Mụn Bọc Ở Cằm: Có Nguy Hiểm Không, Các Cách Điều Trị Hiệu Quả?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn bọc ở cằm khiến nhiều người lo lắng vì mụn vừa sưng to, vừa gây ra đau nhức dữ dội cũng như làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nếu mụn không xử lý đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo lõm và thâm. Để có thể loại bỏ mụn một cách tốt nhất, bạn cần biết được nguyên nhân, các phương pháp chữa trị khoa học.

Mụn bọc ở cằm là gì?

Mụn bọc thuộc một trong số những loại mụn rất thường gặp, trong đó, mụn bọc ở cằm là vị trí nhiều người dễ bị nhất. Thông thường, mụn này sẽ xuất hiện khi chúng ta ở giai đoạn tuổi dậy thì và nữ giới có tỷ lệ bị cao hơn nam giới. Về cơ bản, mụn cũng không khác biệt nhiều so với các vị trí nổi mụn khác trên cơ thể.

Mụn bọc ở cằm có kích thước lớn, màu đỏ, thuộc dạng mụn viêm ăn sâu dưới tầng biểu bì và dễ lan rộng. Khi mụn nặng hơn sẽ có mủ, có thể xảy ra áp xe và các ổ liên kết với nhau tạo thành những tổn thương chằng chịt. Khi mụn bị vỡ, mủ sẽ có mùi khá hôi.

Mụn có thể xảy ra bởi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn. Ngoài ra, cũng có những trường hợp do vấn đề nội tiết, bệnh lý gây ra.

Mụn bọc ở cằm thường xuất hiện ở nữ giới hơn nam giới
Mụn bọc ở cằm thường xuất hiện ở nữ giới hơn nam giới

Các nguyên nhân hình thành mụn

Mụn bọc ở cằm có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định được đúng lý do tác động gây nổi mụn sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong điều trị cũng như ngừa mụn tái phát.

  • Lớp trang điểm quá nhiều: Nữ giới thường rất thích trang điểm để tăng thêm vẻ đẹp, sự tự tin cho bản thân. Nhưng việc trang điểm thường xuyên với nhiều layout sẽ dễ khiến da bị bít tắc, hạn chế khả năng tiết bã nhờn. Đặc biệt nếu không tẩy trang cẩn thận sẽ làm cặn trang điểm ứ đọng trong lỗ chân lông. Khi này, vùng cằm sẽ bị viêm nhiễm và nổi mụn bọc nhiều.
  • Da vệ sinh chưa sạch: Là yếu tố gây ra mọi loại mụn, không chỉ riêng mụn bọc ở cằm. Làn da hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, đổ mồ hôi và dầu nhờn. Chất bẩn trong lỗ chân lông không được rửa sạch sẽ nhanh chóng chuyển thành mụn và tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập tấn công.
  • Nội tiết rối loạn: Khi hormone mất cân bằng, mụn cũng dễ dàng xảy ra. Đặc biệt những người đang ở tuổi dậy thì, đang có thai, phụ nữ sau sinh hoặc tiền mãn kinh, đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuyến dầu tiết ra nhiều kích thích da yếu hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da bạn dùng hàng ngày hoàn toàn có khả năng gây ra mụn bọc. Có thể bởi hàng kém chất lượng, bảng thành phần có yếu tố gây kích ứng cho da hoặc lạm dụng, dùng sai cách.
  • Căng thẳng đầu óc: Khi hệ thống thần kinh chịu nhiều áp lực căng thẳng, lớp biểu bì sẽ chịu tác động, da trở nên nhạy cảm, đổ nhiều dầu hơn. Khi này, làn da sẽ dễ bị nổi mụn, cùng với đó là tình trạng xỉn màu, kém sức sống.
  • Ăn uống không lành mạnh: Mụn bọc ở cằm cũng có thể xuất hiện bởi vấn đề ăn uống hàng ngày của bạn. Cơ thể nạp vào lượng lớn các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích sẽ rất dễ bị rối loạn các chức năng chuyển hóa, trao đổi chất. Từ đó, da nổi mụn và thận, gan đều bị ảnh hưởng.
Sử dụng các mỹ phẩm trang điểm quá nhiều có thể gây mụn
Sử dụng các mỹ phẩm trang điểm quá nhiều có thể gây mụn

Mụn bọc ở cằm do bệnh gì gây ra?

Y học đã nghiên cứu được rằng, mụn bọc ở cằm còn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Bệnh viêm nang lông: Viêm nang lông là tình trạng các nang lông bị viêm nhiễm bởi lỗ chân lông bít tắc. Từ đó xuất hiện mụn bọc ở cằm và nhiều vị trí khác, mụn dai dẳng không dứt, tái phát liên tục và để lại những hậu quả nặng nề trên da.
  • Viêm da tiếp xúc: Bệnh viêm da tiếp xúc ngày nay có rất nhiều người mắc phải. Làn da lúc này sẽ có nhiều mụn bọc, da bong tróc và ngứa rát. Nguyên nhân chủ yếu bởi các yếu tố từ bên ngoài tác động, bao gồm khói bụi, hóa chất, các vật dụng cá nhân chứa vi khuẩn gây ra.
  • Viêm mô tế bào: Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, gây ra mụn bọc, mụn mủ viêm nặng. Nếu phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp kiểm soát tình trạng da khá nhanh. Ngược lại, bệnh nhân chữa sai cách và chậm trễ có thể gây ra tình trạng phát ban, áp xe, da kích ứng nặng.

Mụn có gây nguy hiểm gì không, nên nặn không?

Xét chung trong các loại mụn, mụn bọc ở cằm được các chuyên gia đánh giá là loại mụn nặng, đây cũng là vị trí có nguy cơ nổi mụn cao tương tự với mũi, trán và bên má. Hơn nữa, cằm bị nổi mụn cũng sẽ dễ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho làn da, khả năng để lại sẹo tương đối lớn.

Nếu bạn bị mụn bọc nhưng không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng da, mụn mưng mủ nặng, có cả máu độc trong ổ mụn. Khi này, việc chữa trị tốn rất nhiều thời gian, công sức. Làn da của bạn cũng dễ bị nổi sẹo lõm, ảnh hưởng tới ngoại hình và cả tâm lý.

Vậy có nên nặn mụn bọc ở cằm không?

Đối với câu hỏi này, các chuyên gia tại Trung tâm da liễu Đông y cho biết, mụn bọc ở cằm thực tế có thể nặn nhưng cần phải xét theo từng tình hình thực tế. Nặn sai cách hoặc sai thời điểm dễ để lại những tổn thương nặng trên da. Nếu bạn thấy mụn chưa gom cồi, miệng nốt mụn chưa xuất hiện nhân cứng và chưa se, tuyệt đối không được nặn. Cố lấy nhân mủ ra ngoài, chắc chắn làn da sẽ bị sẹo thâm và sẹo lõm.

Để nặn mụn an toàn, cần đảm bảo các tiêu chí sau: Làm sạch da mặt, vệ sinh tay cùng các dụng cụ hỗ trợ lấy nhân mụn, xông hơi mặt, chích nặn toàn bộ nhân mủ và máu độc, vệ sinh lại da và thoa các sản phẩm làm dịu da. Theo đó, nếu bạn không có kỹ thuật nặn, nên tới các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ để được các kỹ thuật viên có tay nghề hỗ trợ.

Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc ở cằm hay bất cứ vị trí nào trên mặt
Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc ở cằm hay bất cứ vị trí nào trên mặt

Biện pháp điều trị mụn bọc ở cằm an toàn, hiệu quả

Mụn bọc ở cằm nên điều trị thế nào để cho hiệu quả tốt nhất, mụn giảm nhanh và hạn chế tối đa các ảnh hưởng trên da? Thực tế, trị mụn cần phải tùy thuộc theo mức độ bạn đang bị. Nếu mụn ở thể nhẹ, chỉ cần dùng các nguyên liệu tự nhiên cũng có thể đẩy lùi rất tốt. Với những ai bị mụn bọc nặng, cần dùng tới thuốc đặc trị hoặc sử dụng thêm công nghệ cao. Hiện nay, chúng ta có thể tham khảo các cách như sau:

Thuốc Tây chữa mụn bọc ở cằm

Mụn bọc ở cằm khi chữa bằng thuốc Tây sẽ cho công dụng rất nhanh, kiểm soát tốt các ổ mụn, giảm sưng đỏ, giảm đau và kích thích nhân mụn khô chỉ sau một vài ngày.

Khi này, bệnh nhân thường được các bác sĩ kê cho một số thuốc sau:

  • Benzoyl peroxide và salicylic acid: Thuốc có tác dụng loại bỏ da chết, giảm tiết dầu thừa và loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ ở trên da.
  • Retinoid: Được sử dụng với mục đích hạn chế bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm viêm nhiễm và cản trở mụn mới hình thành.
  • Kháng sinh bôi tại chỗ: Các loại thuốc kháng sinh như sulfacetamide, erythromycin, clindamycin để giảm viêm, giảm đau, hạn chế sưng đỏ cũng như tiêu diệt hết vi khuẩn gây mụn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống để loại bỏ hoàn toàn mụn từ sâu bên trong. Nhưng cần chú ý dùng đúng liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc Tây làm dịu mụn rất nhanh chóng
Thuốc Tây làm dịu mụn rất nhanh chóng

Y học cổ truyền

Thuốc Đông y cũng là lựa chọn rất tốt cho những ai đang cần trị mụn bọc thể nặng và trung bình. Y học cổ truyền có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm, có tác dụng tốt trong việc trị mụn, giảm viêm nhiễm, tái tạo da, đào thải độc tố và nâng cao sức khỏe tổng thể. Thuốc sẽ giúp loại bỏ tận gốc các nốt mụn, xử lý triệt để nguyên nhân và ngừa tái phát rất hiệu quả. Bệnh nhân khi kiên trì dùng thuốc sẽ thấy làn da có sự thay đổi đáng kể, da ngày càng khỏe và đẹp lên trông thấy.

Bài thuốc trị mụn Hoàn Nguyên 2:

  • Dược liệu: Tỳ giải, nấm lim xanh, xuyên khung, đan sâm, liên kiều, kim ngân hoa, ngải diệp, đương quy,…
  • Công dụng: Giúp điều trị mụn bọc, mụn ẩn, mụn trứng cá,… làm mát gan, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, dưỡng da sáng và đều màu hơn, se khít các lỗ chân lông và ngừa sẹo.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Bạch bì, đẳng sâm, hoàng bá, nhót tây,…
  • Công dụng: Thuốc giúp người bệnh thanh nhiệt giải độc, trị mụn và bồi bổ cơ thể.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Vang nhuộm, kim ngân hoa, đại hoàng, hoàng cầm, trích đởm chi,…
  • Công dụng: Bài thuốc làm dịu các nốt mụn bọc, se cồi nhanh và làm lành vùng da đang chịu tổn thương.
Y học cổ truyền ngày càng được ứng dụng rộng rãi
Y học cổ truyền ngày càng được ứng dụng rộng rãi

Mẹo dân gian làm dịu mụn

Mụn bọc nếu ở thể nhẹ, mới chớm khởi phát có thể dùng một số nguyên liệu thiên nhiên chữa trị tại nhà. Cách này khá đơn giản, tiết kiệm được nhiều chi phí, có hiệu quả và cũng an toàn với da.

Khi bị mụn, bạn có thể thực hiện cách dưới đây:

Nước chanh và mật ong: Mật ong chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn. Trong khi đó nước chanh chứa nhiều vitamin C sẽ làm sạch lỗ chân lông, giảm tiết dầu thừa, hạn chế sẹo thâm, giữ cho da luôn đều màu. Do đó bạn có thể áp dụng cách kết hợp chanh với mật ong để trị mụn bọc ở cằm.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 thìa nước cốt chanh trộn với 1 thìa mật ong.
  • Rửa mặt thật sạch và thoa đều hỗn hợp lên da, đợi trong 15 phút.
  • Sau đó bạn dùng nước ấm rửa lại mặt như bình thường, thực hiện công thức 2 – 3 lần mỗi tuần.

Nha đam: Với các nốt mụn bọc ở cằm, nha đam cũng là lựa chọn khá tốt cho các chị em sử dụng. Nguyên liệu này có chứa nhiều kẽm, vitamin, chromium giúp tăng cường khả năng bảo vệ cho làn da, tiêu diệt vi khuẩn, dưỡng da ẩm mịn và se cồi mụn nhanh hơn.

Cách thực hiện:

  • Dùng nha đam rửa sạch, gọt hết lớp vỏ và rửa thêm lần nữa cho hết lớp nhựa vàng.
  • Bạn tách lấy thịt nha đam, xay nhuyễn và đắp trực tiếp lên mặt.
  • Để nha đam trong 20 phút và rửa mặt với nước mát.
Bạn có thể dùng lá nha đam ngay tại nhà
Bạn có thể dùng lá nha đam ngay tại nhà

Ứng dụng công nghệ tiên tiến

Có một số công nghệ kỹ thuật tiên tiến có thể dùng để trị mụn bọc ở cằm khá tốt hiện nay. Nếu bạn đang bị mụn nặng, hãy tham khảo những phương pháp gồm:

  • Nano skin: Đây là kỹ thuật kết hợp peel da với công nghệ ánh sáng laser, ánh sáng nano để tác động lên làn da. Từ đó loại bỏ hoàn toàn nhân mụn, làm khô miệng vết thương nhanh chóng, da được cấp đủ nước, có độ mềm mịn, đàn hồi tốt, da cũng không bị sẹo.
  • Kỹ thuật laser: Nguồn tia laser với tần số thích hợp sẽ sử dụng để loại bỏ nhanh chóng các nốt mụn bọc, triệt để diệt bỏ vi khuẩn, phá hủy hắc sắc tố melanin, da được tái tạo tốt sau khi kết thúc liệu trình.
  • Tiêm corticoid: Đây là kỹ thuật tiêm thuốc trực tiếp vào da để giảm sưng tấy, viêm nhiễm, hạn chế cơn đau nhức. Nhưng yêu cầu có bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi để thực hiện đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Kỹ thuật laser xóa mụn và ngăn chặn thâm rất tốt
Kỹ thuật laser xóa mụn và ngăn chặn thâm rất tốt

Những điều cần nhớ khi bị mụn bọc ở cằm

Mụn bọc ở cằm có nhanh chóng thuyên giảm hay không sẽ phụ thuộc vào cách điều trị, phương pháp chăm sóc của mỗi người. Ngoài việc tìm hiểu các biện pháp loại bỏ mụn, bạn cũng nên lưu ý thêm những thông tin sau:

  • Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày, sử dụng các sản phẩm làm sạch da phù hợp. Rửa mặt đều đặn 2 lần vào các buổi sáng và tối. Lúc này bạn nên dừng các mỹ phẩm dưỡng trắng hay trị thâm cho tới khi mụn đã lấy hết nhân.
  • Khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận cho làn da, sử dụng kem chống nắng, mũ nón, khẩu trang để bảo vệ da khỏi tia UV cùng các loại khói bụi ô nhiễm.
  • Tẩy da chết đều đặn 1 – 2 lần mỗi tuần bằng các sản phẩm phù hợp. Không chà xát mạnh trên da, thay vào đó hãy massage nhẹ nhàng để dễ dàng cuốn trôi hết tế bào chết, bụi bẩn trong lỗ chân lông.
  • Không dùng sữa tắm, xà bông tắm để rửa mặt, những sản phẩm này có tính tẩy rửa cao, pH lớn và nhiều hương liệu sẽ gây kích ứng tới các nốt mụn. Bạn chỉ dùng sửa mặt chuyên dụng và nên lựa chọn sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên sẽ tốt nhất.
  • Nên thay chăn, ga, gối thường xuyên, đây là những vật dụng tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, dễ có nhiều vi khuẩn sinh sôi gây mụn cho da. Đồng thời, không gian sống cũng cần vệ sinh đều đặn mỗi ngày để hạn chế tác nhân gây hại cho làn da.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp làn da có đủ dưỡng chất để tái tạo, đào thải độc tố.
  • Uống đủ 2 lít nước trong ngày sẽ giúp mụn gom cồi nhanh, lỗ chân lông sạch thoáng, hạn chế tiết dầu thừa.
  • Không ăn các món cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ đóng hộp, nước ngọt, bia, rượu, cà phê,…. Các yếu tố này đều kích thích mụn bọc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu sau một thời gian điều trị mụn nhưng không có chuyển biến tốt, nên thăm khám sớm để các bác sĩ tìm hiểu nguyên do và đưa ra hướng khắc phục mới.

Mụn bọc ở cằm là loại mụn gây ra nhiều đau nhức, viêm nhiễm và dễ để lại sẹo trên da. Do đó, các chị em cần có cách chăm sóc phù hợp, tuân thủ đúng những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Không nên tự chữa tại nhà khi chưa biết tình trạng mụn thuộc mức độ nào và tránh dùng các loại kem trị mụn trôi nổi ngoài thị trường sẽ rất dễ xảy ra kích ứng nặng hơn.

Tham khảo:

Cập nhật lúc 17:16 - 02/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo