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Không để thuốc ở ngăn đá tủ lạnh hay trong phòng tắm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước nếu bạn muốn vứt bỏ sản phẩm hoặc không có nhu cầu sử dụng thuốc

Trong thuốc Bactroban ointment chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm lành những tổn thương do viêm da tiếp xúc gây nên
Trong thuốc Bactroban ointment chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm lành những tổn thương do viêm da tiếp xúc gây nên

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi viêm da tiếp xúc

Sử dụng thuốc bôi là phương pháp chủ yếu trong điều trị các bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng. Dùng thuốc đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, giúp các tổn thương da mau lành. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc có thể gây ra tác dụng phụ và rủi ro nếu thiếu thận trọng khi sử dụng. Vậy nên để đảm bảo an toàn, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa. Bởi nếu dùng thuốc không phù hợp có thể khiến vùng da tổn thương nặng hơn, chậm lành hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị và dự phòng các tình huống rủi ro khi điều trị, người  bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian dùng thuốc 
  • Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần cách ly với chất gây dị ứng như hóa chất, dung môi công nghiệp, mỹ phẩm, mủ thực vật, côn trùng, xà phòng,…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có phát sinh tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng, hãy ngưng dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Vệ sinh da đúng cách, tránh chà xát và gãi cào lên vùng da tổn thương.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ hiệu quả của thuốc và rút ngắn thời gian điều trị.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những loại thuốc thuốc bôi viêm da tiếp xúc tốt nhất được sử dụng phổ biến. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ có thể giúp người bệnh viết được viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để chọn được loại thuốc phù hợp, hạn chế rủi ro và tác dụng phụ thì các bạn nên tham vấn y khoa trước khi sử dụng nhé. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp chi tiết. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo