Mụn Mủ Có Nên Nặn Không? Các Lưu Ý Khi Nặn Mụn Mủ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn bọc, mụn mủ khiến da bị tổn thương và hình thành những nốt to, sưng đau. Chính vì thế nhiều người có thói quen nặn mụn với mong muốn loại bỏ chúng ra khỏi da. Nhưng nặn mụn bọc có nên không và cần làm gì sau khi nặn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Mụn mủ có nên nặn không?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Tuy là cách đơn giản để làm thoát mủ và loại bỏ loại mụn đáng ghét này nhưng chính hành động đơn giản này lại có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với làn da của bạn.

Những tác hại không ngờ của việc nặn mụn bọc mủ tại nhà:

1. Nhiễm trùng da

Mọi người thường dùng tay để nặn mụn ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào sờ lên mặt. Tuy nhiên tay không được vệ sinh sạch sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, chất độc hại từ môi trường xung quanh. Việc nặn mụn khi tay không được khử trùng khiến vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương hở tại ổ mụn có thể gây viêm nhiễm trầm trọng hơn. Các nốt mụn không những không lành mà còn tiến triển nặng hơn khiến việc điều trị rất khó khăn.

2. Để lại sẹo, vết thâm

Mụn thông thường sau khi mất đi dễ để lại vết thâm, với mụn bọc mủ thì vết thâm lại càng đậm màu hơn. Khi nặn mụn lực tác động lên bề mặt da quá mạnh sẽ gây tổn thương tế bào da và để lại vết thâm. Vết thâm thường phải mất từ 3-6 tháng mới mờ đi được nhưng vết thâm do nặn mụn bọc mủ có thể tồn tại mãi mãi.

Đặc biệt, mụn bọc mủ là loại mụn viêm nặng, hình thành các nốt to. Chính vì thế nặn mụn không đúng cách còn để lại những vết sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ và việc điều trị triệt để cũng khó khăn hơn.

Nặn mụn bọc mủ dễ để lại vết thâm, sẹo
Nặn mụn bọc mủ dễ để lại vết thâm, sẹo

3. Khiến mụn lây lan

Vi khuẩn và máu, mủ từ ổ mụn bị nặn dính lên tay khi chạm vào những vùng da lành khác sẽ khiến vùng da đó bị viêm nhiễm và sinh mụn. Đặc biệt là những vùng da bên cạnh nốt mụn hiện tại vì bản chất những vùng da đó đã bị sưng đỏ rồi nên khi vi khuẩn tấn công sẽ làm tăng khả năng hình thành mụn mới ở những vị trí đó.

Ngoài những ảnh hưởng trên, với những nốt mụn bọc mủ to nếu nặn sẽ chảy rất nhiều máu. Vi khuẩn độc hại xâm nhập vào có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và nguy cơ tử vong rất cao, nhất là những nốt mụn xuất hiện ở vùng trên miệng, tam giác dưới miệng.

Mụn mủ có nên nặn không chắc hẳn bạn đã rõ. Nhưng liệu có phải tuyệt đối không được nặn mụn hay không và nếu đã lỡ nặn rồi thì cần phải lưu ý điều gì? Xin mời đọc tiếp nội dung dưới đây!

Những lưu ý trước và sau khi nặn mụn bọc mủ

Trước khi quyết định có nên nặn mụn bọc mủ, bạn cần quan tâm đến một số điều sau:

1. Thời điểm nặn mụn

Chỉ nặn đối với những nốt mụn bọc mủ nhẹ không sưng đau và không có đầu nhân và chỉ nặn những nốt mụn bọc đơn lẻ.

Với những nốt mụn mọc thành cụm, nằm dưới da, chưa chín thì tuyệt đối không được nặn vì sẽ khiến mụn ngày càng sưng to hơn, viêm nhiễm nặng hơn và sẽ tồn tại dai dẳng khó điều trị.

2. Vị trí mọc mụn bọc

Ngoài trên mặt, mụn bọc mủ còn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như mông, lưng, ngực, nách, vùng kín… Nặn mụn bọc mủ ở trán, lưng thường sẽ ít để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.

Còn với những nốt mụn ở mũi, quanh miệng, cằm thì việc nặn sẽ rất nguy hiểm vì đây là những vị trí thường xuất hiện của mụn đinh râu (mụn đầu đinh). Việc nặn mụn sẽ tác động đến dây thần kinh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chung.

Không nên nặn mụn bọc mủ ở cằm, miệng, mũi
Không nên nặn mụn bọc mủ ở cằm, miệng, mũi

3. Khử trùng sạch sẽ trước khi nặn mụn

Kể cả tay, dụng cụ nặn mụn đều phải được khử trùng sạch sẽ trước khi thực hiện để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập và lây nhiễm. Nhưng tốt nhất, nếu cần thiết phải nặn mụn thì bạn nên tìm đến những cơ sở y tế, spa chuyên sâu để thực hiện sẽ an toàn hơn.

Ngoài ra, nếu đã lỡ tay nặn mụn, bạn nên thực hiện ngay những điều này:

  • Dùng muối sinh lý để sát trùng vị trí vừa nặn mụn.
  • Băng lại vết mụn để tránh bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
  • Đắp 1 số nguyên liệu thiên nhiên như dưa chuột, bột nghệ… để làm dịu tổn thương và hạn chế vết thâm, sẹo. Lưu ý chỉ đắp khi vết thương đã khô.
  • Nếu vết nặn chảy nhiều máu không ngừng nên tìm đến cơ sở y tế để được theo dõi, hỗ trợ.

Để hạn chế tình trạng mụn bọc mủ, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, tẩy trang, tẩy da chết thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa.
  • Hạn chế trang điểm khi bị mụn để tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Tương cường rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế đồ cay nóng nhiều dầu mỡ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ.
Giữ gìn vệ sinh da sau nặn mụn rất quan tọng
Giữ gìn vệ sinh da sau nặn mụn rất quan tọng

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Mụn mủ có nên nặn không?” và những lưu ý khi nặn mụn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để vừa có thể loại bỏ mụn bọc mủ, vừa giữ gìn được làn da mịn màng, sạch khỏe!

Mụn là vấn đề da liễu nan giải, dễ để lại khuyết điểm trên da, trở thành nỗi sợ chung của rất nhiều người. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên liều lĩnh điều trị mụn tại các cơ sở kém uy tín, sử dụng các sản phẩm kém chất lượng hay tự ý nặn mụn mà không theo chỉ định hướng dẫn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 15:08 - 17/10/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo