Mụn Ở Mông Bôi Thuốc Gì
Dưới đây là 7 loại thuốc được tin dùng để bạn có thể tham khảo:
Clindamycin 1%: Thuốc kháng sinh này ức chế vi khuẩn gây mụn và kiểm soát dầu nhờn. Cách sử dụng: Thoa một lớp mỏng lên vùng da mụn 2 lần/ngày.
Erythromycin 4%: Thành phần là Erythromycin Base, Hydroxypropyl – Cellulose, Butylhydroxytoluene và Ethyl Alcohol loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn hình thành mụn mới. Cách sử dụng: Bôi một lớp mỏng lên vùng da mụn 1-2 lần/ngày.
Acid Azelaic: Là loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kháng viêm và kháng khuẩn, kích thích da sản sinh các tế bào mới và ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Cách sử dụng: Bôi 2 lần/ngày lên vùng da mụn nhọt.
Griseofulvin: Có hai dạng là viên nén và kem bôi da. Cách sử dụng: Uống 1-2 viên/ngày hoặc bôi 2-4 lần/ngày.
Dapsone: Kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị, cải thiện tình trạng mụn nhọt viêm. Cách sử dụng: Thoa 25-50mg/ngày sau khi vệ sinh sạch.
Benzoyl peroxide: Trị mụn nhọt, giảm mủ viêm và ngăn chặn sự trở lại của mụn. Cách sử dụng: Bôi 1-2 lần/ngày lên vùng da mụn.
Econazole: Tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng đỏ và hỗ trợ quá trình lành da. Cách sử dụng: Bôi mỏng lên vùng da mụn sau khi vệ sinh.
Mụn ở mông bôi thuốc gì nhanh khỏi? Sử dụng thuốc là cách nhanh chóng nhất để loại bỏ những nốt mụn gây khó chịu ở vùng mông. Tuy nhiên, để quá trình điều trị hiệu quả nhanh chóng và an toàn, việc lựa chọn thuốc cần cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là 7 loại thuốc được tin dùng để bạn có thể tham khảo.
Tổng quan về mụn nhọt ở mông
Mụn ở mông là tình trạng vùng da ở mông bị viêm nhiễm, sưng đau và mưng mủ. Đây cũng là 1 dạng mụn nhọt thông thường nhưng chỉ khác là xuất hiện ở mông.
Mọc mụn ở mông có thể không gây mất thẩm mỹ ví quần áo hàng ngày của bạn đã che đi, nhưng những khó chịu mà loại mụn này để lại không thể xem thường. Hằng ngày chúng ta phải đi, đứng, ngồi, nằm rất nhiều và vùng mông thì chịu tác động rất nhiều nên những nốt mụn sẽ gây ra tình trạng đau nhức.
Không những thế, do tính chất bị ma sát nhiều nên các nốt mụn rất dễ bị vỡ ra khi chưa đủ “chín” và có thể gây ra những chuyển biến xấu.
Ngoài ra, vùng da ở mông thường xuyên bị ẩm ướt nên rất dễ khiến tình trạng mụn nhọt phát triển nặng hơn, nhiều hơn. Bị nhọt ở mông có thể dẫn đến 1 số như lở loét, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong rất nguy hiểm.
Việc nắm được những nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông sẽ giúp cho bạn có hưởng xử lý kịp thời.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên Phó GĐ chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
1. Do lỗ chân lông bí tắc
Như đã nói, vùng da ở mông thường xuyên ẩm ướt, bí bách do mặc quần bó sẽ dẫn đến dầu thừa, da chết tích tụ nhiều, cộng thêm bụi bẩn hàng ngày từ môi trường sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Những thói quen dẫn đến bít tắc lỗ chân lông ở mông:
- Ngồi quá lâu trong thời gian dài: Thường gặp nhất ở dân văn phòng, khiến lỗ chân lông ở vùng mông bị bí.
- Mặc quần quá bó hoặc ẩm ướt: Mông bị cọ sát, tiết nhiều mồ hôi không thoát được khiến tắc tuyến chân lông.
- Không thay đồ lót thường xuyên: Quần lót gần như là vật tiếp xúc với mông nhiều nhất, nếu không được thay giặt thường xuyên sẽ dễ sinh vi khuẩn gây mụn nhọt.
2. Do viêm nang lông
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nổi mụn nhọt ở mông. Khi lỗ chân lông bị kích ứng, xuất hiện những nốt mụn sưng đỏ và có đầu mủ trắng sẽ gây ra cảm giác đau ngứa, nhức. Tình trạng viêm nang lông lâu ngày không được chữa trị sẽ sinh ra mụn nhọt.
3. Do dày sừng nang lông và áp-xe da
Dày sừng nang lông da sẽ xuất hiện những ổ mụn sần sùi, thô ráp mọc trên mông. Lỗ chân lông bị tích tụ quá nhiều keratin sẽ gây ra tình trạng này, thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Tuy nhiên dày sừng nang lông không gây đau nhức nên dễ bị bỏ qua và tiến triển thành nhọt.
Áp-xe da ở mông là hiện tượng mụn nhọt sưng to, mọc theo cụm và sau đó có thể dẫn đến nhiễm trùng (tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, nấm…)
Nổi nhọt ở mông có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đến tuổi dậy thì, người lớn, phụ nữ mang thai, người già đều có thể bị loại mụn này.
- Giai đoạn mới xuất hiện: Chỉ là những nốt nhỏ ở mông giống mụn trứng cá, có thể chỉ là những vùng đỏ hoặc có nhân trắng. Về sau những nốt này nhiễm khuẩn và chuyển sang giai đoạn nặng vì vùng da mông thường xuyên cọ sát với trang phục.
- Giai đoạn nặng: Nhọt sưng to, tấy đỏ, chứa nhiều mủ ở chính giữa. Đây chính là thời điểm đau và khó chịu nhất, đặc biệt là khi ngồi hoặc đè lên nốt nhọt, dễ dễ gây vỡ và loét mủ.
- Giai đoạn chuyển mủ: Đến lúc này, các nốt nhọt đã “chín” và sẽ vỡ ra. Nếu bạn nghĩ vỡ ra là đã hết nhọt thì bạn đã nhầm. Khi nhọt vỡ mà không được xử lý kịp thời có thể lan ra các vùng da lành khác. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xuất hiện giai đoạn này mà mụn sẽ sưng to hơn, cứng hơn, thâm đen và biến thành mụn nhọt ở mông bị chai.
Mụn Ở Mông Bôi Thuốc Gì Hiệu Quả Nhất? Top 7 loại thuốc
Clindamycin 1% - Thuốc bôi trị mụn ở mông hữu hiệu
Nếu bạn đang băn khoăn mụn ở mông bôi thuốc gì thì Clindamycin 1% trong những loại thuốc đáng để lựa chọn. Thuộc nhóm thuốc kháng sinh dạng sẹo, Clindamycin 1% ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây mụn nhanh chóng và ngăn chặn sự trở lại của các vi khuẩn này.
Đồng thời, trong thuốc trị mụn mông Clindamycin 1% còn có chứa nhiều thành phần giúp điều tiết và giảm lượng dầu nhờn trên da. Vì vậy, Clindamycin 1% là loại thuốc trị mụn nhọt ở mông có hiệu quả tốt và đã được các bác sĩ da liễu công nhận.
Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn, bạn thoa một lớp mỏng lên vùng da có mụn nhọt. Tần suất sử dụng 2 lần/ngày.
Thuốc trị mụn ở mông Erythromycin 4%
Với thành phần là Erythromycin Base, Hydroxypropyl – Cellulose, Butylhydroxytoluene và Ethyl Alcohol, thuốc có khả năng tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây mụn và ngăn chặn hình thành mụn mới.
Cơ chế hoạt động của Erythromycin 4% là làm giảm nồng độ acid béo tự do trong bã nhờn - Nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt. Erythromycin 4% là kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong các phác đồ điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá của các bác sĩ da liễu.
Cách sử dụng Erythromycin 4%: Sau khi rửa sạch vùng da mông bị mụn, bạn bôi một lớp mỏng lên và thoa đều. Tần suất sử dụng là 1-2 lần trong ngày.
Thuốc điều trị mụn nhọt ở mông Acid Azelaic
Acid Azelaic thuộc nhóm axit cacboxylic. Đây là loại thuốc kháng sinh điều trị mụn nhọt, mụn trứng cá ở mức độ trung bình.
Thuốc trị nhọt ở mông Acid Azelaic có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, kháng viêm và kháng khuẩn. Điểm nổi bật của thuốc này là khả năng kích thích da sản sinh các tế bào mới và ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông hiệu quả.
Cách sử dụng thuốc: Bôi 2 lần/ngày lên vùng da bị mụn nhọt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Thuốc bôi trị mụn nhọt Griseofulvin
Griseofulvin được bào chế dưới hai dạng là viên nén và kem bôi da, sử dụng để điều trị các chứng bệnh về da liễu, điển hình là mụn nhọt. Griseofulvin giúp chống lại vi khuẩn gây mụn và làm dịu da, giảm sưng tấy rất tốt, ức chế nấm gây viêm nang lông hữu hiệu.
Cách sử dụng:
- Đối với dạng uống: Uống 1-2 viên/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Đối với dạng bôi: Thoa lên vùng da mụn nhọt 2-4 lần trong ngày, mỗi lần bôi một lớp mỏng vừa đủ.
Dapsone
Dapsone là loại thuốc trị mụn nhọt nằm trong nhóm Aczone. Thuốc có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị, cải thiện tình trạng mụn nhọt viêm.
Với thành phần là Dapsone Hydroxylamine, N-acetyl Dapsone, Hydroxylamine,... thuốc còn có công dụng điều trị nhiều vấn đề khác về da, làm giảm sưng tấy, mủ viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt, bạn thoa thuốc lên da với lượng khoảng 25-50mg/ngày. Bạn có thể để thuốc lưu lại trên da qua đêm để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc trị mụn nhọt ở mông Benzoyl peroxide
Mụn ở mông bôi thuốc gì nhanh khỏi? Benzoyl peroxyd được coi là “Hoạt chất vàng” trong điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá. Thuốc Benzoyl peroxide là kháng sinh có công dụng mạnh trong việc làm giảm các axit béo tự do tồn tại trong tuyến bã nhờn.
Vì vậy, thuốc thường được chỉ định điều trị cho các trường hợp mụn nhọt mức độ trung bình - nặng. Benzoyl peroxide giúp tiêu nhân mụn, giảm mủ viêm trong mụn nhọt, giảm nhờn trên da rất tốt.
Benzoyl peroxide thẩm thấu sâu vào trong nang lông nhanh chóng, loại bỏ tế bào chết và giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Vì vậy, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa mụn nhọt quay trở lại.
Cách sử dụng thuốc bôi mụn nhọt Benzoyl peroxide: Sử dụng bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt 1-2 lần/ngày. Mỗi lần chỉ nên bôi một lớp mỏng.
Econazole
Thành phần chính của thuốc Econazole gồm có: Econazole, Miconazol, Clotrimazol, Ketoconazol,... Thuốc giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, giảm sưng đỏ và kích thích da mau lành, hồi phục nhanh chóng hơn.
Cách sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông Econazole: Sau khi vệ sinh da, bạn bôi lên vùng da bị mụn một lớp mỏng và không rửa lại.
Tổng hợp các cách trị mụn nhọt ở mông hiệu quả
Dưới đây là 9 cách trị mụn nhọt ở mông thực hiện ngay tại nhà:
Tỏi:
- Cách 1: Đắp tỏi giã nát lên mụn, rửa sau 10-15 phút, 2-3 lần/tuần.
- Cách 2: Ngâm tỏi với mật ong, chấm lên mụn, rửa sau 20-30 phút.
- Cách 3: Trộn sữa chua với tỏi xay, đắp và rửa mặt.
Lá mồng tơi: Giã lá mồng tơi với muối, đắp lên mụn nhọt ở mông, rửa sau 45 phút, 3 lần/tuần.
Kem đánh răng: Bôi trực tiếp lên mụn, rửa sau 1 tiếng.
Tinh bột nghệ: Trộn tinh bột nghệ và dầu dừa, đắp lên mụn, cố định bằng băng gạc. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Lá trầu không: Giã lá trầu không với muối, đắp lên mụn 15 phút, 2 lần/ngày.
Lá dâm bụt: Giã nát lá dâm bụt, cùng vôi ăn trầu đắp lên mụn 10-15 phút, rửa sạch.
Đậu xanh: Dùng bột đậu xanh trộn nước ấm, đắp lên mụn 30 phút, lau sạch.
Nha đam: Lấy gel nha đam, đắp lên mụn 20 phút, rửa sạch. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Hành tây đỏ: Vệ sinh nhẹ nhàng, cắt hành tây đỏ và đắp lên mụn 20 phút. Thực hiện 3-4 lần/tuần.
Trên đây là tổng hợp 7 loại thuốc bôi trị mụn ở mông đang được tin dùng nhất. Nếu bạn đang băn khoăn mụn ở mông bôi thuốc gì thì đây sẽ là gợi ý để bạn lựa chọn. Với những người bị mụn nhọt nặng hoặc da yếu thì tốt nhất là nên nhờ sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ để được kê thuốc phù hợp, sớm điều trị mụn nhọt ở mông triệt để, mang lại sự thoải mái, tự tin và có làn da khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!