Nguyên Nhân Mụn Mọc Ở Tai Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nổi mụn ở tai là tình trạng không hề hiếm gặp, gây đau nhức, khó chịu và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy tình trạng này xảy ra là do đâu? Mụn mọc ở tai là bệnh gì? Có những biện pháp khắc phục nào hiệu quả? Cũng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nổi mụn ở tai

Có khá nhiều người gặp phải tình trạng nổi mụn mủ ở tai do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Các nốt mụn có thể xuất hiện ở trên vành tai, trong tai và tái phát sau khi đã được điều trị. Để có cách xử lý phù hợp, đầu tiên bạn cần xác định nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân gây nổi mụn ở vành tai thường gặp như:

Do viêm tai ngoài

mọc mụn ở lỗ tai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài. Vì tai có thể tiếp xúc với nước bẩn như khi đi bơi, khiến tai bị nhiễm trùng dẫn đến viêm nhiễm, nổi mụn. Một nguyên nhân phổ biến khác là đeo tai nghe bẩn, khiến tai dễ bị nổi mụn. Vì vậy, nếu bạn thấy vùng vành tai có nốt mụn, kèm theo triệu chứng sưng tấy, đau nhức thì rất có thể bạn đã bị viêm tai ngoài.

Vành tai tiết nhiều dầu

Khi vùng tai sản sinh quá nhiều dầu hay lượng dầu từ tóc đổ xuống sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho sự phát triển của mụn. Nếu không biết cách vệ sinh tai sạch sẽ sẽ, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để mụn phát triển. Ngoài ra, việc đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài hoặc tích tụ mồ hôi đều có thể gây ra các vấn đề về mụn. Hơn hết, khi vệ sinh cá nhân, bạn cũng nên chú ý hơn đến vùng tai và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, giúp kiểm soát tình trạng mụn ở vành tai.

Khi vùng tai sản sinh quá nhiều dầu sẽ gây nên mụn
Khi vùng tai sản sinh quá nhiều dầu sẽ gây nên mụn

Không vệ sinh tai sạch sẽ

Sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn, các tế bào chết sẽ khiến vi khuẩn phát triển, hình thành lên mụn. Đặc biệt là ở vùng vành tai khi thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu không chú ý và vệ sinh đúng cách sẽ khiến mụn dần hình thành do lỗ chân lông bít tắc.

Nhiễm trùng tai do xỏ lỗ

Nếu trước đó bạn đã đi xỏ lỗ tai nhưng không biết cách vệ sinh hoặc sử dụng khuyên tai có chứa vi khuẩn sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và gây tình trạng mụn. Đặc biệt là khi vị trí xỏ lỗ tai ở vùng sụn, điều này có thể gây đau nhức và tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu việc ăn uống và vệ sinh không đảm bảo.

Rối loạn nội tiết tố

Khi cơ thể có sự thay đổi của nội tiết tố, nhất là trong giai đoạn đang mang thai, dậy thì hay mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt. Nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này có thể tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, không chỉ ở vành tai.

Do cơ thể thiếu nước

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các cơ quan như gan, thận và cũng gây ra nhiều vấn đề cho da. Khi không đủ nước, da sẽ trở nên khô và thiếu độ ẩm, dẫn đến quá trình đào thải bã nhờn của da bị cản trở. Khi bã nhờn bị tồn đọng trong lỗ chân lông, nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn. Do đó, việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh.

Viêm sụn vành tai

Nguyên nhân gây viêm sụn vành tai thường là do tình trạng nhiễm trùng xuất hiện sau khi có chấn thương nặng ở vùng tai. Triệu chứng của viêm sụn vành tai bao gồm sưng đỏ, phù nề, và phồng rộp ở vùng tai, cũng như có thể có dịch mủ vàng chảy ra.

Nếu ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực, đau và tiết dịch từ tai. Người bệnh cần phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh làm hoại tử của sụn vành tai, lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Viêm sụn vành tai thường là do tình trạng nhiễm trùng xuất hiện
Viêm sụn vành tai thường là do tình trạng nhiễm trùng xuất hiện

Dị ứng với hóa mỹ phẩm

Việc dùng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chứa nhiều hóa chất hay chất bảo quản rất có thể sẽ gây kích ứng cho vùng da xung quanh. Ngoài ra, căng thẳng và stress cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, tăng sản xuất dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó bạn có thể bị mọc mụn ở tai.

Mụn mọc ở tai có nguy hiểm không?

Mọc mụn ở tai là một tình trạng không quá hiếm gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà khi các mụn lớn, viêm hoặc bị vỡ ra có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, gây ra các biến chứng như u nang hoặc nốt sần ở phía sau tai. Ngoài ra, đối với trường hợp những nốt mụn to dần, bạn nên hết sức chú ý vì đấy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm xương chũm, áp xe hay u nang bã nhờn. Hơn hết, bạn nên đến các phòng khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách chữa mụn mọc ở tai

Tình trạng mọc mụn ở trong tai có thể khắc phục nếu bạn áp dụng những biện pháp trị mụn tại nhà được chia sẻ ở bên dưới đây:

Điều trị mụn nhọt trong tai bằng nguyên liệu tự nhiên

Việc sử dụng các phương pháp tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả tốt cũng như trách tránh gây kích ứng tới da.Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên áp dụng đối với những loại mụn xuất hiện ở vành tai. Nếu mụn mọc ở lỗ tai, bạn không nên thử phương pháp này vì chúng có thể dễ lọt vào bên trong.

Một vài nguyên liệu thường được sử dụng giúp giảm mụn ở tai có thể kể đến như: giấm táo, tỏi, húng quế,… Đối với phương pháp này, để thấy được hiệu quả, bạn nên kiên trì sử dụng đều đặn thực hiện mỗi tuần 1 – 2 lần sẽ thấy mụn bớt sưng đau và xẹp dần. Lưu ý rằng trong quá trình áp dụng, phải đảm bảo vệ sinh thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây nhiễm và tình trạng mụn nặng thêm.

Làm sạch tai với nước muối sinh lý

Nước muối có tính sát khuẩn cao, vậy nên bạn có thể sử dụng để vệ sinh tai và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch và làm dịu vùng da bị tổn thương mà không gây kích ứng, đồng thời giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Để sử dụng nước muối đúng cách, bạn nên thấm vào một miếng bông sạch và lau quanh vùng tai bị mụn. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày vào sáng và tối để thấy được hiệu quả.

Chườm nóng

Chườm nóng là một phương pháp trị mụn tự nhiên, không gây đau đớn và có thể dễ dàng thực hiện. Việc sử dụng nước nóng giúp làm mềm và mở rộng lỗ chân lông, giúp loại bỏ dầu và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông, từ đó giảm nguy cơ vi khuẩn gây mụn.

Tuy nhiên, khi chườm nóng, bạn cần đảm bảo rằng nước ở nhiệt độ vừa đủ để tránh gây bỏng và không làm tổn thương da. Đồng thời, sau khi chườm nóng nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Để thực hiện đầu tiên bạn hãy làm sạch vùng mụn bằng nước muối sinh lý hoặc cồn thuốc. Sử dụng một miếng khăn hay gạc y tế thấm nước ấm rồi đắp lên vùng mụn. Thực hiện 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 15 phút để nhanh chóng đạt được hiệu quả mong muốn.

Sử dụng thuốc điều trị

Khi tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, bạn nên sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo phác đồ do Bác sĩ kê. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị mụn ở tai:

  • Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm sưng tấy, đỏ và đau cho các nốt mụn. Lưu ý rằng, bạn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Salicylic acid: Salicylic acid giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm hình thành mụn, giảm viêm, sưng và ngứa. Đây là một loại thuốc được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Benzoyl peroxide: Loại thuốc này đặc biệt hiệu quả đối với mụn nang, mụn mủ. Thuốc có công dụng làm khô và đẩy nhanh việc mụn trở thành mụn nang ra ngoài. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ như sạm da và kích ứng.
  • Retinoids: Retinoids ức chế quá trình hình thành chất sừng và loại bỏ tế bào chết. Chúng cũng làm sạch lỗ chân lông và ức chế hoạt động của vi khuẩn, giúp giảm mụn.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị mụn
Sử dụng thuốc Tây y điều trị mụn

Mẹo nhỏ ngăn ngừa mụn mọc trong tai

Dù tình trạng mụn đã xuất hiện ở tai hay bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, Bạn cần phải chú ý và có những biện pháp phòng tránh. Dưới đây là những lưu ý về thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày, tránh tình trạng mụn tái phát.

Đảm bảo vệ sinh tai sạch sẽ

Việc vệ sinh khu vực tai hàng ngày là rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ. Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh và chăm sóc vùng tai:

  • Vệ sinh hàng ngày: Lau sạch vùng tai bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ.
  • Làm sạch các vật dụng tiếp xúc với tai: Các vật dụng như tai nghe cần được làm sạch thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế chạm tay bẩn vào vùng tai: Tránh chạm tay vào tai nếu không cần thiết và không chạm vào các vùng tai nổi mụn.
  • Không tự gắp hoặc nặn mụn: Tránh tự gắp hoặc nặn mụn ở vùng tai để tránh lây lan vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý sát trùng: Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vùng tai mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn viêm nhiễm và giảm sưng. Sử dụng bông sạch thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ quanh vùng bị nhọt để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Tránh những đồ ăn gây nóng trong

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe da và ngăn ngừa mụn mọc ở trong tai. Dưới đây là một số gợi ý để cải thiện chế độ ăn uống và giảm nguy cơ nổi mụn:

  • Ưu tiên đồ luộc, hấp: Thay vì ăn các món cay nóng và dầu mỡ, hãy ưu tiên các món thực phẩm thanh đạm như rau xanh, đậu, cá hồi được chế biến theo dạng luộc hoặc hấp hay các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế đồ uống có cồn và đồ có ga: Cồn và đồ có ga có thể kích thích sự sản xuất dầu trong da, dẫn đến tình trạng nổi mụn. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước lọc và các loại nước ép trái cây tươi mát.
  • Bổ sung hoa quả và rau cải: Hoa quả và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, giúp làm sạch cơ thể từ bên trong và giữ da khỏe mạnh.

Không tự ý nặn mụn

Bạn không nên tự ý nặn mụn vì đối với tình trạng mụn sưng đỏ có nhiều mủ, việc tự ý cạy hoặc nặn có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, với mụn mọc ở vùng tai, việc này càng có sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn và vi khuẩn dễ lây lan sâu vào bên trong tai.

Mụn trứng cá và mụn đầu đen có thể được nặn khi chúng đã chín và có cồi rõ ràng. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo rằng quá trình này được thực hiện một cách cẩn thận và không gây tổn thương cho da. Hơn hết bạn nên đến các trung tâm da liễu hay các phòng khám uy tín để nhờ tới sự hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên viên chăm sóc da để đảm bảo an toàn nhất.

Bạn không nên tự ý nặn mụn có thể gây viêm nhiễm
Bạn không nên tự ý nặn mụn có thể gây viêm nhiễm

Lưu ý khi xỏ khuyên tai

Việc xỏ khuyên tai cần hết sức lưu ý để tránh ảnh hưởng tới vùng da quanh tai, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Phản ứng sau khi xỏ: Sau khi xỏ khuyên, có thể xuất hiện các biểu hiện như viêm sưng nhẹ, đỏ, vàng nhuộm hoặc nổi mụn nhỏ. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, có thể gặp phải tình trạng sưng to hơn và thậm chí là loét. Việc vệ sinh và chăm sóc lỗ xỏ là rất quan trọng để đảm bảo vết thương nhanh lành.
  • Vệ sinh lỗ xỏ: Hãy vệ sinh lỗ xỏ bằng nước muối sinh lý hàng ngày để giữ vùng này sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Vệ sinh tay: Trước khi chạm vào lỗ xỏ hoặc xử lý khuyên tai, hãy đảm bảo rằng tay đã được rửa sạch để tránh vi khuẩn từ tay lây lan vào vết thương.
  • Xử lý mụn: Nếu có nốt mụn mọc tại vị trí xỏ lỗ và có biểu hiện viêm sưng, hãy tạm thời tháo khuyên để điều trị mụn. Đừng cố gắng xỏ khuyên qua vùng da viêm nhiễm để tránh làm tổn thương và lây lan vi khuẩn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tình trạng mụn mọc ở tai. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

XEM THÊM:

Cập nhật lúc 12:12 - 20/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo