Viêm Lỗ Chân Lông
Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) là tình trạng da liễu xảy ra khi các nang lông trên cơ thể bị viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi và giới tính và gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể lây lan rộng và đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu và lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp là điều rất cần thiết.
Viêm lỗ chân lông là gì?
Đây là một bệnh lý xảy ra khi các nang lông bị vi khuẩn tấn công và hình thành các ổ viêm trên da. Ban đầu chúng trông giống như những nốt mụn đỏ trong các lỗ chân lông, sau dần sẽ chuyển thành viêm trong điều kiện thích hợp.
Bệnh lý này được chia ra thành 2 loại theo dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
- Viêm nang lông nông (liên quan một phần đến nang trứng) do vi khuẩn, do dao cạo, do chi nấm Pityrosporum,…
- Viêm nang lông sâu (liên quan đến toàn bộ nang trứng và có xu hướng nghiêm trọng) gồm có viêm do gram âm, viêm nang lông bạch cầu ái toan hoặc viêm ở râu (thường gặp nhiều ở nam giới).
Nguyên nhân bị viêm lỗ chân lông
Một số nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến hiện nay.
- Do di truyền: Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 60% trường hợp bị bệnh là do người thân trong gia đình đã từng bị viêm nang lông.
- Do sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn: Thường gặp ở những người có cơ địa da nhờn. Việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh có thể khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành các ổ vi khuẩn và gây viêm nhiễm.
- Dùng dao cạo không đúng cách: Khi sử dụng dao cạo để loại bỏ bớt lông trên da, nhiều người thường tiến hành không đúng cách như cạo ngược hướng, cạo mạnh,… gây ra những tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
- Lạm dụng mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất: Người bệnh dùng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất gây hại cho da như corticoid có thể khiến da bị tích tụ độc tố và gây viêm nang lông.
- Do các bệnh lý bên trong cơ thể: Mụn trứng cá, viêm da, tiểu đường, bệnh bạch cầu, béo phì, HIV/AIDS,… là những bệnh lý gây suy giảm sức đề kháng da nghiêm trọng và làm da bị viêm nhiễm.
- Do các thói quen không tốt: Tẩy trang không kỹ, vệ sinh da không đúng cách, dùng dao cạo không sạch, tẩy lông bằng kem tẩy hoặc dùng nhíp quá nhiều, mặc quần áo không thấm mồ hôi,… cũng khiến da hình thành lên các nốt viêm nang.
Triệu chứng viêm lỗ chân lông
Một số dấu hiệu nhận biết để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
- Bề mặt da sần sùi, những vùng lông mọc ngứa ngáy dữ dội, lỗ chân lông nổi mẩn và đôi khi cảm thấy bỏng rát.
- Lông không mọc lộ ra ngoài mà có xu hướng mọc ngược vào trong bọc nang lông, cuộn tròn vào bọc nang hình thành các nốt chấm đen ở lỗ chân lông.
- Với tình trạng bị viêm nặng, các bọc nang ấy sẽ nổi sẩn đỏ, theo thời gian sẽ hình thành lên nhân mụn, thậm chí còn gây mủ ở bọc nang. Nếu đã rơi vào giai đoạn viêm nang lông có mủ này, chúng sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa rát, đau nhức khó chịu.
- Các nốt mụn viêm nang khi vỡ có thể khô lại thành các vảy cứng hoặc gây ra hiện tượng sừng hóa trên da.
- Nổi ban đỏ và tình trạng nhiễm trùng lan rộng theo từng vùng
- Tình trạng viêm nặng có thể khiến da bị sưng các vết lớn, mọc thành khối và có màu đỏ hoặc sậm.
Những vị trí viêm lỗ chân lông thường xuất hiện
Bệnh lý này xuất hiện ở những vùng có lông mọc trên khắp cơ thể tuy nhiên phổ biến nhất ở những vị trí sau:
- Viêm nang lông da đầu (viêm nang tóc, viêm chân tóc): Thường gặp ở những người có da đầu dầu, làm việc thường xuyên trong môi trường nóng ẩm và ô nhiễm, người bị nhiễm vi khuẩn gram âm hoặc nấm Trichophyton. Thường là các hạt sẩn nhỏ, gây ngứa dữ dội, nghiêm trọng hơn còn khiến người bệnh nhiễm khuẩn thứ phát gây chốc lở, nổi hạch,…
- Viêm nang lông chân: Hình thành nhiều nốt li ti có màu đỏ, nâu khiến da sần sùi, thô ráp, ngứa ngáy. Viêm nang lông ở chân có thể phát triển nặng thành mụn mủ, mụn nhọt gây đau đớn nhiều cho người bệnh.
- Viêm nang lông ở lưng: Trên da xuất hiện các vết sẩn đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu, có thể phát triển nặng thành mụn đinh nhọt, đinh râu và hình thành các nốt thâm đen, thâm sẹo, gây nhiễm trùng mãn tính có thể lan vào máu và hạch bạch huyết.
- Viêm nang lông mặt: Viêm nhiễm ở mặt thường khiến da nổi mụn đỏ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, ngứa da, da sần sùi, lông trên mặt mọc ngược và xoắn gọn trong nang lông. Khi phát triển nặng có thể gây nhiễm trùng lan sâu, áp xe, tổn thương tuyến nang lông và gây sẹo sau khi điều trị.
- Viêm nang lông ở nách: Là triệu chứng viêm nhiễm khiến da sần sùi nổi nốt sần và mụn đỏ, trong nang mụn có mủ trắng hoặc vàng. Khi nang vỡ có thể làm viêm nhiễm lan sang các vùng da khác và gây đau đớn cho người bệnh.
- Viêm nang lông ở tay: Da nổi nốt đỏ, lông mọc trong nang, nốt mụn có mủ gây ngứa rát và đau đớn. Nếu điều trị không kịp thời, nó có thể phát triển nặng khiến lông rụng, viêm nhiễm lây lan và hình thành sẹo trên da.
- Viêm nang lông ở mông và vùng kín: Viêm nhiễm tại mông và vùng kín khiến người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy dữ dội, da mọc nốt mụn đỏ, khi mụn vỡ chảy dịch máu mủ gây đau rát vùng kín và tình trạng viêm nhiễm có thể lây sang các vùng da gần đó.
Những đối tượng có nguy cơ bị viêm nang lông cao
Viêm nang lông là bệnh dễ gặp nhưng thường xuất hiện đặc biệt nhiều ở những người như:
- Người bị mắc các bệnh lý về da liễu như mụn trứng cá, viêm da.
- Người mắc phải các bệnh lý làm giảm sức đề kháng với nhiễm trùng như bệnh bạch cầu, bệnh tiểu đường, HIV/AIDS.
- Nam giới có tóc xoăn và hay cạo râu.
- Người thường xuyên dùng thuốc, đặc biệt là người dùng kháng sinh trong thời gian dài để trị mụn trứng cá.
- Người dùng các loại mỹ phẩm chứa nhiều corticoid, kém chất lượng.
- Người thường xuyên mặc áo giữ nhiệt, quần áo quá chật, mặc quần áo không thấm hút mồ hôi (găng tay cao su, giày cao cổ dễ dẫn đến viêm nang lông ở chân, tay).
- Người cạo lông, tẩy lông không đúng cách.
- Người hay ngâm mình ở bồn tắm nước nóng không được ổn định về nhiệt độ và chất lượng nước.
Viêm lỗ chân lông có chữa được không, có tự hết không, có lây không?
Tình trạng viêm nang lông kéo dài có thể khiến người bệnh gặp phải không ít tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe. Nhiều người bệnh lo lắng không biết căn bệnh này có chữa được không và chữa nó như thế nào?
Tin vui cho những người bệnh rằng căn bệnh này có thể chữa được. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, chúng có thể mất đi sau một thời gian điều trị ngắn. Còn với người đã bị viêm nặng, thời gian chữa trị của bạn sẽ dài hơn. Tuy nhiên người bệnh lưu ý điều trị đúng cách để loại bỏ viêm nhiễm hiệu quả.
Vậy viêm nang lông có tự hết không? Về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời rằng, viêm nang lông là một bệnh lý ăn sâu vào lỗ chân lông. Giai đoạn viêm nhẹ và trung bình thì viêm nhiễm có thể mất đi sau một khoảng thời gian người bệnh chữa trị đúng cách. Còn nếu bạn đã bị viêm nặng, bệnh có xu hướng phát triển nghiêm trọng và gây nhiều khó khăn cho quá trình chữa trị.
Còn một vấn đề nữa được nhiều bệnh nhân tìm hiểu, đó là viêm nang lông có lây không? Các bạn nên chú ý rằng, hầu hết các loại viêm nang lông đều không lây. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như tiếp xúc da kề da, dùng chung khăn hoặc dao cạo với người bệnh, tắm chung bồn nước hoặc bể bơi,… thì vi khuẩn viêm nang lông vẫn có thể lây lan và gây bệnh.
Bệnh viêm nang lông có nguy hiểm không?
Viêm nang lông nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh thờ ơ không chữa thì nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Viêm nhiễm thường xuyên tái phát và dẫn đến truyền nhiễm
- Ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể, hình thành nhiều sẹo lớn sần sùi trên cơ thể
- Tình trạng Cellulite gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng khiến da bị nóng rát, da mềm và có xu hướng lây nhiễm nhanh chóng, tác động xấu đến các dưới da, đến hạch bạch huyết và máu.
- Nổi nhọt: Phát triển từ bọc nước dưới da sau đỏ trở nên sưng đỏ, hình dáng giống như các bướu nhỏ có màu đỏ và gây đau đớn nặng khi nổi mủ.
- Phá hủy các nang tóc và gây rụng tóc vĩnh viễn.
- Hình thành sẹo: Viêm nang lông quá nặng có thể để lại sẹo sau khi điều trị và khiến da bị tối màu.
Viêm nang lông quá nặng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn
Từ những biến chứng kể trên, chúng ta đã thấy được việc điều trị bệnh viêm nang lông quan trọng như thế nào. Mong rằng người bệnh sẽ nhận ra được vấn đề này, từ đó nhanh chóng tiến hành chữa trị ngay từ khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.
Các cách điều trị bệnh viêm lỗ chân lông hiệu quả ngay tại nhà
Để trị viêm lỗ chân lông, bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Thoa Gel Nha Đam: Bôi gel nha đam lên vùng da bị viêm để giảm sưng và kích thích tái tạo tế bào.
- Trị Viêm Lỗ Chân Lông bằng Dầu Dừa, Mật Ong, Nước Chanh: Kết hợp dầu dừa, mật ong, và nước chanh, áp dụng lên da để làm dịu và chống viêm.
- Dùng Muối Trắng, Chanh Trị Viêm Lỗ Chân Lông: Tạo hỗn hợp muối trắng và nước chanh, massage nhẹ lên vùng da bị viêm để làm sạch và kháng khuẩn.
- Muối và Sữa Chua Không Đường: Pha hỗn hợp muối và sữa chua không đường, áp dụng để giúp kiểm soát dầu và làm dịu da.
- Lá Trầu Không: Bạn nên đun thành nước để tắm đều đặn ngày 1 lần.
- Trà Xanh: kết hợp giữa việc uống trà xanh và tắm nước lá giúp làm dịu và chống vi khuẩn.
- Bã Cà Phê và Dầu Oliu: Kết hợp bã cà phê và dầu oliu, áp dụng lên da để tẩy tế bào chết và cung cấp dưỡng chất.
- Mỡ Trăn: Sử dụng mỡ trăn để giảm viêm, dưỡng ẩm và tái tạo tế bào da.
- Quấn Băng Ướt: Quấn băng ướt xung quanh vùng da bị viêm để giảm sưng và ngứa.
- Cám Gạo: Sử dụng cám gạo làm mặt nạ hoặc tẩy tế bào chết để làm sạch lỗ chân lông và kiểm soát dầu.
Lưu ý: việc chăm sóc da là cả một quá trình. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, người bệnh nên tới các bệnh viện, phòng khám da liễu để thăm khám và điều trị.
Các loại thuốc trị viêm lỗ chân lông phổ biến nhất
Thuốc trị viêm lỗ chân lông có thể bao gồm các loại kem, gel, hoặc thuốc uống dùng để điều trị tình trạng viêm nhiễm tại lỗ chân lông. Dưới đây là một số thành phần chính và các loại thuốc phổ biến mà bạn có thể cân nhắc:
Zaraporo Rohto:
- Công dụng: Giảm viêm, kích thích tái tạo tế bào da, chống nấm.
- Thành phần: Dipotassium glycyrrhizin, Tocopherol acetate, axit salicylic,...
Fucicort:
- Công dụng: Giảm viêm, chống khuẩn, giảm ngứa.
- Thành phần: Corticosteroid và acid fucidic.
Ziaja Med Hồng:
- Công dụng: Cung cấp độ ẩm, làm dịu da, tái tạo tế bào.
- Thành phần: Thông tin chi tiết chưa được cung cấp.
Nacurgo Gel:
- Công dụng: Chống viêm, kích thích lành vết thương.
- Thành phần: Allium cepa extract, Arctium Majus radix extract,..
Kela Lotion:
- Công dụng: Trị viêm nang lông, giảm ngứa, cung cấp độ ẩm.
- Thành phần: Corticosteroid và Triamcinolone Acetonide.
Gentrisone:
- Công dụng: Giảm viêm, giảm ngứa, chống khuẩn.
- Thành phần: Corticosteroid và chất chống khuẩn.
Pesancidin Medipharco:
- Công dụng: Chống khuẩn, chống nấm.
- Thành phần: Acid Fusidic, Polawax, Alcol Cetostearyl,..
Kobayashi:
- Công dụng: Chứa thành phần giảm viêm và làm dịu da.
- Thành phần: Urea, Tocopherol Acetate, Glycyrhizin Monoammonium Axit,...
Lưu ý: Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Những lưu ý để phòng tránh bệnh viêm nang lông
Để căn bệnh này không thể phát triển và tấn công cơ thể của bạn, người bệnh cần lưu ý thực hiện tốt một số điều sau:
- Sử dụng sữa tắm chữa viêm lỗ chân lông phù hợp với làn da, khi tắm không chà xát quá mạnh vào da.
- Không dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân như dao cạo, khăn,…
- Hạn chế nặn mụn nhọt trên da, không gãi khi bị viêm nang lông
- Luôn giữ cơ thể ở nhiệt độ trung bình, tránh để nhiệt độ tăng cao hoặc hạ thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công da.
- Không dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm gây tiết dầu nhiều
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp để tránh gây tổn thương da
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể, có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm nang lông và một số phương pháp điều trị phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho người bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe làn da của mình. Chúc các bạn điều trị bệnh thành công!
Xem thêm thông tin: Viêm Lỗ Chân Lông Nên Ăn Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Bị Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!