Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không An Toàn, Tiết Kiệm 2024
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong mẹo dân gian được lưu truyền từ rất lâu. Phương pháp này không chỉ giúp các thiện các triệu chứng của bệnh mà còn giúp làm lành vùng da bị tổn thương một cách nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không trong nội dung bài viết dưới đây để có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà nhé.
Công dụng của lá trầu không chữa tổ đỉa
Từ lâu cây trầu không đã được mọi người biết đến như một loại thảo dược có khả năng chữa bách bệnh, từ các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho đến các bệnh xương khớp, bệnh da liễu. Vậy nên không quá khó hiểu khi mọi người nhắc đến hiệu quả của việc trị tổ đỉa bằng lá trầu không.
Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm và có mùi thơm, nên chúng có tác dụng chống ngứa tiêu viêm rất hiệu quả. Nhờ vậy, khi dùng trầu không để chữa bệnh tổ đỉa sẽ giúp xoa dịu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại những vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã tìm thấy trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt nên khi dùng lá trầu không để chữa bệnh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bội nhiễm trên da. Bên cạnh đó, với hàm lượng lớn tinh dầu và tanin, lá trầu không còn có tác dụng giúp làm da trở nên săn chắc, hỗ trợ quá trình làm lành các vết thương.
Với những công dụng tuyệt vời kể trên thì việc chữa tổ đỉa bằng lá trầu không đã được áp dụng từ rất lâu đời và cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người bệnh cũng đã có những phản hồi tích cực về phương pháp này. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không vừa giúp cải thiện các tổn thương trên da mà còn ngăn ngừa lây lan, phòng bệnh tái phát.
Thông tin thêm: Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả
Với nhiều công dụng và hiệu quả trong điều trị các bệnh da liễu nói chung, bệnh tổ đỉa nói riêng mà tá trầu không được sử dụng khá phổ biến. Mọi người có thể chỉ sử dụng lá trầu không hoặc kết hợp lá trầu với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số cách thực hiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
Đun nước lá trầu không để ngâm rửa
Cách chữa tổ đỉa này được thực hiện rất đơn giản, các dược chất có trong tá trầu sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, làm mềm và hạn chế bong tróc, đồng thời giúp giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm. Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu tươi, rửa sạch, vò nát nhẹ
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sạch, sau đó thả lá trầu vào, tiếp tục đun thêm 5 phút.
- Đổ nước lá trầu không ra chậu, rồi để nước tự nguội bớt thì dùng để ngâm vùng da cần điều trị.
- Thực hiện ngâm khoảng khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày, làm thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp với muối biển
Muối biển có tác dụng sát trùng, giảm ngứa khi kết hợp lá trầu không sẽ tăng công dụng chữa trị, giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng đỏ, khô ráp…. Đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm lan rộng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch và để ráo nước
- Cho lá trầu không vào giã hoặc xay nhuyễn cùng một chút muối
- Làm sạch vùng da cần điều trị và đắp trực tiếp hỗn hợp vừa chuẩn bị lên
- Để khoảng 15 phút thì rửa sạch lại và lau khô
- Thực hiện mỗi ngày một lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không với phèn chua
Với công dụng làm săn da, sát trùng và giảm ngứa, phèn chua cũng được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu. Nếu chữa tổ đỉa bằng lá trầu kết hợp với phèn chua sẽ giúp làm săn da, hỗ trợ làm lành các vết mụn nước bị vỡ. Đặc biệt với sự kết hợp này sẽ giúp ức chế và tiêu diệt một số vi nấm gây bệnh tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không đem rửa sạch và để ráo, sau đó vò nát
- Đun sôi khoảng 2 lít nước và cho phần lá trầu không vừa chuẩn bị nồi nước đang sôi
- Tiếp tục đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp và cho phèn chua vào
- Sau đó đổ ra chậu, sau khi nước nguội thì tiến hành ngâm rửa vùng tay, chân bị tổ đỉa
- Trong quá trình ngâm, có thể lấy phần bã trầu không chà nhẹ lên vùng da đang bị bệnh.
- Thực hiện 2-3 lần/tuần để cải thiện tình trạng ngứa ngáy và giúp các tổn thương mau lành.
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và tỏi
Như chúng ta đã biết, tỏi là thảo dược có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Chính vì vậy, tỏi thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc trị các bệnh ngoài da, trong đó có cả bệnh tổ đỉa. Việc kết hợp tỏi với lá trầu không sẽ giúp làm tăng khả năng ức chế sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn tại vùng da bị tổ đỉa, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu tươi và 4 tép tỏi, đem rửa sạch những nguyên liệu đã chuẩn bị
- Vò nát lá trầu không và đập dập tỏi
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho tỏi và trầu không vừa chuẩn bị vào. Đun thêm 5 phút nữa là được.
- Đổ nước ra thau chờ nước nguội dần thì bắt đầu ngâm rửa
- Thực hiện liên tục 1 – 2 lần/ngày.
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa được đánh giá là khá hiệu quả tuy nhiên, không phải ai khi bị bệnh cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Theo đó, hãy căn cứ cơ địa, thể trạng và từng tình trạng bệnh để đưa ra quyết định có nên áp dụng cách chữa bệnh này hay không.
Thông thường, người bị tổ đỉa ở giai đoạn đầu hoặc thể nhẹ thì khi dùng lá trầu không để chữa bệnh có thể giúp đỡ được phần nào triệu chứng còn với những người bệnh nặng hoặc cơ địa quá nhạy cảm thì không nên áp dụng phương pháp này vì hiệu quả điều trị không cao, thậm chí có thể gây phản tác dụng.
Hơn nữa, bệnh tổ đỉa có liên quan đến yếu tố cơ địa nên việc điều trị cần phải tiến hành chuyên sâu và tổng thể hơn thì mới có thể chữa trị dứt điểm được. Do đó, việc áp dụng những bài thuốc trên thì mới chỉ có thể khắc phục được phần nào triệu chứng của bệnh.
Nếu người bệnh vẫn muốn áp dụng phương pháp chữa tổ đỉa bằng lá trầu không này thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
- Tất cả những nguyên liệu cần phải được ngâm rửa sạch sẽ trước khi làm thuốc để tránh nhiễm khuẩn.
- Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm thì vùng da bị bệnh nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và trước khi sử dụng thuốc thì cũng cần được vệ sinh sạch.
- Trong quá trình áp dụng những bài thuốc nếu thấy bất cứ triệu chứng khó chịu nào thì cần dừng ngay và đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời
- Kết hợp chữa bệnh với một chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học để tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị
Trên đây là những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và có thể áp dụng thực hiện ngay để cải thiện tình trạng bệnh của mình! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Xem thêm thông tin:
- Chữa Tổ Đỉa Bằng Lá Bàng Tốt Như Thế Nào? Cách Thực Hiện
- Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Có Thật Sự Hiệu Quả Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!