Nặn Mụn Bọc Mủ Có Nên Không Không Và Cần Xử Lý Như Thế Nào?

Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Có nên nặn mụn bọc mủ không là mối quan tâm chung của những người bị nổi mụn bọc có mủ trên mặt. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau nhức, dạng mụn này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ để lại sẹo rỗ nếu không xử lý đúng cách. Để loại bỏ mụn bọc mủ an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo các thông tin sau.

Có nên nặn mụn bọc mủ hay không?
Có nên nặn mụn bọc mủ hay không?

Mụn bọc mủ là gì?

Mụn bọc mủ thực chất là một dạng mụn trứng cá nhưng ở thể nặng hơn các loại mụn thông thường. Ban đầu, mụn có thể ở dạng nhẹ nhưng vì nhiều lý do nên ổ mụn nhanh chóng phát triển, dẫn đến viêm và sưng tấy.

Mụn mủ thường có kích thước to, xuất hiện dưới dạng các cục sần cứng, có thể xuất hiện đầu trắng hoặc nhân. Bên trong mụn bọc mủ chứa nhiều mủ viêm, khi bị vỡ sẽ chảy dịch kèm theo máu.

Các nguyên nhân dẫn tới mụn bọc mủ có thể do:

  • Rối loạn nội tiết: Dẫn tới kích thích tuyến nhờn phát triển và hoạt động quá mức, lượng dầu tiết ra không kịp đào thải sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn trứng cá.
  • Vệ sinh da mặt chưa đủ sạch: Khiến bụi bẩn và dầu nhờn ách tắc trong nang lông sinh ra mụn.
  • Hệ bài tiết kém: Độc tố không được đào thải ra ngoài nên sẽ bài tiết qua da gây nổi mụn.
  • Xử lý mụn trứng cá thông thường không đúng cách: gây viêm nhiễm và phát triển thành mụn bọc viêm.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: khiến da yếu đi và vi khuẩn dễ xâm nhập gây mụn.

Nặn mụn bọc mủ có nên không?

Câu trả lời là KHÔNG NÊN nặn mụn bọc có mủ, đặc biệt là mụn đang ở giai đoạn sưng và tấy đỏ. Việc nặn mụn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho làn da:

1. Khiến tình trạng mụn lây lan và nặng hơn

Tự ý nặn mụn bọc sẽ khiến mụn bị vỡ, dịch mủ chảy ra ngoài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan sang các vùng da khác. Đặc biệt, mụn khi nặn ra sẽ trở thành vết thương hở, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, nhiễm trùng, mụn sẽ phát triển nặng hơn, khó điều trị hơn.

Nếu không may mụn mủ bị vỡ ra, bạn nên tìm hiểu cách chữa trị trong bài viết này : Mụn Mủ Bị Vỡ Phải Làm Sao Để Nhanh Khỏi, An Toàn Cho Da?

Nặn mụn bọc nên hay không?
Nặn mụn bọc nên hay không?

2. Có nguy cơ sẹo thâm, sẹo rỗ

Việc nặn mụn sử dụng một lực mạnh tác động lên da, khiến da bị trầy xước và tổn thương. Đồng thời, mụn bọc mủ là loại mụn có nhân nằm sâu dưới da, việc nặn mụn và tác động lực quá mạnh sẽ khiến tổn thương nhiều lớp da và để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
Việc điều trị các vết sẹo thâm, sẹo rỗ sâu thường rất mất thời gian và nhiều trường hợp không thể khỏi hoàn toàn. Làn da thâm mụn và bị rỗ chắc chắn sẽ gây mất thẩm mỹ không kém các nốt mụn.

Tham khảo : Ăn Gì Để Hết Thâm Mụn? Kiêng Gì Để Vết Thâm Sau Mụn Mờ Nhanh?

3. Gây nguy hiểm nếu nặn mụn tại các vị trí “độc”

Vùng tam giác xung quanh miệng được coi là vị trí rất “độc”, có mối liên hệ mật thiết với các dây thần kinh. Vì vậy, việc nặn mụn không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào tĩnh mạch, nhiễm trùng máu và một số cơ quan, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một số vị trí nặn mụn sẽ gây nguy hiểm
Một số vị trí nặn mụn sẽ gây nguy hiểm

Tuy nhiên, liệu có phải tất cả các trường hợp mụn bọc mụn đều không được phép nặn? Những trường hợp nào nên nặn mụn bọc mủ, nếu mụn không may bị vỡ ra thì mụn mủ có nên nặn không?

Nên nặn mụn bọc mủ không và những lời khuyên hữu ích

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, bạn không nên tự nặn mụn bọc mủ tại nhà. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là bạn cần tìm đến các trung tâm da liễu uy tín để được tư vấn. Một số phương pháp bác sĩ có thể áp dụng như:

1. Chích rạch, dẫn lưu mủ

Cách nhanh nhất là chích mụn và dẫn lưu mủ. Tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định có dẫn lưu mủ hay không, hoặc các trường hợp mụn không may bị vỡ sẽ áp dụng cách này.

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt để chích và dẫn lưu mủ ra ngoài để nhanh chóng loại bỏ mụn. Đồng thời, các biện pháp nhằm sát khuẩn, chống nhiễm trùng và hạn chế tối đa sẹo cũng sẽ được áp dụng.

2. Sử dụng kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống sẽ tác động lên toàn thân, ngăn chặn vi khuẩn và khắc phục tình trạng sưng, viêm. Với việc tác động từ bên trong, kháng sinh đường uống sẽ ức chế sự phát triển của mụn và ngăn chặn mụn mới xuất hiện.

3. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ

Thuốc bôi sẽ tác động trực tiếp lên vị trí bị mụn, làm thông thoáng các lỗ chân lông, loại bỏ da chết và dầu nhờn gây mụn. Trong một số trường hợp, thuốc bôi được kết hợp với kháng sinh đường uống để tăng hiệu quả trị mụn bọc mủ.

Sử dụng thuốc bôi mụn tại chỗ
Sử dụng thuốc bôi mụn tại chỗ

4. Sử dụng retinol

Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, là hoạt chất có tác dụng đặc biệt hiệu quả trong chăm sóc và điều trị các vấn đề về da, đặc biệt là trị mụn trứng cá và chống lão hóa. Retinol có thể điều chế ở cả dạng uống và bôi.

Cơ chế hoạt động của retinol là ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, kích thích sản sinh tế bào mới thay thế tế bào cũ. Từ đó, mụn sẽ được loại bỏ, da đàn hồi và khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, vì retinol (đặc biệt là đường uống) chứa nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng.

Chăm sóc da như thế nào trong thời gian bị mụn bọc mủ?

Để tăng hiệu quả điều trị mụn bọc mủ, ngoài áp dụng các chỉ dẫn của bác sĩ da liễu, bạn cũng cần lưu ý:

  • Làm sạch da dịu nhẹ, tránh việc chà xát mạnh trên da khiến mụn mủ bị vỡ và lây lan.
  • Hạn chế tối đa sờ tay lên nốt mụn vì có thể gây lây nhiễm vi khuẩn.
  • Che chắn, chống nắng đầy đủ cho da.
  • Không tự ý áp dụng các công thức bôi + thuốc uống.
  • Vệ sinh sạch sẽ chăn, gối và những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da mặt để tránh truyền nhiễm vi khuẩn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ để da khỏe, có sức đề kháng tốt.

Trên đây là các thông tin giải đáp thắc mắc: Có nên nặn mụn bọc mủ hay không. Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc có mủ tại nhà vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho làn da, nên đến các trung tâm da liễu uy tín để được tư vấn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 10:46 - 16/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo