Cách Trị Mụn Ẩn Ở Má
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt NamMụn ẩn ở má có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả tình trạng da dầu, tăng sự sản xuất dầu, tắc nghẽn lỗ chân lông, hoặc do các vấn đề nội tiết. Để chăm sóc da mặt và giảm mụn ẩn ở má, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Cách Trị Mụn Ẩn ở Má Tại Nhà:
- Chanh và Mật Ong: Hỗn hợp này không chỉ giúp làm dịu và làm mát da, mà còn có khả năng chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm sưng và đau do mụn.
- Sữa Chua Không Đường: Sữa chua là nguồn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó ảnh hưởng tích cực đến làn da. Nó cũng giúp làm dịu và làm mờ vết thâm từ mụn.
- Nước Vo Gạo: Nước vo gạo là một loại nước hoa quả từ việc luộc gạo. Nước này giúp kiểm soát dầu và làm mờ vết thâm mụn, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da.
Thuốc Tây Y:
- Thuốc Uống: Các loại thuốc uống giúp cân bằng nội tiết, giảm và làm dịu tình trạng viêm nhiễm từ bên trong.
- Thuốc Bôi: Thuốc bôi chứa các thành phần chống viêm, chống kích thích, giúp kiểm soát tình trạng mụn ẩn, giảm đau và sưng.
- Cân Bằng Nội Tiết: Việc duy trì cân bằng nội tiết là quan trọng để ngăn chặn sự biến động của hormone, giảm khả năng xuất hiện mụn.
Hiện nay, các cách trị mụn ẩn ở má tương đối đa dạng, nhưng mọi người không thể tùy ý áp dụng tại nhà khi chưa có sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Theo đó, tùy từng mức độ mụn sẽ có những biện pháp thích hợp khác nhau. Để biết đâu là các giải pháp làm sạch mụn hiệu quả, mời quý độc giả tiếp tục theo dõi thông tin dưới đây.
Mụn ẩn ở má là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Tình trạng mụn ẩn ở má được các chuyên gia da liễu giải thích là tình trạng những nốt mụn nằm sâu dưới da, khó phát hiện bằng mắt thường. Mụn ẩn có thể có nhân hoặc không nhân nhưng đều nằm sâu trong nang lông.
Mụn ẩn thường xuất hiện ở một số vị trí phổ biến như hai bên má và các khu vực khác như trán, dưới cằm.
Mụn ẩn ở má không thuộc dạng mụn nặng hay nguy hiểm nhưng rất khó điều trị và dễ tái phát do nằm sâu trong nang lông. Đồng thời, nếu điều trị không đúng cách, mụn dễ phát triển thành mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sẹo thâm, sẹo.
Đọc thêm: Mụn Ẩn Dưới Cằm Do Đâu Và Cách Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả
Có rất nhiều nguyên nhân bị mụn ẩn ở má, một vùng da bị mụn ẩn có thể là tổ hợp của nhiều lý do khác nhau. Trong đó, có thể tự phân chia thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:
Nguyên nhân chủ quan gây mụn ẩn vùng má
Nguyên nhân chủ quan bao gồm các yếu tố xuất phát từ bên trong cơ thể, có thể là vấn đề về rối loạn chức năng hoặc bệnh lý, cụ thể là:
- Rối loạn nội tiết, hormone trong cơ thể: Thường gặp ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong giai đoạn mang bầu. Nội tiết không ổn định dẫn tới tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da tiết nhiều dầu kết hợp với một số yếu tố khác như bụi bẩn, vi khuẩn và hình thành nên mụn ẩn.
- Suy giảm chức năng của một số cơ quan: Điển hình như gan, thận hoặc hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn tới chức năng bài tiết không tốt, độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày dẫn đến bùng phát mụn trên da. Mỗi vị trí bị mụn ẩn trên mặt đều là dấu hiệu của sức khỏe cơ thể.
- Do cơ địa dễ nổi mụn: Đặc biệt là những người sở hữu làn da dầu sẽ có nguy cơ bị mụn cao hơn người khác vì da dầu dễ tích tụ vi khuẩn hơn. Một số trường hợp người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị mụn nếu có sự tác động của nhiều yếu tố.
Nguyên nhân khách quan
Các nguyên nhân khách quan thường đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc da, mỹ phẩm,... cụ thể như:
- Chăm sóc da không đúng cách, cụ thể là khâu làm sạch chưa đủ sâu, rửa mặt và tẩy trang chưa kỹ khiến bụi bẩn còn đọng lại trong lỗ chân lông dẫn tới mụn ẩn.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều rượu bia,... là yếu tố kích thích tuyến nhờn tiết da nhiều dầu hơn, gây nên mụn. Đồng thời, một chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, hay thức khuya cũng khiến da yếu đi, cơ chế tái tạo kém và dẫn đến mụn ẩn.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không đúng cách: Mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến da bị tổn thương, bào mòn và khả năng đề kháng kém, dẫn đến mụn ẩn. Hoặc nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da, điển hình như da dầu sử dụng các loại mỹ phẩm có kết cấu nặng, đặc như dạng kem, dạng dầu sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, sinh ra mụn ẩn.
- Trang điểm thường xuyên: Với những người trang điểm thường xuyên mà tẩy trang không kỹ cũng có thể gây mụn ẩn.
Đọc thêm: Nặn Mụn Ẩn Xong Nên Làm Gì Thì Tốt? Những Lưu Ý Cần Biết
Như đã nêu ở trên, tình trạng bị mụn ẩn ở má rất khó phát hiện bằng mắt thường nên chỉ có thể nhận biết như sau:
- Khi sờ vào má có cảm giác cộm và khi ấn tay xuống thấy rõ từng nốt mụn.
- Mụn ẩn có thể không gây đau hoặc gây đau nhức (mụn ẩn đã trở thành mụn bọc, mụn viêm).
- Vùng da bị mụn ẩn ở má thường sần sùi, không mịn màng như các vùng da khác.
- Mụn ẩn thường mọc theo cụm và có xu hướng lây lan ra các vùng da khác.
- Đối với nữ giới, mụn ẩn ở má sẽ lộ rõ hơn khi bạn trang điểm, làn da sẽ trở nên sần sùi và quan sát thấy nốt mụn.
Cách trị mụn ẩn ở má tại nhà
Mụn ẩn ở má có thể do ăn uống, sinh hoạt, cách vệ sinh da hoặc nội tiết thay đổi. Theo đó, nếu chị em chỉ bị một vài nốt, mụn lác đác trên khu vực má và không có dấu hiệu viêm, hãy tham khảo những mẹo chữa đơn giản sau:
Chanh và mật ong
Hỗn hợp chanh và mật ong có chứa thành phần vitamin C, axit malic, axit alpha hydroxy, một số enzyme cho tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm viêm nhiễm, kích thích mụn gom cồi cũng như giúp da phục hồi sau thời gian ngắn. Bên cạnh đó, da còn cải thiện thâm sẹo, dưỡng sáng đều màu hơn rõ rệt, bã nhờn không còn tiết ra nhiều.
Cách thực hiện: Vắt nước cốt chanh và trộn cùng mật ong theo tỉ lệ 1:1 và thoa đều lên hai bên má. Sau đó rửa lại với nước mát khi đã được 15 phút. Mỗi tuần đắp mặt nạ chanh mật ong 3 lần.
Sữa chua không đường
Các probiotic ở sữa chua là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để ngăn chặn hoạt động của các vi khuẩn P.acnes gây mụn ẩn thường gặp. Hơn nữa, thành phần của sữa không đường còn có tác dụng giảm viêm, làm mờ thâm sẹo, giảm tiết dầu thừa và dưỡng các vùng da sáng đều màu.
Nếu muốn dùng thêm các nguyên liệu khác, có thể kết hợp với tinh bột nghệ, bột trà xanh đều có hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện: Làm sạch 2 bên má và thoa đều sữa chua không đường lên da, massage nhẹ và để 15 phút rồi rửa lại.
Cách trị mụn ẩn ở má với nước vo gạo
Nước vo gạo có chứa nhiều vitamin B5 và các khoáng chất, vitamin quan trọng khác. Cho tác dụng ngăn chặn mụn ẩn lan rộng trên má, giúp mụn se cồi nhanh hơn, giảm ửng đỏ và sưng viêm rõ rệt. Nước vo gạo còn nổi tiếng với khả năng dưỡng trắng da, làm mờ các vết thâm sẹo.
Cách hiện: Vo gạo lần 1, lưu ý không vo quá kỹ, sau đó đổ nước đi và vo tiếp lần 2. Phần nước thứ 2 sẽ giữ lại và để trong tủ mát khoảng 4h cho lắng phần bột mịn. Sau đó thoa bột mịn thu được từ nước gạo lên má và giữ trong 15 - 20 phút rồi rửa sạch.
Thuốc Tây y
Với những người bị nhiều mụn ẩn hai bên má, mụn sưng viêm và đã có cả sẹo rỗ, sẹo thâm, các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc để trị mụn tốt nhất. Chủ yếu là những loại sau đây:
- Thuốc uống: Chủ yếu là kháng sinh với khả năng kiểm soát mụn mạnh mẽ, loại bỏ mụn và kích thích da phục hồi tương đối nhanh chóng. Hiện nay, trong các đơn thuốc trị mụn ẩn ở má thường sẽ có erythromycin hoặc clindamycin.
- Thuốc bôi: Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm đầy sẹo rỗ, mờ sẹo thâm cũng như bảo vệ da tốt hơn trước các vi khuẩn gây mụn.
- Cân bằng nội tiết: Nếu bệnh nhân nổi mụn ẩn ở má do nội tiết, có thể cần phải uống thuốc tránh thai hoặc một số thuốc co-cyprindiol, spironolactone để giúp nội tiết ổn định hơn, từ đó dịu các nốt mụn ẩn.
Những lưu ý quan trọng khi trị mụn ẩn ở má
Để các cách trị mụn ẩn ở má đạt hiệu quả tốt nhất, mọi người cần chú ý tới những vấn đề gồm:
- Không tự ý nặn mụn, đặc biệt vùng má vì đây là vùng da mỏng, nhạy cảm, rất dễ để lại sẹo và gia tăng viêm nhiễm, mụn sẽ tái phát liên tục.
- Không nên tự áp dụng các biện pháp chữa mụn khi chưa được bác sĩ tư vấn, vì điều này có thể khiến mụn ngày càng nghiêm trọng, cơ thể nhờn thuốc và gặp tác dụng phụ.
- Cần đảm bảo làm sạch da đều đặn hàng ngày, tránh để lỗ chân lông bị bít tắc bụi bẩn, bã nhờn khiến mụn ngày càng phát triển mạnh hơn.
- Chế độ ăn uống nên có nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước ép và hạn chế tối đa việc dùng đồ cay nóng, nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ.
- Không make up trong thời gian bị mụn.
Cách trị mụn ẩn ở má được chia sẻ ở trên có cho hiệu quả tốt không sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Mức độ mụn, tình trạng đề kháng của da, khả năng đáp ứng, cách dưỡng da hàng ngày,... Do vậy, nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì chăm sóc da để có được kết quả như ý muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!