Cách Trị Mụn Đinh Râu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Để trị mụn đầu đinh tại nhà, bạn có thể thử những phương pháp sau đây:

 Cách Trị Mụn Đầu Đinh Tại Nhà:

  • Nha Đam: Lấy gel từ lá nha đam và áp dụng lên vùng da mụn. Nha đam có tính chất làm dịu và giảm viêm.
  • Lá Táo: Làm nước ép từ lá táo và sử dụng để lau sạch da. Táo chứa axit tự nhiên giúp kiểm soát dầu và làm mát da.
  • Tinh Dầu Tràm: Áp dụng một lượng nhỏ tinh dầu tràm lên mụn để giảm viêm nhiễm và giảm sưng.
  • Củ Ráy: Đặt lớp củ ráy tươi lên mụn đầu đinh để giúp làm dịu và giảm kích thước của mụn.
  • Bồ Công Anh và Hoa Cúc: Làm nước trà từ bồ công anh và hoa cúc, sau đó dùng để lau sạch mặt. Hai loại cây này có tác dụng làm dịu da và kiểm soát dầu.
  • Lá Dâu và Lá Cây Mã Đề: Làm nước trà từ lá dâu và cây mã đề, sử dụng để rửa mặt hàng ngày. Đây là liệu pháp tự nhiên giúp kiểm soát dầu và giảm mụn.

 Trị Mụn Đầu Đinh Bằng Thuốc Kê Đơn:

  • Axit Azelaic: Axit azelaic giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, và làm giảm sưng tại vùng mụn.
  • Thuốc Bôi Retinoids: Retinoids giúp tăng quá trình tái tạo tế bào da, làm giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn chặn sự phát triển của mụn.
  • Thuốc Bôi Kháng Sinh: Sử dụng các loại thuốc bôi chứa kháng sinh như clindamycin để giảm viêm và kiểm soát tình trạng mụn.
  • Thuốc Uống Kháng Sinh: Kháng sinh như tetracycline có thể được kê đơn để điều trị mụn từ bên trong cơ thể.
  • Thuốc Uống Isotretinoin: Isotretinoin thường được kê đơn cho các trường hợp mụn nặng và khó điều trị. Nó giúp kiểm soát sản xuất dầu và ngăn chặn sự xuất hiện của mụn.
  • Chất Kháng Androgen: Chất kháng androgen như spironolactone có thể giúp kiểm soát tình trạng mụn đặc biệt ở phụ nữ.

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc kê đơn cần được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, duy trì một chế độ chăm sóc da hàng ngày cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị mụn.

Mụn đầu đinh thường mọc ở vùng da xung quanh miệng. Loại mụn này có nhiều mủ, bị sưng viêm và gây đau nhức khó chịu. Nếu không biết cách xử lý, nốt mụn có thể bị nhiễm trùng và gây bội nhiễm nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh biết thêm về các cách trị mụn đầu đinh an toàn, hiệu quả.

Mụn đầu đinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Mụn đầu đinh hay còn gọi là mụn đinh râu là loại mụn độc, xuất hiện ở những vị trí quanh miệng, mép, môi, có đầu cứng và gây đau buốt, nhức, điều trị cũng khó khăn hơn.

Chúng có thể tự phát hoặc phát triển từ mụn trứng cá bị viêm hoặc từ 1 vết xước. Nặn mụn trứng cá không đúng cách gây nhiễm trùng cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến.

Mụn đầu đinh thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường
Mụn đầu đinh thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường

Mụn đinh râu thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Mụn trứng cá cũng có những biểu hiện giống mới mụn đầu đinh. Ban đầu da cũng sẽ xuất hiện những nốt sưng đỏ, sau sẽ phát triển to và gây đau, xuất hiện ngòi như đầu đinh kèm theo mủ. Tuy nhiên, mụn đinh râu còn kèm theo cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, sốt và chán ăn.

Đây là một trong những loại mụn cực độc, vì thế khi thấy nốt mụn có dấu hiệu cứng, đau nhức dữ dội như có đinh châm cần đi khám ngay lập tức. Nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây xoang mặt, viêm tắc tĩnh mạch và thậm chí là tử vong.

Như đã nói bên trên, mụn đầu đinh có thể hình thành do tự phát hoặc biến chứng. Tuy nhiên, phần lớn là do biến chứng từ việc da bị tổn thương. Việc nặn mụn trứng cá hay mụn nhọt không đúng cách dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm lỗ chân lông, xước da do cạo râu, xăm môi…

Khi lớp da bên ngoài bị rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và tạo thành mụn đinh râu. Vi khuẩn đi vào máu và gây viêm tắc các tĩnh mạch trong não hoặc nhiễm trùng máu, áp-xe não, phổi, sốc phản vệ…

Không thể xem thường mức độ nguy hiểm của mụn đinh râu
Không thể xem thường mức độ nguy hiểm của mụn đinh râu

Những nguyên nhân này rất khác với các nguyên nhân gây mụn bọc mủ - thường bị nhầm lẫn với mụn đầu đinh. Mụn bọc mủ thường do rối loạn tuyến bã nhờn dưới da bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, các yếu tố môi trường, thời tiết… Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức tạo ra nhiều dầu, da chết dưới da gây bí tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện để vi khuẩn gây mụn xâm nhập và hình thành mụn bọc mủ.

Vì vậy cần phân biệt chính xác nguyên nhân dẫn đến 2 loại mụn này để có hướng điều trị phù hợp.

Một số dấu hiệu cơ bản để nhận biết mụn đinh râu gồm:

  • Xuất hiện nhiều quanh vùng miệng, quanh mũi, chỉ mọc đơn lẻ.
  • Band dầu là vết sưng đau đỏ, sau đó mưng mủ và có ngòi đen như đầu đinh.
  • Tấy đỏ dần, sưng, đau buốt, sờ vào thấy nóng.
  • Có thể xuất hiện sốt cao >40 độ, người mệt mỏi, chán ăn…

Mụn đầu đinh thường sưng rất to, cứng và đau nhói
Mụn đầu đinh thường sưng rất to, cứng và đau nhói

Mụn đầu đinh thường phát triển thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sưng đỏ, viêm tấy và hơi đau, rất dễ bị nhầm với mụn trứng cá.
  • Giai đoạn 2: Xuất hiện ngòi, hóa mủ. Mụn ban đầu sẽ hình thành nhân mụn (ngòi) kèm mủ. Ngòi của mụn đinh râu to và ăn rất sâu, vì vậy gây cảm giác đau buốt.
  • Giai đoạn 3: Thoát mủ, thoát ngòi, lành sẹo. Đến thời điểm nhất định, mụn sẽ thoát mủ và thoát ngòi, dễ để lại sẹo. Tuy nhiên ít người để mụn đến giai đoạn 3 này mà thường tự ý nặn hoặc tự điều trị rất nguy hiểm.

Loại mụn này sẽ xuất hiện từ 8-10 ngày tùy thuộc vào mức độ to nhỏ của mụn hay việc xử lý đúng cách hay không. Nhưng tuyệt đối không được dùng tay nặn vì sẽ gia tăng khả năng nguy cơ nhiễm trùng máu. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất do mụn đầu đinh mang lại.

Các cách trị mụn đầu đinh tại nhà

Dưới đây là những cách trị mụn đầu đinh tại nhà người bệnh có thể tham khảo:

Nha đam

Nha đam là một dược liệu quen thuộc, lành tính, chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, dưỡng ẩm và làm dịu da. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng nha đam để chăm sóc da và cải thiện tình trạng mụn đầu đinh.

Trị mụn đầu đinh bằng nha đam
Trị mụn đầu đinh bằng nha đam

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, rửa sạch, gọt bỏ vỏ và tách lấy phần thịt nha đam bên trong.
  • Ngâm thịt nha đam trong nước muối loãng 10 phút để loại bỏ nhựa màu vàng.
  • Làm sạch vùng da đang bị mụn đầu đinh.
  • Thoa gel nha đam lên vùng da bị bệnh và thư giãn trong vòng 20 phút.
  • Cuối cùng người bệnh rửa sạch lại với nước mát.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối để đạt được hiệu quả cao.

Lá táo

Lá táo có vị chua, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và khử trùng. Đặc biệt những hoạt chất có trong dược liệu này còn rất tốt cho làn da, hỗ trợ làm khô nhân mụn nhanh chóng. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá táo để điều trị mụn đầu đinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá táo chua.
  • Đem rửa sạch, giã nhuyễn cùng với một vài hạt muối.
  • Đắp trực tiếp lên vùng da đang bị mụn đầu đinh.
  • Sau khoảng 15 phút thì người bệnh rửa sạch lại.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi mụn đầu đinh được thuyên giảm.

Tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là nguyên liệu tự nhiên có chứa nhiều thành phần giúp chống viêm, khử trùng và tiêu diệt nấm. Chỉ cần sử dụng tinh dầu tràm đúng cách sẽ không chỉ giúp làm giảm mụn nhọt, mụn đầu đinh mà còn giúp điều trị nhiều loại mụn khác. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua tinh dầu tràm tại các cửa hàng dược mỹ phẩm trên toàn quốc.

Cách thực hiện:

  • Thấm tinh dầu tràm vào bông gòn sạch
  • Chấm nhẹ tinh dầu lên trên nốt mụn đinh râu
  • Thực hiện mỗi ngày vài lần cho đến khi nốt mụn đầu đinh được khỏi hẳn.

Củ ráy

Trị mụn đầu đinh bằng củ ráy cũng là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Củ ráy có tính mát và khả năng kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả. Từ đó giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng và chống áp xe đáng kể. Vì vậy người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu này để cải thiện các vết mụn nhọt, mụn đinh râu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ ráy và củ nghệ tươi, đem rửa sạch, cạo vỏ.
  • Thái lát nhỏ rồi đem giã nhuyễn cả hai nguyên liệu này.
  • Cho vào nồi nấu nhừ, khi sôi thì cho ít dầu vừng và sáp ong vào.
  • Khuấy đều tay sau đó tắt bếp.
  • Đợi nguội bớt và cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh dùng dần.
  • Múc hỗn hợp này để ra bát đợi nguội.
  • Sau đó phết lên giấy rồi dán vào vị trí bị mụn đinh râu.
  • Thư giãn trong vòng 20 phút sau đó người bệnh rửa lại với nước sạch.

Bồ công anh và hoa cúc

Bồ công anh cũng là một nguyên liệu có thể dùng để điều trị mụn đầu đinh, mụn nhọt do vi khuẩn và vi nấm gây ra. Trong thành phần của bồ công anh có chứa nhiều natri, canxi, magiê, kali, sắt, vitamin A, B6, B2, C, lactucin, lactucopicrin, taxasterol và germanicol. Những chất này đều có tính sát trùng, diệt nấm nên nhiều người vẫn thường dùng lá bồ công anh để trị bệnh về da như mụn nhọt và cả mụn đầu đinh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bồ công anh và hoa cúc vừa đủ.
  • Rửa sạch cả hai nguyên liệu và để ráo.
  • Giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố cùng với 1 vài hạt muối.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị mụn đầu đinh.
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày một lần cho đến khi khỏi bệnh.

Lá dâu và lá cây mã đề

Lá dâu và lá cây mã đề đều có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương, làm dịu da, trị thâm sẹo và ngăn ngừa sự hình thành vi khuẩn gây mụn. Vì vậy cả hai nguyên liệu này đều có khả năng điều trị mụn đinh râu hiệu quả. 

Lá dâu và lá cây mã đề chữa mụn đầu đinh
Lá dâu và lá cây mã đề chữa mụn đầu đinh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá dâu và lá cây mã đề mỗi thứ một nắm.
  • Đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt ra rồi đem xay nhuyễn cùng với một ít muối hạt.
  • Dùng cồn iot để vệ sinh vị trí mụn.
  • Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vị trí vết thương.
  • Giữ nguyên trên da trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước mát.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày khoảng một lần.
  • Sau khoảng 1 tuần nốt mụn đầu đinh sẽ xẹp dần.

Trị mụn đầu đinh bằng thuốc kê đơn

Những người bị mụn đầu đinh sẽ được bác sĩ cho sử dụng một số loại thuốc sau:

Axit azelaic

Axit azelaic là một loại axit tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm sưng tấy hiệu quả. Bác sĩ thường sử dụng kem bôi da có thành phần axit azelaic 20% để điều trị tình trạng mụn trứng cá, mụn viêm hoặc mụn đầu đinh. Người bệnh chỉ cần bôi thuốc mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ da, kích ứng da nhẹ, đổi màu da.

Thuốc bôi Retinoids

Các loại thuốc bôi da có chứa thành phần axit retinoic hoặc tretinoin thường được chỉ định dùng cho những trường hợp bị mụn mủ ở mức vừa và nhẹ. Một số sản phẩm dạng kem hoặc dạng gel như Tretinoin, Adapalene, Tazarotene.

Người bệnh nên bôi thuốc Retinoids vào buổi tối. Mỗi tuần chỉ nên bôi từ 2-3 lần, khi đã quen thì có thể dùng hàng ngày. Nên bôi thêm kem chống nắng vì retinoids sẽ làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Đồng thời dùng thêm kem dưỡng ẩm vì retinoids có thể gây khô da và mẩn đỏ.

Thuốc bôi kháng sinh

Thuốc bôi kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trên da, đồng thời giúp làm giảm sưng tấy và viêm nhiễm. Trong thời gian đầu điều trị, người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm cả retinoids và benzoyl peroxide để tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm khả năng kháng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh dạng bôi được sử dụng chủ yếu là Clindamycin và Erythromycin. Tuy nhiên người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc về dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Thuốc uống kháng sinh

Đối với những trường hợp bị mụn đầu đinh ở mức độ nặng, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thêm thuốc kháng sinh đường uống như Tetracycline và Macrolide để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Trong đó, Macrolide thường được dùng cho những người không đáp ứng điều trị với Tetracycline.

Thuốc kháng sinh đường uống nên dùng trong thời gian ngắn và nên kết hợp với benzoyl peroxide để làm giảm nguy cơ bị kháng thuốc kháng sinh. Người bệnh không nên tự ý mua loại thuốc này về uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trị mụn đầu đinh bằng thuốc kháng sinh dạng uống
Trị mụn đầu đinh bằng thuốc kháng sinh dạng uống

Thuốc uống isotretinoin

Isotretinoin là một dẫn xuất của vitamin A, thường được sử dụng cho những trường hợp bị mụn đầu đinh ở mức độ vừa và nặng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, loại thuốc này lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ như: Viêm ruột, trầm cảm, dị tật bẩm sinh. Vì vậy bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.

Chất kháng androgen

Chất kháng androgen được dùng trong trường hợp thuốc kháng sinh đường uống không có tác dụng. Hoạt chất này có tác dụng kiểm soát hoạt động của tuyến sản xuất dầu trên da. Tùy vào tình trạng mụn, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc sao cho hiệu quả. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải như đau bụng kinh, đau vú.

Lưu ý trong quá trình điều trị mụn đầu đinh

Ngoài những phương pháp trị mụn đầu đinh kể trên, người bệnh còn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên vệ sinh vùng da bị mụn sạch sẽ bằng sữa rửa mặt và nước mát.
  • Không chạm tay lên vùng da bị mụn để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. 
  • Không tự ý nặn mụn hoặc dùng kim đâm vào vết nhọt, tránh cho vết mụn bị vỡ sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không tùy ý áp dụng các mẹo dân gian mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh vết nhiễm trùng nặng thêm.
  • Không dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị mụn. Bởi điều này có thể khiến cho bề mặt mụn trở nên sưng to hơn.
  • Nam giới nên tránh để vết thương chảy máu ở da khi cạo râu vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh dao cạo râu sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Trên đây là những cách trị mụn đầu đinh hiệu quả người bệnh có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc vùng da bị mụn. Tuyệt đối không được tự ý xử lý vết thương để tránh gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo