Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Viêm da tiếp xúc là một tình trạng bệnh phổ biến, dưới đây là một số cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc giúp cải thiện tình trạng hiệu quả như:

Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc Tại Nhà:

  • Tránh Xa Dị Nguyên: Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích và dị nguyên gây kích ứng cho da, như hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
  • Chườm Lạnh: Áp dụng chườm lạnh lên vùng da bị viêm để giảm sưng và ngứa.
  • Uống Nhiều Nước: Duy trì cơ thể được cân bằng để giúp loại bỏ độc tố và duy trì độ ẩm cho da.
  • Dùng Lá Trầu Không: Sử dụng nước trầu không để làm sạch da, vì nó có tính chất chống nấm và kháng khuẩn.
  • Nha Đam: Sử dụng gel nha đam để làm dịu và giảm kích ứng trên da.

Phương Pháp Điều Trị Tây Y:

  • Sử Dụng Thuốc Tây Kê Đơn:Tuân thủ đơn thuốc được kê đơn từ bác sĩ, thường bao gồm kem chống viêm, steroid, hoặc các loại thuốc chống dị ứng tùy thuộc vào mức độ viêm nang lông.
  • Liệu Pháp Ánh Sáng: Ánh sáng laser hoặc ánh sáng cường độ cao có thể được sử dụng để giảm viêm nang lông và kích thích tái tạo tế bào da.

Lưu ý: Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Viêm da tiếp xúc gây ra các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng phù khó chịu. Nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm. Bài viết dưới đây, chuyên gia tại Trung Tâm Da Liễu Đông Y sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các cách điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, giảm triệu chứng nhanh.

Tổng quan về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc (Tên tiếng anh: Contact dermatitis) là một dạng viêm da kích ứng thường gặp ở cả nam và nữ, trong mọi lứa tuổi. Tình trạng này bắt nguồn từ việc da tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng như hóa mỹ phẩm, thực phẩm gây dị ứng, nhiều khi do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3 dạng viêm da tiếp xúc chính, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh thường xảy ra khi da chạm vào các hóa chất hoặc phải qua một quá trình có ma sát dẫn tới kích ứng da.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là phải ứng khi hệ thống miễn dịch cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Đây là tình trạng nặng, không được điều trị kịp thời gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, mưng mủ trong thời gian dài dẫn tới bội nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vị trí như:

  • Viêm da ở tay: Da vùng tay bị nổi nhiều sần đỏ, ngứa, đặt biệt ở vùng cánh tay, nóng tay và mu bàn tay.
  • Dấu hiệu bệnh ở mặt: Xuất hiện triệu chứng khô da, ửng đỏ, có mụn nước. Tuy nhiên nhiều người bệnh lại nhầm lẫn với triệu chứng bệnh về da khác nên điều trị không đúng cách.
  • Viêm da cơ địa ở chân: Nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da ở vùng ngón chân, lòng bàn chân và cả quanh bắp chân.

Theo bác sĩ Lê Phương, có nguyên nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên ở mỗi dạng viêm da có một tác nhân cụ thể khác nhau. Cụ thể như:

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng: Khi da tiếp xúc với những chất lạ gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này khiến cơ thể sản sinh ra các hóa chất gây viêm nhiễm, da bị kích ứng có hiện tượng ngứa, nổi mẩn. Một số tác nhân gây bệnh như tiếp xúc với hóa chất, dung môi, chất tẩy, dầu gội, chất Niken có trong các đồ trang sức, .....

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng:  Da tiếp xúc với chất độc hại và chỉ ảnh hưởng tới khu vực bị tiếp xúc với chất gây dị ứng đó. Tuy nhiên, nếu chất dị ứng đi vào cơ thể qua đường ăn uống, hương liệu,... thì có thể làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng toàn thân. Một số chất làm dị ứng thường gặp như:

  • Hóa chất có trong nước hoa, mỹ phẩm trang điểm,,…
  • Chất Formaldehyde có trong các thực phẩm có chất bảo quản.
  • Axit có trong quả pin
  • Chất tẩy rửa.
  • Sản phẩm có khả năng gây ra phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng như kem chống nắng, xịt chống nắng hoặc thuốc chống nắng.
  • Chất pederin do côn trùng cắn như kiến ba khoang,...

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Bội nhiễm là hậu quả của viêm da tiếp xúc dị ứng và kích ứng nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi bệnh tiến triển nặng kèm theo phản ứng ngứa - gãi làm trầy xước da sẽ gây ra hậu quả nhiễm trùng, mưng mủ thậm chí là bội nhiễm để lại sẹo trên da và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn. Ở mỗi đối tượng, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

  • Ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu thường xuất hiện rất sớm, khoảng 2 - 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng biểu hiện như da khô và bong tróc vảy nhất ở vùng mặt, da đầu khiến trẻ cảm thấy khó chịu có phản ứng chà xát để giảm ngứa.
  • Trẻ em : Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ 2 tuổi với các dấu hiệu nổi bật như nổi phát ban trên những nếp gấp như khuỷu, khủy đầu gối. Vùng da bị bệnh trở nên dày hơn do cào gãi và có nhiều vết trầy xước trên da.
  • Triệu chứng bệnh ở người lớn: Xuất hiện ở khu vực tiếp xúc gây phản ứng với các dấu hiệu như phát ban trên da, da khô nứt nẻ, bong tróc vảy, nổi nhiều vết sưng mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, sưng, nóng, khó chịu,..

Điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà

Với trường hợp viêm da tiếp xúc giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Tránh xa dị nguyên

Khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, các thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị, hải sản,... là các yếu tố gây kích phát viêm da dị ứng tiếp xúc. Vậy nên người bệnh tuyệt đối không nên tiếp xúc để tránh triệu chứng bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

Chườm lạnh

Phương pháp này giúp làm dịu cơn ngứa, giảm triệu chứng mẩn đỏ trên da. Ngoài, ra, chườm lạnh có thể ngăn chặn viêm da lan rộng toàn thân. Nhưng người bệnh cần lưu ý không áp trực tiếp đá lạnh lên da bởi điều này sẽ gây bỏng lạnh. Cần bọc đá trong lớp vải sạch trước khi chườm lên vùng da bị dị ứng. Thời gian chườm khoảng 15 - 20 phút và thực hiện từ 2 - 3 lần/ngày.

Uống nhiều nước

Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố khỏi cơ thể. Nhờ đó, triệu chứng khó chịu như ngứa da, nổi mẩn đỏ, nóng rát sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Bên cạnh nước lọc, người bệnh xen kẽ dùng nước ép rau củ, nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

dieu tri viem da tiep xuc
Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố khỏi cơ thể

Dùng lá trầu không

Lá trầu có hàm lượng lớn polyphenol, catalase, superoxide effutase và đặc biệt là Eugenol - chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Nhờ đó ngăn ngừa nhiễm trùng da, giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc và kích thích tế bào da phục hồi.

Cách thực hiện: Rửa 1 nắm lá trầu, sau đó cho trầu không vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Lấy nước này tắm hoặc rửa lên vùng da đang bị viêm.

Nha đam

Gel nha đam có thành phần đa dạng vitamin, acid amin và các chất chống oxy hóa,... rất tốt cho da. Sử dụng da đam sẽ giúp sát trùng, làm dịu da, giảm triệu chứng ngứa ngáy, nóng đỏ, đồng thời dưỡng ẩm và kích thích da mau hồi phục.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, rửa sạch và cắt vỏ. Mỗi tối lấy phần thịt trắng của nha đam bôi trực tiếp lên vùng viêm da tiếp xúc. Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút và rửa lại vào sáng hôm sau.

Phương pháp điều trị Tây y

Các phương pháp điều trị Tây y mang lại hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng hơn. Đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.

Sử dụng thuốc Tây kê đơn

Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ức chế dị ứng, giảm triệu chứng nóng đỏ, ngứa rát, sưng phù trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp da có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng nghiêm trọng. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như bôi ngoài da, dạng uống, dạng xịt,...
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Có công dụng giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc bao gồm ngứa ngáy, nổi mẩn, nóng rát,... Loại thuốc này ít hấp thu, chỉ tác động lên bề mặt da, vì thế có thể dùng với vùng da có vết thương hở.
  • Thuốc chống viêm: Bao gồm thuốc chống viêm non-steroid và thuốc chứa steroid. Thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc, thường được chỉ định khi cơ thể không đáp ứng các loại thuốc trên.

dieu tri viem da tiep xuc
Sử dụng thuốc Tây kê đơn trong điều trị viêm da tiếp xúc

Liệu pháp ánh sáng

Trường hợp viêm da tiếp xúc tái đi tái lại nhiều lần và không đáp ứng thuốc Tây y kê đơn, người bệnh được bác sĩ chỉ định áp dụng liệu pháp ánh sáng. Bao gồm:

  • Quang trị liệu: Liệu pháp ứng dụng tia UVB dải rộng và UVB dải hẹp. Trong đó, tia UVB dải rộng sử dụng tia tử ngoại có bước sóng trung bình từ 290 - 320nm, tác động lên thượng bì nhưng dễ gây đỏ da, tia UVB dải hẹp có bước sóng từ 300 - 313nm được ứng dụng phổ biến hơn trong điều trị viêm da tiếp xúc và vảy nến.
  • Quang hóa trị liệu PUVA: Phương pháp này kết hợp giữa tia bức xạ không ion hóa bước sóng dài UVA và chất nhạy cảm ánh sáng psoralen. Trong đó, psoralen được sử dụng bằng các bôi, uống hoặc tắm psoralen. Thông thường, số lần chiếu trong tuần từ 2 - 4 lần tùy từng tình trạng bệnh.
  • Điều trị quang động lực: Sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng aminolevulinic acid (ALA) để bôi tại chỗ, uống hoặc dùng để tiêm tĩnh mạch. Phương pháp ứng dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiếp xúc, vảy nến, dày sừng, bệnh bowen,...

Hướng dẫn chăm sóc tránh tái phát viêm da tiếp xúc

Dưới đây là hướng dẫn phương pháp chăm sóc da tránh tình trạng viêm da tiếp xúc tái phát liên tục:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn màn, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong nhằm cung cấp độ ẩm tránh gây khô da. Người bệnh ưu tiên chọn các loại kem dưỡng thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ và lành tính.
  • Mặc quần áo rộng rãi, nên chọn chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, tránh các loại vải len, vải polyester nhân tạo dễ gây kích ứng da.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ, trái cây và tránh các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, đậu phộng, sữa, đồ ăn sẵn,...
  • Tránh chà sát hoặc cào gãi khiến da tổn thương, trầy xước dễ nhiễm khuẩn, bội nhiễm nguy hiểm.

Trên đây là thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên đến các phòng khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ chẩn đoán và xây dựng phác đồ chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả.

Xem thêm: Viêm Da Tiếp Xúc Kiêng Ăn Gì & Nên Ăn Gì Cho Nhanh Lành

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo