Bà Bầu Bị Tổ Đỉa: Nguyên Nhân, Cách Chữa An Toàn Cho Mẹ & Con 2024
Bà bầu bị tổ đỉa không phải là trường hợp hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng các triệu chứng của bệnh lại khiến mẹ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Các mẹ nên tìm hiểu thêm những thông tin về chứng bệnh này để biết cách ứng phó hiệu quả nhất.
Bà bầu bị tổ đỉa và mức độ ảnh hưởng của bệnh
Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của chàm – eczema. Đặc trưng cơ bản và dễ nhận biết nhất của chứng bệnh này là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay và bàn chân. Các mụn nước có kích thước tuy nhỏ nhưng gây ngứa dữ dội và có thể bị viêm tại vùng da này.
Đây là một bệnh lý về da mãn tính và rất khó điều trị. Nếu gặp điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi, các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi sẽ càng khiến bệnh tổ đỉa dễ dàng bùng phát hơn.
Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do các triệu chứng của bệnh gây nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến bệnh để có cách ứng phó khi bệnh lý xuất hiện.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Bất cứ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của bệnh tổ đỉa, từ nam đến nữ, già đến trẻ, và mẹ bầu cũng không phải là ngoại lệ. Đối với phụ nữ mang thai, các yếu tố được xem là tác nhân có khả năng kích thích bệnh tổ đỉa bùng phát bao gồm:
- Nội tiết tố bất ổn: Sau khi quá trình thụ tinh xảy ra, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone một cách đột ngột, hiện tượng này có thể kích thích các tế bào tiền viêm, tăng IgE trong huyết tương, từ đó làm bùng phát tổn thương trên da.
- Sức đề kháng giảm: Khi mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường có dấu hiệu bị suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể và khởi phát các triệu chứng bệnh.
- Lo âu quá mức: Khi mang thai, các mẹ bầu thường có tâm lý lo âu và căng thẳng, yếu tố này kết hợp với thể trạng và hệ miễn dịch suy yếu chính là yếu tố kích thích biểu hiện lâm sàng của bệnh tổ đỉa khởi phát.
- Yếu tố khác: Ngoài ra, bị tổ đỉa khi mang thai còn có thể xuất hiện do các yếu tố kích thích khác như thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên… Tuy nhiên các yếu tố này chỉ đóng vai trò thứ yếu góp phần thúc đẩy các triệu chứng của bệnh khởi phát ở phụ nữ mang thai.
Các triệu chứng tổ đỉa xuất hiện như thế nào?
Cũng giống với những trường hợp bị bệnh khác, nếu mẹ bầu bị tổ đỉa thì tại những vị trí như vùng tay, chân cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Tại những khu vực rìa và lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện các nốt mụn nước màu trắng với kích thước khá nhỏ, từ 1 – 2mm, sờ thấy chắc và rất khó vỡ. Các mụn nước thường tập trung thành từng cụm và nổi cộm lên bề mặt da.
- Các mụn nước thường không tự vỡ mà theo thời gian chúng chỉ bị xẹp đi và chuyển sang màu vàng. Sau khi bong sẽ để lộ nền da hồng hình tròn và có vảy bao quanh.
- Mẹ bầu bị tổ đỉa sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở những vùng tay, chân bị bệnh, khi gãi sẽ khiến mụn vỡ, gây đau đớn, khó chịu.
- Nếu mẹ bầu không được điều trị kịp thời thì các nốt mụn nước sẽ khô hoặc tự vỡ và để lại trên da các mảng sần nhám có màu vàng đục đặc trưng.
- Trong trường hợp bị viêm nhiễm thì các nốt mụn nước do nấm tổ đỉa sẽ có màu đục, vùng da bị bệnh sẽ sưng đỏ, đồng thời sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết và người bệnh có thể sẽ bị sốt, mệt mỏi.
Mẹ bầu bị tổ đỉa có di truyền sang cho con không?
Theo các bác sĩ da liễu, nếu mẹ bầu bị tổ đỉa thì nguy cơ di truyền cho con là rất cao. Theo kết quả từ nhiều cuộc khảo sát, nếu mẹ hoặc bố bị tổ đỉa thì tỷ lệ di truyền bệnh sang con là 8%. Cả bố và mẹ cùng bị tổ đỉa, thì tỷ lệ con bị tổ đỉa lên tới tới 41%.
Vì vậy, người mẹ cần chủ động điều trị và sau khi em bé chào đời cần chăm sóc đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Điều này nhằm nhằm ngăn chặn và giảm thiếu đáng kể các triệu chứng tổ đỉa.
Bà bầu bị tổ đỉa chữa trị như thế nào để không ảnh hưởng đến hai mẹ con?
Ở những người bình thường, việc điều trị chứng bệnh này đã rất khó khăn, thì đối với phụ nữ mang thai, vấn đề này lại càng trở nên phức tạp. Bởi lẽ, khi mang thai, mẹ bầu rất nhạy cảm, chỉ 1 sơ suất nhỏ trong quá trình điều trị cũng có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có cách để chữa tổ đỉa cho bà bầu. Các mẹ có thể tham khảo những cách điều trị tổ đỉa dưới đây:
Chữa tổ đỉa cho mẹ bầu bằng Tây y
Dùng thuốc Tây y để chữa bệnh tổ đỉa sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện ngay sau một vài lần dùng thuốc. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không phải là đối tượng có thể tùy tiện áp dụng phương pháp này. Mẹ bầu chỉ được dùng thuốc có chỉ định của bác sĩ.
Một số thuốc thường dùng:
- Dung dịch Jarish: Giúp làm khô vùng da bị tổ đỉa, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm
- Các loại thuốc kháng sinh như Loratadin, Citirizin, Telfast: Giúp kháng khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh
- Dung dịch Castellani: Dùng khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm
Sử dụng các bài thuốc Đông y
Nếu như việc sử dụng thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng thì phương pháp Đông y lại chú trọng hơn vào việc điều trị căn nguyên gây ra bệnh, từ đó giúp điều trị bệnh triệt để hơn.
Một số bài thuốc Đông y điều trị tổ đỉa cho bà bầu:
- Bài thuốc ngâm rửa: Chuẩn bị lá móng tay hoặc nước tô mộc, sau đó đem sắc đặc và dùng nước đó để ngâm vùng da cần điều trị. Thực hiện mỗi ngày.
- Bài thuốc sắc uống: Chuẩn bị ké đầu ngựa, cỏ nhọ nồi, ý dĩ, kinh giới, ích mẫu, sinh địa, tỳ giải, hoàng bá, sau đó đem tất cả sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài thuốc cao bôi: Mẹ bầu có thể bôi cao được chiết từ cây mỏ quạ vào vùng da bị bệnh 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng. Kiên trì bôi mỗi ngày để đạt được hiệu quả.
Áp dụng các mẹo dân gian
Những phương pháp chữa tổ đỉa bằng các mẹo dân gian mà mẹ bầu có thể áp dụng là:
- Dùng lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, vò nát và cho vào nồi nước đun sôi với một ít muối biển. Sau đó để nguội và sử dụng để ngâm rửa ở những vùng da cần điều trị.
- Dùng bằng lá lốt: Cách thực hiện tương tự như với lá trầu không. Người bệnh có thể dùng nước này để ngâm rửa những vùng da tay chân bị tổ đỉa 1 – 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất
- Dùng lá đào: Lấy lá đào rửa sạch, giã nát rồi nấu chung với 2 lít nước. Sử dụng nước lá đào để ngâm rửa tay chân hoặc những vùng da bị bệnh mỗi ngày sẽ giúp cải thiện một số biểu hiện ngứa rát do bệnh tổ đỉa.
Bên cạnh các nguyên liệu trên, các mẹ bầu cũng có thể dùng rau răm, lá chè xanh, lá bàng… để chữa trị tổ đỉa khi mang thai.
Lưu ý: Những mẹo dân gian này chỉ nên dùng khi bệnh tổ đỉa còn nhẹ, mụn nước chưa bị vỡ và trên da không xuất hiện các tổn thương hay có dấu hiệu trầy xước, viêm nhiễm đi kèm.
Chăm sóc da tại nhà đúng cách
Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc da tại nhà để cải thiện. Các biện pháp này đều khá đơn giản và an toàn với thai nhi, cụ thể:
- Dưỡng ẩm thường xuyên: Việc làm này sẽ giúp chặn triệu chứng khô rát, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da bị tổn thương. Các mẹ bầu nên thực hiện dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm để ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước trên da.
- Mặc quần áo rộng: Nếu mặc quần áo quá chật sẽ làm tăng ma sát với vùng da tổn thương, gây kích thích da, khiến da bị viêm và ngứa rát hơn bình thường.
- Tránh sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa mạnh: Những sản phẩm có chứa xà phòng và hương liệu hóa học có thể gây nên hiện tượng kích ứng và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa.
Những lưu ý khi bà bầu bị tổ đỉa
Để bệnh mau khỏi và ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu, bà bầu bị tổ đỉa cần lưu ý kỹ những điều sau:
Chế độ ăn uống cho bà bầu bị tổ đỉa
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ, thường xuyên bổ sung các loại rau củ chứa vitamin C, A… để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Bà bầu bị tổ đỉa nên xây dựng thực đơn với đa dạng các loại thức ăn bao gồm rau củ, thực phẩm giàu protein, thực giàu tinh bột, lòng trứng, thịt, khoai lang, bí đỏ…
- Hạn chế ăn những thực phẩm tanh như hải sản, đồ sống hay các thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo
- Tuyệt đối mẹ bầu không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Vì như thế vừa ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, vừa ảnh hưởng đến thai nhi
Chế độ sinh hoạt
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, luôn đảm bảo chân, tay khô thoáng và sạch sẽ.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng, nếu trong trường hợp phải tiếp xúc cần phải có độ bảo hộ
- Không gãi hay chà xát quá mạnh vào vùng da bị tổn thương hoặc làm các nốt mụn nước vỡ, lở loét, gây nhiễm trùng…
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bà bầu bị tổ đỉa. Từ đó, giúp các mẹ tìm ra hướng điều trị tổ đỉa an toàn nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!