Cách Trị Viêm Da Tiếp Xúc Dị Ứng
Viêm da dị ứng tiếp xúc là tình trạng da phổ biến, gây ra sự khó chịu và ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những phương pháp chữa viêm da dị ứng tiếp xúc tại nhà dưới đây để giảm nhẹ và cải thiện tình trạng của da.
- Chườm Đá Lạnh:
- Công Dụng: Giúp làm dịu da, giảm ngứa và viêm nang lông.
- Thực Hiện: Chườm vùng da bị viêm bằng đá lạnh trong khoảng 10-15 phút.
- Nha Đam:
- Công Dụng: Gel nha đam giúp dưỡng ẩm, tính chất làm dịu, giảm viêm.
- Thực Hiện: Sử dụng gel từ lá nha đam và áp dụng lên vùng da viêm, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
- Lá Đinh Lăng:
- Công Dụng: Giảm ngứa và có tác dụng làm dịu da.
- Thực Hiện: Xay lá đinh lăng, áp dụng lên vùng da bị viêm, sau đó rửa sạch.
- Lá Chè Xanh:
- Công Dụng: Chứa chất chống oxi hóa giúp làm dịu và giảm viêm.
- Thực Hiện: Đun làm nước tắm hoặc dùng nước chè xanh và thấm vào bông tẩy trang, lau nhẹ vùng da bị viêm.
- Mật Ong:
- Công Dụng: Tính chất chống viêm và dưỡng ẩm.
- Thực Hiện: Sử dụng mật ong lên vùng da viêm, giữ trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.
- Lá Đơn Đỏ:
- Công Dụng: Giảm ngứa và đỏ da.
- Thực Hiện: Nghiền lá đơn đỏ thành hỗn hợp, áp dụng lên vùng da bị viêm, sau đó rửa sạch.
- Lá Lốt:
- Công Dụng: Chứa chất chống viêm và có tác dụng làm dịu da.
- Thực Hiện: Lấy nước cốt lá lốt và lau nhẹ vùng da bị viêm.
- Lá Khế:
- Công Dụng: Giảm ngứa và có tính chất làm dịu.
- Thực Hiện: Nghiền lá khế, áp dụng lên vùng da viêm và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút.
- Dầu Dừa:
- Công Dụng: Dưỡng ẩm và giảm kích ứng.
- Thực Hiện: Dùng dầu dừa lên vùng da bị viêm và massage nhẹ.
- Dầu Tràm Trà:
- Công Dụng: Chất chống viêm và giảm ngứa.
- Thực Hiện: Bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm.
- Yến Mạch:
- Công Dụng: Chứa chất chống viêm và giảm ngứa.
- Thực Hiện: Trộn yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp, áp dụng lên vùng da bị viêm và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút.
Lưu ý: Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một tình trạng vô cùng phổ biến thường được biểu hiện dưới dạng phát ban, mẩn đỏ, sưng, ngứa,.. sau khi tiếp xúc với các chất kích thích hay chất gây dị ứng. Tình trạng này thường gặp ở những người bệnh có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu hoặc do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Vậy cách điều trị của loại bệnh này ra sao? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng làn da bị tổn thương khi tiếp xúc với những chất gây dị ứng như phấn hoa, kim loại, hóa chất, xà phòng, mủ thực vật,... Đối với những người bình thường, các chất dị nguyên này gần như vô hại. Tuy nhiên đối với người có cơ địa nhạy cảm thì sẽ xảy ra hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mụn nước, sưng tấy,....
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng sẽ được kích hoạt sau khoảng 12-72 giờ cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng đó. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị căn bệnh này. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 70. Nữ giới cũng có xu hướng mắc phải căn bệnh này nhiều hơn nam giới. Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác như lại có tính di truyền từ ông bà cha mẹ cho con cái.
Người bị viêm da tiếp xúc dị ứng thường có những biểu hiện như sau:
- Làn da khô quá mức, nứt nẻ, bong tróc, đóng vảy.
- Người bệnh bị nổi các nốt mề đay, mẩn ngứa.
- Làn da đỏ hoặc thay đổi màu sắc từ hồng đến tím.
- Xuất hiện mụn nước và có hiện tượng rỉ nước.
- Bỏng rát, nóng rát da.
- Da bị đen sạm hoặc sần sùi.
- Cảm thấy ngứa ngáy dữ dội.
- Phồng rộp da.
- Da có hiện tượng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng đều có khả năng xảy ra dị ứng như tay, chân, mí mắt, mặt,... Các triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1-4 tuần tùy vào nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng điều trị của từng người.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng, bao gồm:
- Sử dụng sản phẩm như sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng da có thành phần gây kích ứng.
- Sử dụng mỹ phẩm, sơn móng tay, nước hoa, thuốc nhuộm tóc có các thành phần gây dị ứng.
- Đeo trang sức được làm từ Niken.
- Sử dụng giày dép, găng tay có nguồn gốc từ cao su Latex, nhựa, epoxy, chất dẻo.
- Uống thuốc Tây y có thành phần gây dị ứng như thuốc kháng sinh, thimerosal, benzocaine,…
- Tiếp xúc với các loại thực vật chứa độc như cây sơn, cây sồi, cây thường xuân, cam quýt, cây ớt, cây trạng nguyên.
- Dị ứng với axit có trong các loại pin.
- Dị ứng với các loại thực phẩm như sữa bò, hải sản, trứng, lúa mì, đậu phộng.
- Mặc quần áo được làm từ len hoặc sợi vải tổng hợp.
11 cách trị viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà
Dưới đây là những phương pháp trị viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được:
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng, đem lại những lợi ích đáng kể để giảm tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng. Khi áp dụng chườm đá hay tắm nước mát sẽ làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch và chất gây viêm nhiệt độ lạnh lên vùng da bị viêm. Quy trình này có thể mang lại những hiệu quả nhất định, bao gồm giảm sưng, giảm ngứa, giảm đau, kiểm soát viêm nhiễm, và làm dịu da.
- Bước 1: Sử dụng một lượng đá nhất định và bọc vào một miếng vải mỏng, sạch sẽ, tránh làm tổn thương da do giảm nhiệt độ đột ngột.
- Bước 2: Chườm đá lên vùng da bị viêm trong khoảng 10-15 phút. Đảm bảo không giữ đá lạnh quá lâu để tránh tình trạng làm tổn thương da.
Nha đam
Trong nha đam có chứa rất nhiều thành phần tốt như chất chống oxy hóa, acid amin acid amin,... là một lựa chọn hiệu quả trong việc điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng nhờ vào nhiều công dụng lợi ích mà nó mang lại. Nha đam chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm sưng và đau do tình trạng viêm nhiễm trên da. Đồng thời, gel nha đam có khả năng làm dịu và giảm cảm giác ngứa, nhờ vào thành phần như glucomannan giúp làm mát và làm dịu da.
- Bước 1: Lấy khoảng 3-4 lá nha đam đem rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ và lọc lấy phần gel bên trong. Trước khi thoa, người bệnh nên vệ sinh qua cùng da bị viêm và lau sạch bằng khăn mềm.
- Bước 2: Sử dụng phần gel vừa tác để thoa lên vùng da bị viêm nhiễm, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Bạn nên để qua đêm và tới sáng hôm sau sẽ rửa lại thật sạch vùng da bị viêm tiếp xúc với nước lạnh. Hãy để da khô tự nhiên, không cần sử dụng khăn để thấm khô.
Lá đinh lăng
Lá đinh lăng được biết đến với công dụng giải độc, giảm mụn, chống dị ứng, viêm da một cách hiệu quả. Loại lá này được sử dụng trong nhiều phương pháp truyền thống để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả vấn đề da. Cách sử dụng như sau:
- Cách 1 - Uống nước: Sử dụng 1 nắm lá đinh lăng, rửa sạch với muối. Đun sôi nước và hãm lá với nước sạch. Để nguội và uống trong cả ngày.
- Cách 2 - Đắp lá: Người bệnh hãy sử dụng lá đinh lăng rửa sạch, đem giã nhuyễn với muối và đắp lên vùng viêm da tiếp xúc dị ứng và massage nhẹ nhàng. Sau 15 - 20 phút và rửa lại thất sạch với nước ấm. Kết hợp với các loại kem dưỡng ẩm và sử dụng hằng ngày, bạn có thể thấy được những tiến triển tích cực.
Lá chè xanh
Trong lá chè xanh có chứa các hợp chất chống vi khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Đây là một nguyên liệu có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Các catechin, đặc biệt là EGCG, được tìm thấy trong lá chè xanh, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, giảm sưng và đau, và bảo vệ da khỏi các tác động có hại của môi trường.
- Bước 1: Sử dụng 200 gram chè xanh, bạn nên lựa chọn loại loại lá to, còn độ tươi và loại sạch sẽ các lá đã bị héo hay sâu.
- Bước 2: Ngâm lá trong nước muối 10 phút sau đó rửa thật sạch và để chè khô tự nhiên.
- Bước 3: Khi đã ráo nước, đun sôi nước và thả lá chè xanh cùng một chút muối trắng và đun trong khoảng 15-20 phút.
- Bước 4: Khi tắm, bạn có thể pha thêm với nước nguội để tránh làm rát da. Ngoài ra, việc bôi lá chè xanh cũng có thể giúp vết thương lành lại nhanh chóng.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm cho da cùng các nhóm hợp vitamin E, acid amin và các antioxidants. Đây là nguyên liệu giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, giúp da hồi phục nhanh chóng từ các tổn thương và tình trạng viêm. Đồng thời, nguyên liệu này có khả năng duy trì độ ẩm và giúp ngăn chặn tình trạng da khô.
- Bôi trên da: Trước khi sử dụng, vùng da bị viêm cần được làm sạch và khô thoáng. Phần mật ong được bôi lên sẽ tùy vào vùng da bị viêm da tiếp xúc dị ứng của bạn. Khi thoa hỗn hợp lên da, để có kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp massage nhẹ nhàng. Rửa thật sạch bằng nước ấm sau khi bôi khoảng 15-20 phút.
- Dùng đường uống: Người bệnh có thể pha mật ong với quế theo tỷ lệ 1:1, hòa tan cùng nước ấm và uống kiên trì trong mỗi sáng để thấy hiệu quả. Mật ong giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giúp da ngày càng khỏe mạnh hơn. Phương pháp này sẽ vô cùng hiệu quả nếu kết với việc sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ là một loại cây có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và cũng có công dụng trong việc cải thiện bệnh hiệu quả. Loại lá này được biết đến với khả năng làm dịu và giảm cảm giác ngứa ngáy trên da rất tốt. Cách thực hiện của phương pháp này như sau:
- Sử dụng nước uống: Hãy chọn những lá đơn đỏ tươi, không bị sâu với khoảng 10g. Đem rửa sạch, ngâm muối và cho vào nồi đun sôi với 400ml nước. Đun nhỏ lửa thêm 5 - 7 phút nữa, để nguội một chút và thưởng thức.
- Lấy nước tắm: Sử dụng lá đơn đỏ khoảng 100g và kết hợp cây tầm phỏng 100g. Rửa sạch lá đơn đỏ và cây tầm phỏng, sau đó để ráo nước. Đặt lá đơn đỏ và cây tầm phỏng vào một nồi to, thêm khoảng 2 lít nước vào nồi chứa lá và cây. Sau khi đã đun sôi, chắt bỏ phần bã và cặn của lá và cây khỏi nước. Sử dụng nước đã lọc để ngâm hoặc rửa vùng da bị viêm nhiễm và ngứa ngáy.
Lá lốt
Flavonoid, alkaloid (hợp chất hữu cơ có chứa nitơ), beta-carotene, vitamin C,.. là những chất tốt cho da có trong lá lốt. Đây điều là các thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, nổi mẩn khá tốt.
- Bước 1: Lấy khoảng 20-25 chiếc lá lốt, rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước.
- Bước 2: Sau khi lá lốt đã mềm, người bệnh có thể lọc bỏ phần bã và dùng nước tắm. Ngoài ta, việc giã nát lá và bôi trực tiếp lên vết thương cũng được nhiều người bện áp dụng.
Lá khế
Lá khế là loại lá lành tính, có khả năng làm giảm ngứa ngáy, hạ nhiệt. Chính vì vậy, trong dân gian loại lá này rất được ưa chuộng với cách sử dụng như sau:
- Cách 1 - Tắm nước lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch với nước và sau đó vò nát. Đun sôi nước và cho lá khế vào đun trong khoảng 10 phút cùng 1 muỗng muối tinh. Lọc phần bã có thể đắp lên vùng da bị tổn thương và phần nước dùng để tắm.
- Cách 2 - Thoa lá khế sao nóng: Sử dụng lá khế sạch, không bị sâu cho vào chảo nóng và sao rang khô. Tiếp đến cho lá vào một miếng vải sạch, chấm nhẹ nhàng vào vùng da bị viêm trong khoảng 10-15 phút.
- Cách 3 - Uống nước lá khế: Người bệnh có thể sử dụng cả phần lá, hoa,cành và rửa sạch. Cho vào nồi hãm, đun sôi với nước nóng và uống hằng ngày để thấy được hiệu quả.
Dầu dừa
Dầu dừa là có chứa các thành phần như acid béo, axit oleic và axit linoleic, polyphenols, các hợp chất chống ô nhiễm và chống oxy hóa. Không chỉ vậy, dầu dừa cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin E và vitamin K, giúp tái tạo tế bào da, làm dịu và làm mềm da.
Khi sử dụng dầu dừa, bạn có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm với tần suất 2 lần/1 ngày sẽ thấy được sự thay đổi đáng kể.
Dầu tràm trà
Đây là loại dầu được chiết xuất từ lá cây Melaleuca alternifolia, thường được tìm thấy ở Úc. Trong loại dầu này có terpinen-4-ol, hợp chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Tính chất chống viêm của dầu tràm trà có thể giúp giảm sưng và đau từ các vùng da bị viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, không còn ngứa ngáy, khó chịu.
Đối với dầu tràm trà, bạn có thể sử dụng cách bôi trực tiếp, nhẹ nhàng massage vùng da bị viêm để dầu tràm trà có thể thấm sâu vào da. Sử dụng với tần suất 2 lần/ 1 ngày để sớm có kết quả tốt.
Yến mạch
Yến mạch cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin E, B, zinc, và sắt, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào da và hỗ trợ quá trình lành tổn thương da. Người bệnh có thể áp dụng mẹo điều trị với yến mạch như hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Lấy khoảng 4-5 muỗng yến mạch và ngâm với nước cho nở hoàn toàn
- Bước 2: Cho trực tiếp yến mạch đã nở lên phần vùng da bị ứng, massage trong khoảng 1 phút.
- Bước 3: Cuối cùng là rửa sạch da với nước ấm sạch, lâu khô với khăn bông sạch, mềm.
Lưu ý khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng
Khi bị viêm da tiếp xúc dị ứng, người bệnh nên lưu ý những yếu tố dưới đây để giảm tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình phục hồi:
- Người bệnh nên tránh tiếp xúc với chất kích thích hoặc dị ứng có thể làm tăng tình trạng viêm.
- Hãy lựa chọn quần áo thoải mái, mềm mại và chất liệu vải không gây kích ứng để giảm áp lực và ma sát lên da.
- Vệ sinh vùng da bị viêm hằng ngày với nước ấm kết hợp với các sản phẩm sữa tắm phù hợp, không chứa hóa chất có thể gây kích ứng..
- Tránh việc chà rát da hoặc sờ nhẹ vào vùng da bị viêm để không làm tổn thương da thêm.
- Tránh tiếp xúc với nước nóng và không nên tắm quá lâu, vì nước nóng có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
- Sử dụng thêm các loại kem dưỡng da, thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để thấy được hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng hơn.
- Theo dõi tình trạng da và nếu có bất kỳ biểu hiện kích ứng hay tăng nhanh tình trạng viêm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Trên đây là 11 cách trị viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà hiệu quả. Hy vọng khi áp dụng những mẹo trên, tình trạng da của bạn sẽ được cải thiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: Viêm Da Tiếp Xúc Kiêng Ăn Gì & Nên Ăn Gì Cho Nhanh Lành
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!