Mụn Ẩn Ở Mũi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị An Toàn, Nhanh Khỏi
Mụn ẩn ở mũi là một tình trạng bệnh không nguy hiểm nhưng rất nhiều người lo ngại. Bởi lẽ đây là nơi tập trung nhiều lỗ chân lông nhưng khó xử lý, làm sạch. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị an toàn, nhanh khỏi thì khó bảo vệ thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề quan trọng nhất giúp bạn ứng phó với mụn ẩn trên mũi.
Mụn ẩn ở mũi là gì?
Mụn ẩn ở mũi là loại mụn hầu như không gây viêm, mưng mủ. Nó hình thành dưới các lỗ chân lông có nhiều bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn. Ngoài các vị trí như trán, má và cằm thì mũi cũng là nơi hay xuất hiện mụn ẩn. Khi nào thì gọi là mụn ẩn ở mũi? Khi chúng mọc ở:
- Trên mũi.
- Hai bên cánh mũi.
- Mụn ẩn dưới mắt hoặc quanh mắt.
Vì sao mụn ẩn dễ mọc ở mũi? Bởi vì đây là bộ phận nhô cao nhất trên khuôn mặt, dễ chịu tác động từ môi trường. Hai bên cánh mũi có rãnh, trên mũi chứa rất nhiều lỗ chân lông. Điều này làm cho lưỡng dầu nhờn tiết ra rất nhiều, đặc biệt là ở cánh mũi.
Với cấu tạo như vậy, các tế bào chết, bụi bẩn và cả vi khuẩn thường tập trung lại. Việc vệ sinh da ở đây lại khó hơn các vùng da mặt khác. Vậy nên không chỉ mụn ẩn mà ngay cả mụn đầu đen, mụn cám cũng thường xuyên hiện hữu. Chúng làm mũi bị ngứa, mẩn đỏ, lồi lõm mất thẩm mỹ.
Chính vì vậy bạn cần lưu ý đề phòng các yếu tố gây ra mụn ẩn ở mũi. Ngay khi có dấu hiệu mọc mụn, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết tình trạng này.
Nguyên nhân mọc mụn ẩn ở mũi
Vì sao mụn ẩn lại mọc ở mũi là điều mà bạn nên tìm hiểu rõ. Theo các chuyên gia, những yếu tố sau sẽ góp phần thúc đẩy sự hình thành mụn ẩn trên mũi:
- Rối loạn hormone: Nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là ở các thiếu niên trong tuổi dậy thì, mẹ bầu hay chị em đến kỳ kinh nguyệt… sẽ làm tăng tiết bã nhờn. Từ đó tăng sinh mụn ẩn.
- Tắc bã nhờn: Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến mũi luôn ẩm, bóng mà không được vệ sinh thì dễ tắc. Đây là điều kiện thích hợp cho bụi bẩn và các vi khuẩn tích tụ, tấn công vào nang lông. Từ đó tạo mụn ẩn.
- Stress: Thường xuyên mất ngủ hoặc thức khuya, chịu áp lực từ công việc, cuộc sống… khiến tinh thần mệt mỏi. Những điều này sẽ gây rối loạn nội tiết và kéo theo hiện tượng tiết bã nhờn. Từ đó sinh ra mụn.
- Chế độ ăn: Các thực phẩm có vị cay, tính nóng hoặc chế biến bằng dầu mỡ cũng làm tăng nguy cơ mọc mụn ẩn ở mũi.
- Dùng mỹ phẩm: Một số loại sản phẩm vệ sinh da mặt không đảm bảo chất lượng sẽ làm tổn thương da. Do vậy, bạn vô tình làm da bị bào mòn, yếu đi và bị các yếu tố ngoại sinh tấn công, gây mụn ẩn.
- Ngoài ra những thay đổi của thời tiết sinh nấm mốc, hoặc bụi bẩn, phấn hoa gây kích ứng cũng sinh ra mụn ẩn ở cánh mũi.
Khi thấy mũi mọc mụn ẩn, bạn nên kiểm tra lại xem có những yếu tố nào là nguyên nhân. Từ đó khắc phục, đồng thời điều trị từ sớm, tránh đề mũi bị tổn thương nặng.
Các dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở mũi và ảnh hưởng thẩm mỹ
Vì mụn ẩn dưới da nên người bệnh hầu như không cảm nhận rõ sự hiện diện của chúng từ sớm. Mụn ẩn không gây viêm, đau, chúng mọc theo cụm và có kích thước nhỏ, chặn lấy nang lông nên bạn chỉ thấy:
- Bề mặt da mũi bị sần sùi chứ không mịn màng như trước.
- Vết sần nổi theo vùng, cụm chứ không riêng lẻ.
- Người bệnh không hề tự cảm thấy đau, sưng đỏ hay ngứa khi không tác động vật lý như các mụn khác.
- Sờ và ấn vào vùng sần có thể nhận thấy vật cứng ở sâu phía trong.
- Nếu nặn ra thì vùng mũi dễ sưng tấy, đau và viêm.
- Một vài ngày sau sẽ để lại vết thâm rất khó trị.
Do những biểu hiện của bệnh ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ nên nhiều chị em cảm thấy tự ti, mất tự tin trong giao tiếp. Nhiều người khó chịu vì sự xuất hiện của mụn ẩn nên dùng tay nặn. Điều này khiến mũi càng bị tổn thương, xấu xí và có thể để lại sẹo.
Cho nên, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn vẫn cần phải xử lý mụn ẩn từ sớm. Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách khắc phục.
Trị mụn ẩn ở mũi
Trị mụn ẩn có rất nhiều cách, ngay cả trong dân gian cũng có lưu truyền. Tuy nhiên nên áp dụng phương pháp nào an toàn cho mũi thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một vài hướng xử lý được cho là vừa hiệu quả vừa ít ảnh hưởng đến vùng da nhạy cảm này.
Các cách trị mụn ẩn trên mũi tại nhà
Làm thế nào để loại bỏ mụn ẩn dưới mắt ngay tại nhà mà không gây rủi ro? Dân gian đã chỉ ra những dược liệu tự nhiên nên sử dụng cùng cách làm sau đây.
Đắp mặt nạ
Loại mặt nạ được dùng cho trường hợp này là dạng kiềm dầu. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra bằng một số nguyên liệu như bột trà, sữa, cám gạo…
- Mặt nạ trà xanh: Bạn kết hợp với sữa chua không đường, trộn đều lên rồi thoa lên vùng mũi sau khi đã vệ sinh. Đắp khoảng 10 phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước mát để đảm bảo se khít chân lông.
- Mặt nạ diếp cá: Với 1 nắm rau diếp cá, bạn đem sơ chế sạch rồi giã nhuyễn, đắp lên mặt sau khi vệ sinh da. Cũng để khoảng 10 phút rồi rửa với nước mát cho hết rau và khít chân lông. Mỗi tuần chỉ cần thực hiện khoảng 1 – 2 lần là có thể hạn chế mụn ẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn rau này để đẩy mụn từ bên trong.
- Mặt nạ cám gạo: Hòa cám gạo thành hỗn hợp đặc sệt rồi đắp lên da mũi đã vệ sinh sạch sẽ. Để tầm 10 phút rồi rửa trôi với nước mát bạn sẽ thấy chân lông dễ chịu hơn. Sau nhiều lần như vậy thì bề mặt da ở mũi sẽ bớt sần sùi.
- Mặt nạ mật ong: Cũng tiến hành vệ sinh da mặt cho sạch bụi bẩn trước như các cách khác. Sau đó bạn đắp mật ong nguyên chất lên vùng mũi có mụn ẩn. Tinh chất trong mật ong sẽ làm sạch sâu các nhân mụn ẩn ở mũi và đẩy ra ngoài. Vitamin E trong mật ong sẽ giữ ẩm cho da, thúc đẩy sự phục hồi ở da mũi.
Bạn nên dùng các cách trị mụn ẩn bằng mật ong, rau diếp cá hay các thảo dược ngay từ khi chúng mới xuất hiện. Nếu mụn đã hình thành đám to, bạn cần đi khám và chữa trị tại bệnh viện.
Cách trị mụn ẩn ở mũi bằng thuốc Tây
Điều trị mụn ẩn quanh mắt, trên mũi bằng thuốc Tây là cách làm vừa tiết kiệm thời gian lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên bạn phải biết nên dùng thuốc nào tùy thuộc giai đoạn bệnh.
- Trường hợp nhẹ: Những người mới bị mụn ẩn ở mũi có thể sử dụng các loại kem bôi trị mụn. Các thuốc này được bán tại quầy thuốc Tây, kèm theo những dạng kem dưỡng da, làm đẹp. Bạn nên tìm hiểu kỹ và lắng nghe tư vấn của dược sĩ để chọn loại phù hợp với da của mình.
- Trường hợp nặng: Nếu mũi mọc quá nhiều mụn ẩn hoặc có biểu hiện tổn thương, biến chứng, bạn nên đến bệnh viện. Các bác sĩ da liễu sẽ khám và lên phác đồ điều trị tốt nhất để bảo vệ thẩm mỹ cho bạn. Trong khoảng 3 – 6 tháng, có thể bạn cần dùng thuốc uống hoặc các cách trị liệu khác. Chẳng hạn như sử dụng công nghệ nano, công nghệ aqua…
Đây là những cách trị mụn ẩn hai bên cánh mũi, dưới mắt mà bạn có thể tham khảo. Tùy vào biểu hiện cụ thể mà bạn áp dụng linh động. Tránh để vùng da mũi bị tổn thương nghiêm trọng rồi mới chữa.
Xem thêm: Mặt Nạ Yến Mạch Trị Mụn Ẩn: 5 Tuyệt Chiêu Cực Kỳ Hữu Ích, Đơn Giản
Những lưu ý quan trọng khi chữa trị và phòng ngừa mụn ẩn ở mũi tái phát
Những người mới bị mụn lần đầu, đặc biệt là mụn ẩn sẽ thiếu kinh nghiệm xử lý. Do chủ quan nên không điều trị sớm hoặc áp dụng sai cách gây hệ quả xấu. Vậy cần làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng do mụn ẩn trên mũi gây ra? Bạn cần nhớ:
Không dùng tay nặn
Nhiều người có thói quen sờ lên mặt và nặn mụn, đặc biệt là ở mũi, má, cằm. Việc này vô tình làm da mặt bị tổn thương nặng hơn. Kèm theo đó, vi khuẩn từ trên da và móng tay dễ xâm nhập vào trong gây viêm, nhiễm trùng. Vì vậy, việc tự ý nặn mụn ẩn ở mũi hay bất cứ loại mụn nào khác đều không nên. Đặc biệt không nặn khi:
- Các cồi mụn chưa khô.
- Nhân mụn còn chìm dưới da, khó đẩy lên bề mặt.
- Tay nặn mụn chưa được vệ sinh sạch sẽ.
- Trên mũi đồng thời có những mụn trứng cá, mụn đầu đen gây viêm, sốt.
- Ngoài ra khi bị mọc mụn ẩn ở mũi bạn cũng không nên áp dụng lột mụn. Bởi vì phương pháp này chỉ phù hợp với các mụn cám, mụn đầu đen. Nó không có tác dụng với nhân mụn sâu bên dưới da như mụn ẩn. Trái lại còn gây khô rát.
- Tránh lựa chọn sản phẩm trị mụn không đảm bảo chất lượng
Nhiều người có xu hướng chọn mua những kem trị mụn hoặc mỹ phẩm có tác dụng trị mụn để loại trừ mụn ẩn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có nhiều hàng nhái, giả nên họ khó tìm được dòng chất lượng.
Khá nhiều mỹ phẩm cho hiệu quả nhanh chóng nhưng sau khi điều trị mụn ẩn lại đem đến tác dụng ngược. Vì vậy bạn cần hết sức thận trọng, tránh mua mà chưa tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó.
Điều chỉnh chế độ ăn
Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng lớn đến sự hình thành mụn ẩn trên mũi và nhiều vùng khác. Vì vậy bạn nên:
- Tránh ăn các món tẩm ướp đồ cay, gia vị ớt tiêu hoặc thức ăn có tính nóng.
- Không dùng bia, nước ngọt có ga và cà phê, các loại rượu, thuốc lá gây rối loạn nội tiết.
- Tăng cường bổ sung rau củ quả giàu kẽm, vitamin C, B để bảo vệ làn da, hỗ trợ thải độc.
- Sử dụng thêm sữa, tinh bột ít đường và chất béo lành mạnh, Omega 3 để bổ sung dinh dưỡng.
- Uống đủ nước để cung cấp độ ẩm và giúp da đào thải độc tố tốt hơn.
Điều chỉnh sinh hoạt
Sinh hoạt không điều độ, nhất là ở lứa tuổi dậy thì, chị em phụ nữ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành mụn. Để hạn chế mụn ẩn, bạn cần:
- Tránh thức khuya quá 11 giờ đêm để làm việc hoặc vui chơi.
- Hạn chế đến những nơi có nhiều bụi bẩn, ẩm thấp, khô hoặc rét.
- Giữ cho da mặt luôn sạch bằng cách rửa mặt ít nhất 2 lần/ngày bằng nước.
- Nên dùng mỹ phẩm có thành phần tự nhiên hoặc các mặt nạ thảo dược để bảo vệ da.
- Chú ý vệ sinh thật sạch những nơi dễ tích tụ bụi bẩn, hình thành nhân mụn ẩn như hai bên cánh mũi, dưới mắt.
- Nếu thấy trên vùng mũi có những vết sần sùi, vùng da tổn thương kèm biểu hiện đau, sưng… bạn nên đi khám ngay.
Mụn ẩn ở mũi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cần có cách phòng ngừa và điều trị từ sớm để tránh ảnh hưởng đến khuôn mặt. Bên cạnh đó cần chú ý duy trị chăm sóc da hàng ngày để đảm bảo giảm nguy cơ hình thành mụn ẩn cùng các loại mụn khác.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!