Thuốc Trị Mụn Nhọt Ở Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Thuốc trị mụn nhọt ở chân có thể được chia thành hai nhóm chính là thuốc dạng bôi và thuốc uống. Dưới đây là danh sách các thuốc phổ biến ứng dụng trong việc điều trị mụn nhọt ở chân:

  1. Thuốc trị mụn nhọt ở chân dạng bôi:

 Nhóm kháng sinh bôi:

  • Dapsone: Có tác dụng kháng vi khuẩn và chống viêm.
  • Clindamycin: Chống viêm và giảm mụn nhờ tác động chống nấm và vi khuẩn.
  • Erythromycin: Kháng khuẩn và giảm viêm.

 Nhóm thuốc không kháng sinh:

  • Retinoids: Gồm các hoạt chất như tretinoin, adapalene, và tazarotene, giúp tăng quá trình tái tạo tế bào da.
  • Benzoyl peroxide: Có tác dụng chống khuẩn và kháng vi khuẩn.
  • Acid azelaic: Giảm nguy cơ hoạt động của vi khuẩn, cản trở sản sinh keratin.
  1. Nhóm thuốc uống:
  •  Nhóm thuốc tránh thai kết hợp: Thuốc này thường chứa estrogen và progestin, giúp cân bằng hormone và kiểm soát việc mọc mụn.
  •  Thuốc kháng sinh: Tetracycline, Doxycycline, Minocycline: Có tác dụng chống viêm và giảm sự mọc của vi khuẩn.
  •  Thuốc isotretinoin: Loại thuốc thường được dùng trong trường hợp mụn nặng, có thể có tác dụng trên tất cả các yếu tố gây mụn.
  •  Thuốc spironolactone: Thuốc này thường được kê đối với nữ giới và có tác dụng kiểm soát hormone, hạn chế sự kích thích của việc mọc mụn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Mụn nhọt ở chân gây ra cảm giác đau nhức, làm tổn thương da, tạo nên các vết sẹo đậm màu. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng nên dùng thuốc trị mụn nhọt ở chân nào để loại bỏ mụn nhanh chóng. Đối với loại mụn này, gần như bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Theo đó, dưới đây Trung tâm da liễu Đông y sẽ chia sẻ các thông tin thuốc được dùng nhiều nhất hiện nay.

Mụn nhọt ở chân là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Mụn nhọt ở chân là tình trạng nang lông bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn tấn công. Các nốt mụn nhọt xuất hiện với nhiều kích thước khác nhau và thường có biểu hiện như sau:

  • Ban đầu, trên da chỉ xuất hiện các nốt nhỏ, thậm chí là chỉ một vùng da bị ửng đỏ và ngứa, sau đó các nốt mụn lớn dần lên.
  • Trong vài ngày đầu, mụn sẽ sưng và tấy đỏ, bạn sẽ có cảm giác ngứa và đau nhức.

Mụn nhọt có thể xuất hiện mủ trắng
Mụn nhọt có thể xuất hiện mủ trắng

  • Khi mụn đã sưng đến mức tối đa sẽ xuất hiện mủ trắng, bạn sẽ quan sát thấy đầu trắng ở giữa mủ.
  • Mụn nhọt có thể vỡ ra và chảy dịch, gây đau và rát.
  • Một số vị trí thường mọc mụn nhọt ở chân chủ yếu là những vùng có khả năng đổ nhiều mồ hôi như đùi, bàn chân, đầu gối.

Mụn nhọt trên chân xuất hiện do những nguyên nhân sau:

  • Vi khuẩn và sự lây lan: Vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng, có thể xâm nhập vào lỗ chân lông, gây ra mụn nhọt. Nếu không được điều trị kịp thời, mụn có thể lan rộng và gây nên vấn đề da nghiêm trọng.
  • Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức: Sự tăng tiết mồ hôi ở tay và chân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông.
  • Ma sát từ giày dép hoặc quần áo: Sự ma sát giữa chân và giày, hoặc giữa bắp chân và quần áo, có thể gây tổn thương da và dẫn đến việc hình thành mụn nhọt và mụn nước.
  • Vệ sinh không đúng: Thiếu vệ sinh da chân có thể dẫn đến tích tụ bụi bẩn và mồ hôi, đồng thời, sự tăng tiết mồ hôi quá mức cũng là một nguyên nhân khiến mụn nhọt phát sinh.
  • Tẩy lông chân bằng dao cạo: Thực hiện việc này có thể tạo ra vết trầy xước trên da, mở cửa cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn nhọt.

Thuốc trị mụn nhọt ở chân dạng bôi

Có khá nhiều thuốc bôi mụn nhỏ ở chân, bao gồm cả kháng sinh và loại không chứa kháng sinh. Thuốc sẽ được kê đơn dựa theo mức độ mụn và khả năng đáp ứng của mỗi người.

Nhóm kháng sinh bôi

Đa phần là những dòng thuốc khá quen thuộc như:

  • Dapsone: Thuốc sử dụng khi bệnh nhân bị mụn nhọt ở chân thể nặng. Thường sẽ thoa thuốc qua đêm để có thể kiểm soát mụn, ức chế quá trình phát triển, từ đó làm mụn dịu dần.
  • Clindamycin: Thuốc cản trở hình thành protein vi khuẩn, giảm khả năng hoạt động của chúng và loại bỏ bớt dầu nhờn trên da chân. Da được tái tạo độ ẩm tốt, lành lại nhanh chóng.
  • Erythromycin: Có tác dụng giảm nguy cơ hình thành mụn mới và chấm dứt các loại  khuẩn gây ra mụn nhọt ở chân.

Nhóm thuốc không kháng sinh

Với những thuốc bôi trị mụn nhọt ở chân không chứa kháng sinh, thường sẽ là các loại thuốc sau:

  • Retinoids: Có khả năng làm tiêu cồi mụn nhọt, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Thuốc cũng tạo sự thông thoáng cho các lỗ chân lông và giúp da tái tạo các tế bào tốt hơn. Collagen sản sinh nhiều hơn để giảm nguy cơ bị thâm sẹo sau khi đã hết mụn.
  • Benzoyl peroxide: Thường dùng với nồng độ thấp để trị mụn nhỏ ở chân. Các vi khuẩn P.acnes sẽ bị tiêu diệt nhanh, da khỏe hơn rõ rệt.
  • Acid azelaic: Giảm nguy cơ hoạt động của vi khuẩn, cản trở sản sinh keratin. Nhờ vậy các nốt mụn có thể thuyên giảm tốt hơn.

Thuốc trị mụn nhọt ở chân dạng bôi được dùng khá phổ biến

Nhóm thuốc uống

Có thể phân chia thành các nhóm nhỏ hơn gồm:

Nhóm thuốc tránh thai kết hợp

Là lựa chọn phổ biến trong đơn thuốc trị mụn nhọt ở chân. Thuốc có chứa estrogen cùng progestin để kìm hãm mụn nhọt, giúp tiêu cồi mụn nhanh và tăng cường tái tạo da. Loại thuốc này phải dùng liên tục trong khoảng vài tháng theo hướng dẫn của bác sĩ để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Đồng thời, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ là: Buồn nôn, ngực thường xuyên có cảm giác căng tức và cân nặng tăng khá nhanh.

Thuốc kháng sinh

Nếu mụn nhọt ở chân khá nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng kháng sinh uống. Thuốc không dùng tối đa quá 3 tháng và phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ còn cần cẩn trọng khi dùng.

Kháng sinh trị mụn nhọt ở chân có thể là erythromycin, azithromycin, minocycline, doxycycline,... Khi sử dụng phải đảm bảo đúng liều lượng và có thể sẽ kết hợp thêm những thuốc khác để ngừa tình trạng nhờn thuốc.

Thuốc kháng sinh dạng uống khá cần thiết cho người bị mụn nặng

Thuốc isotretinoin

Nếu bệnh nhân bị mụn nặng, sử dụng các loại thuốc khác đều không có kết quả tốt sẽ cần dùng tới isotretinoin. Thuốc giúp hạn chế tiết bã nhờn, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Các tế bào da sản sinh nhiều hơn, giảm nguy cơ xuất hiện mụn nhọt mới. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra viêm ruột hoặc dị tật bẩm sinh nếu tự ý dùng sai cách.

Thuốc spironolactone

Nếu bệnh nhân là trẻ thành niên, nữ giới và không đáp ứng thuốc kháng sinh dạng uống, có thể dùng thuốc spironolactone. Tuyến sản sinh dầu nhờn trên da chân sẽ bị cản trở, qua đó giúp da được thông thoáng, sạch và loại bỏ mụn dễ dàng hơn. Nhưng thuốc cũng có thể khiến người dùng bị đau bụng khi tới tháng hoặc ngực luôn có cảm giác căng tức.

Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng sai cách

Khi nào cần dùng kháng sinh dạng uống?

Thực tế, không phải trường hợp nào cũng cần phải sử dụng kháng sinh uống. Người bị mụn nhọt chỉ dùng loại thuốc này khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Mụn nhọt ngày càng lan rộng trên chân và gây ra các dấu hiệu viêm nhiễm.
  • Bệnh nhân có biểu hiện sưng tấy chân, nhiễm trùng, sốt cao.
  • Những thuốc điều trị khác đều không làm mụn thuyên giảm và mụn trở nặng hơn.

Do vậy, những người bị mụn nhọt không nên tự ý mua kháng sinh về uống tại nhà. Phải có sự thăm khám, tư vấn từ bác sĩ về loại kháng sinh, liều lượng, liệu trình uống. Khi dùng thuốc cũng cần đảm bảo không ngắt quãng hoặc tự tăng giảm liều sẽ dễ bị nhờn thuốc, mụn không thể khỏi hoàn toàn.

Thuốc trị mụn nhọt ở chân có khá nhiều loại, những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những dòng thuốc thường dùng. Nếu có nhu cầu dùng bất cứ thuốc nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chuẩn xác nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo