Cách Chữa Mọc Mụn Ở Vùng Kín
Mọc mụn ở vùng kín có thể gây khó chịu và đau rát. Dưới đây là một số phương pháp chữa mọc mụn tại nhà và sử dụng các phương pháp từ Tây y:
- Cách Chữa Mọc Mụn ở Vùng Kín Tại Nhà:
- Ngừng Sử Dụng Sản Phẩm Gây Mụn: Tránh các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc dầu gội có thể gây kích ứng và mọc mụn.
- Chườm Ấm: Chườm nước ấm có thể giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu vùng da kín.
- Giữ Vệ Sinh Vùng Kín: Rửa sạch vùng kín hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của mụn và duy trì vệ sinh cá nhân.
- Không Tự Ý Chích Vỡ Mụn: Tránh tự ý chích hoặc vỡ mụn, vì điều này có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương da.
- Cách Chữa Mọc Mụn ở Vùng Kín Bằng Thảo Dược Tự Nhiên: Sử dụng các loại thảo dược như lá trầu không, lá chè, mướp đắng,... có tác dụng tiêu sưng, sát trùng, làm tiêu các loại mụn nhọt ngứa ngáy.
- Chữa Mọc Mụn ở Vùng Kín với Tây Y:
Sử Dụng Thuốc Tây Y:
- Thuốc Kháng Sinh Erythromycin 4%: Sử dụng kem có chứa Erythromycin 4% để kiểm soát vi khuẩn gây mụn.
- Thuốc Benzoyl Peroxide: Kem chứa Benzoyl Peroxide có thể giúp làm khô mụn và giảm viêm.
- Thuốc Clindamycin 1%: Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, giúp kiểm soát mụn.
- Tetracycline: Thuốc uống có chứa Tetracycline được kê đơn để chữa trị mụn nổi trên da.
Chích Mụn: Nếu mụn quá lớn hoặc đau rát, việc chích mụn có thể được thực hiện của bác sĩ.
Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng thuốc từ Tây y.
Bị mụn vùng kín gây đau nhức, ngứa ngáy khiến người mắc cảm thấy khó chịu, lo lắng và mất tự tin. Nếu đang gặp tình trạng này, bài viết dưới đây chuyên gia sẽ hướng dẫn cách chữa mọc mụn ở vùng kín an toàn, hiệu quả hiện nay.
Mụn mọc ở vùng kín là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Tình trạng nổi mụn ở vùng kín nữ giới xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc do chất bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Khác với mụn nổi ở mặt hay lưng thông thường, mụn ở vùng kín có thể là cảnh báo của nhiều bệnh sinh dục. Tuy không phải loại mụn nào xuất hiện ở vùng kín cũng là nguy hiểm nhưng nếu mụn mọc do bệnh lý thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Vệ sinh da vùng kín không sạch sẽ: Rửa bằng nước chưa đủ sạch hoặc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm cao, nhiều cồn…
- U nang tuyến mồ hôi: Do ma sát mạnh hay tiếp xúc với bề mặt cứng khiến cho tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.
- Kích ứng hóa chất: Sử dụng giấy vệ sinh, sữa tắm, nước xả vải có dư lượng hóa chất cao có thể gây kích ứng vì da ở vùng kín rất nhạy cảm.
- Viêm nang lông: Thói quen sử dụng dao cạo râu để cạo lông vùng kín khiến cho mụn mủ mọc quanh lỗ chân lông.
- Thay đổi nội tiết tố: Lượng androgen tăng mạnh khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và gây nổi mụn ở vùng kín.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng biện pháp an toàn gây mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai... Những bệnh này đều gây nổi mụn.
Tùy thuộc mụn do bệnh lý hay không bệnh lý mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Dấu hiệu nổi mụn không do bệnh lý
- Mụn mọc thành từng cụm, thường là do mặc quần quá chật, quá bó hoặc đồ lót chất liệu không thông thoáng, mụn sẽ mọc quanh những vùng da bị chèn ép đó.
- Mụn nổi nhiều khi vùng kín bị ẩm ướt như vào mùa hè hoặc chơi thể thao khiến đổ mồ hôi nhiều.
- Mụn thường cứng, gây ngứa ngáy nhưng không đâu, có thể chứa nhân mủ trắng.
- Sẽ tự hết sau một thời gian da vùng kín được thông thoáng trở lại.
Biểu hiện mụn do bệnh lý
Khác với mụn không phải do bệnh lý, nhiều bệnh sinh dục có biểu hiện là những nốt mụn. Một số loại mụn ở vùng kín do bệnh lý gồm có:
- Mụn rộp sinh dục: Các mụn nước nhỏ li ti, mọc rải rác hoặc từng cụm, dễ vỡ và có thể gây viêm. Mụn gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Nguyên nhân do virus herpes simplex lây truyền qua đường tình dục.
- Mụn thịt: Là triệu chứng của bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma), thường có màu hồng tươi, ẩm ướt và có chân nhú lên bề mặt da, dễ vỡ và có thể gây chảy máu.
- Mụn nhọt: Thường là triệu chứng của bệnh viêm phụ khoa, ra nhiều khí hư có màu trắng đục, mùi hôi và gây ngứa ngáy, đau rát kèm tiểu buốt. Viêm phụ khoa có khả năng lây lan cho bạn tình.
- Mụn nước: Triệu chứng của bệnh viêm nang lông vùng kín. Mụn này thường không có nhân nhưng chứa đầy mủ nước. Mụn rất dễ vỡ, gây chảy máu và cảm giác ngứa ngáy, đau nhức, cảm giác bỏng rát. Khi mụn vỡ ra có thể gây nhiễm trùng da.
Cách chữa mọc mụn ở vùng kín tại nhà
Một số cách chữa mọc mụn ở vùng kín tại nhà đơn giản, mang lại hiệu quả tốt có thể tham khảo như sau:
Ngừng sử dụng sản phẩm có khả năng gây mụn
Một số sản phẩm như dung dịch vệ sinh, xà bông, chất tẩy rửa khiến vùng kín nổi mụn hoặc khiến tình trạng mụn nặng hơn. Vậy nên, chuyên gia khuyến nghị nên ngưng sử dụng các sản phẩm này một thời gian để theo dõi. Nếu thấy các triệu chứng mụn vùng kín thuyên giảm thì có thể khẳng định do các sản phẩm đó, lúc này nên tham khảo thay thế sản phẩm khác phù hợp hơn.
Chườm ấm
Phương pháp chườm ấm mang lại hiệu quả cao trong quá trình chữa mụn mọc ở vùng kín. Hơi nóng từ túi chườm hoặc khăn chườm sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, thuyên giảm triệu chứng sưng viêm, đau ngứa và thúc đẩy lành vùng da bị mụn.
Cách thực hiện: Dùng 1 chiếc khăn mềm ngâm trong nước nóng rồi vắt kiệt nước hoặc sử dụng túi chườm ấm. Đặt khăn ấm (túi chườm) lên mụn nhọt và để trong 10 phút. Thực hiện khoảng 3 - 4 lần/ngày để hiệu quả trị mụn nhọt tốt nhất.
Giữ vệ sinh vùng kín
Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây mụn. Vậy nên để điều trị tình trạng này sẽ cần vệ sinh sạch vùng kín. Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Rửa sạch tay với nước ấm và xà bông, lựa chọn xà bông sát khuẩn dịu nhẹ.
- Không chà mạnh ở khu vực đang bị mụn vì có thể gây tổn thương.
- Nếu mụn bị vỡ trong lúc vệ sinh, cần dùng băng gạc đắp lên, lưu ý thay băng gạc thường xuyên.
- Sau cùng, cần rửa lại tay sạch với xà phòng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, tránh lây nhiễm sang vùng khác.
Không tự ý chích vỡ mụn
Việc tự ý chích vỡ nốt mụn sẽ khiến vi khuẩn trong dịch mủ tràn ra ngoài, lây lan cho các vùng da ở xung quanh. Đặc biệt, chích vỡ nốt mụn sai cách sẽ khiến vùng da đó đau nhức, nhân mụn nếu không được lấy hết sẽ tiếp tục phát triển, hình thành mụn mới dai dẳng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Việc chích mụn cần được tiến hành bởi nhân viên y tế có chuyên môn và kỹ thuật cao để đảm bảo hiệu quả và quá trình sát trùng đầy đủ, tránh biến chứng không mong muốn.
Cách chữa mọc mụn ở vùng kín bằng thảo dược tự nhiên
Các thảo dược tự nhiên như lá trầu không, lá chè, mướp đắng,... có tác dụng tiêu sưng, sát trùng, làm tiêu các loại mụn nhọt ngứa ngáy.
Cách chữa mọc mụn ở vùng kín bằng thảo dược tự nhiên như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không hoặc 1 nắm lá chè tươi.
- Rửa sạch dược liệu, ngâm nước muối khoảng 5 - 10 phút để diệt sạch khuẩn.
- Đem xay hoặc giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt cho ra bát.
- Dùng bông tăm chấm nước cốt này lên nốt mụn, dùng tay nhẹ nhàng massage xung quanh nốt mụn để hoạt chất thấm sâu.
- Đợi 15 phút sau rửa sạch lại vùng kín với nước ấm, lau khô với khăn mềm.
Chữa mọc mụn ở vùng kín với Tây y
Tây y có nhiều cách chữa mụn mọc ở vùng kín như sau:
Sử dụng thuốc Tây y
Trong một số trường hợp cần điều trị mụn mọc ở vùng kín bằng các loại thuốc kê đơn của bác sĩ. Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng viêm khi mụn mới hình thành và làm khô cồi mụn nhân.
- Thuốc kháng sinh Erythromycin 4%
Thuốc Erythromycin 4% là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được dùng trong điều trị mụn nhọt do các loại vi khuẩn gây ra. Thuốc hoạt động theo cơ chế kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và thúc đẩy khô cồi mụn.
Cách sử dụng: Bôi thuốc trực tiếp lên nốt mụn từ 1- 2 lần/ngày đến khi hết mụn. Thuốc được bôi ngoài da, tránh để dính vào mắt hoặc các vết thương hở.
- Thuốc Benzoyl Peroxyd
Đây là thuốc kháng sinh được sử dụng trong chữa trị mụn bọc, mụn nhọt, mụn mủ tại vùng kín. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm giảm acid béo tự do có trong nang tuyến bã, đồng thời chống lại tạp khuẩn gây mụn, nhờ đó giúp tiêu nhân mụn và giảm nhờn hiệu quả.
Cách sử dụng: Bôi Benzoyl Peroxyd lên nốt mụn từ 1- 2 lần/ngày đến khi hết mụn. Tránh để dính vào mắt, môi, niêm mạc và các vết thương hở.
- Thuốc Clindamycin 1%
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng Clindamycin 1% - Dòng thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Lincosamid. Thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giúp giảm sưng tấy, đau nhức ở vùng kín trong thời gian ngắn. Đồng thời, Clindamycin 1% giúp giảm lượng dầu nhờn, nhờ đó mụn nhanh khô và nhanh gom cồi hơn.
Cách sử dụng: Thoa 1 lớp mỏng Clindamycin 1% lên vùng kín đang nổi mụn mỗi ngày 2 - 3 lần. Lưu ý, loại thuốc này không sử dụng quá liệu trình 3 tháng để tránh gây nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ ảnh hưởng tới da.
- Tetracycline
Thuốc được bác sĩ kê đơn trong điều trị mụn vùng kín viêm đỏ ở mức trung bình và nặng. Tetracycline thuộc nhóm thuốc Cycline, có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, qua đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trên da, ngăn ngừa mụn phát triển nghiêm trọng hơn.
Cách sử dụng: Thuốc Tetracycline bào chế dưới dạng uống và dạng tuýp bôi tại chỗ. Liều lượng được bác sĩ chỉ định riêng cho từng trường hợp.
Chích mụn
Đối với mụn nhọt vùng kín sưng to, có đầu trắng nên áp dụng phương pháp chích mụn. Phương pháp được thực hiện bởi các nhân viên y tế và sự hỗ trợ từ thiết bị vô trùng. Cụ thể, bác sĩ sẽ rạch hoặc cắt nốt mụn để dẫn lưu dịch và mủ, nhờ đó lây hết được nhân mụn và làm sạch ổ viêm. Cuối cùng, bác sĩ sẽ sát khuẩn, làm sạch da để tránh tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm.
Lưu ý khi chữa mụn mọc ở vùng kín
Trong quá trình áp dụng cách chữa mọc mụn ở vùng kín, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mặc quần lót đúng size, chất liệu mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế triệt lông hoặc tẩy lông vùng kín để tránh da tiếp xúc với các chất gây kích ứng.
- Nếu cạo lông mu, nên tự thực hiện tại nhà, cạo theo chiều lông mọc, thay dao cạo thường xuyên và không dùng chung dao cạo với người khác.
- Giữ vệ sinh vùng kín, lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh lành tính.
- Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, xà bông, đồ lót,...
- Rửa tay sạch trước khi động chạm vào vùng kín.
- Ăn uống khoa học, hạn chế thực phẩm làm rối loạn nội tiết sẽ kích thích hình thành mụn, thay vào đó nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ.
- Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, cần sử dụng theo đúng liệu trình, không tự ý tăng giảm liều vì sẽ dẫn đến nhờn thuốc, tái nhiễm nhiều lần.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về các cách chữa mọc mụn ở vùng kín an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Câu hỏi liên quan
- Áp dụng các cách chữa mụn ở vùng kín theo hướng dẫn nhưng không thuyên giảm.
- Mụn vùng kín phát triển nhanh, gây đau nhức khó chịu.
- Mụn to nhanh, lanh rộng thành khối sưng viêm lớn.
- Sốt, mệt mỏi.
- Ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi.
- Mụn nhọt tái phát dai dẳng.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Đau buốt vùng kín khi đi tiểu.
- Vùng kín có mùi hôi và ẩm ướt khó chịu, tiết dịch nhầy bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!