Viêm Lỗ Chân Lông Ăn Gì

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Viêm lỗ chân lông nên ăn gì, kiêng gì? Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện làn da:

  • Rau xanh: Rau củ xanh như cần tây, cà chua, bí ngô, cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Quả mâm xôi: Quả mâm xôi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tác động của gốc tự do trên da.
  • Cá hồi: Cá hồi giàu axit béo omega3, có lợi cho làn da và giảm viêm.
  • Nước lọc: Giữ cơ thể được cung cấp đủ nước giúp da duy trì độ ẩm và loại bỏ độc tố.
  • Quả lựu: Quả lựu có tính chất chống viêm và cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa trên da.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Các thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, bí ngô.
  • Thực phẩm giàu kẽm:Hải sản, thịt gia cầm, hạt bí ngô.

Hạn chế các thực phẩm có thể gây kích ứng da, như thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Đồng thời, nên tránh thức ăn cay, nồng và các thực phẩm có thể kích thích tình trạng viêm nhiễm.

Viêm lỗ chân lông có thể là một vấn đề da liễu, và việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm triệu chứng. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ làn da.

Viêm lỗ chân lông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Đây là một bệnh lý xảy ra khi các nang lông bị vi khuẩn tấn công và hình thành các ổ viêm trên da. Ban đầu chúng trông giống như những nốt mụn đỏ trong các lỗ chân lông, sau dần sẽ chuyển thành viêm trong điều kiện thích hợp.

Bệnh lý này được chia ra thành 2 loại theo dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

  • Viêm nang lông nông (liên quan một phần đến nang trứng) do vi khuẩn, do dao cạo, do chi nấm Pityrosporum,…
  • Viêm nang lông sâu (liên quan đến toàn bộ nang trứng và có xu hướng nghiêm trọng) gồm có viêm do gram âm, viêm nang lông bạch cầu ái toan hoặc viêm ở râu (thường gặp nhiều ở nam giới).

Một số nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến hiện nay.

  • Do di truyền: Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 60% trường hợp bị bệnh là do người thân trong gia đình đã từng bị viêm nang lông.
  • Do sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn: Thường gặp ở những người có cơ địa da nhờn. Việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh có thể khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành các ổ vi khuẩn và gây viêm nhiễm.
  • Dùng dao cạo không đúng cách: Khi sử dụng dao cạo để loại bỏ bớt lông trên da, nhiều người thường tiến hành không đúng cách như cạo ngược hướng, cạo mạnh,… gây ra những tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
  • Lạm dụng mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất: Người bệnh dùng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều hóa chất gây hại cho da như corticoid có thể khiến da bị tích tụ độc tố và gây viêm nang lông.
  • Do các bệnh lý bên trong cơ thể: Mụn trứng cá, viêm da, tiểu đường, bệnh bạch cầu, béo phì, HIV/AIDS,… là những bệnh lý gây suy giảm sức đề kháng da nghiêm trọng và làm da bị viêm nhiễm.
  • Do các thói quen không tốt: Tẩy trang không kỹ, vệ sinh da không đúng cách, dùng dao cạo không sạch, tẩy lông bằng kem tẩy hoặc dùng nhíp quá nhiều, mặc quần áo không thấm mồ hôi,… cũng khiến da hình thành lên các nốt viêm nang.

Một số dấu hiệu nhận biết để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

  • Bề mặt da sần sùi, những vùng lông mọc ngứa ngáy dữ dội, lỗ chân lông nổi mẩn và đôi khi cảm thấy bỏng rát.
  • Lông không mọc lộ ra ngoài mà có xu hướng mọc ngược vào trong bọc nang lông, cuộn tròn vào bọc nang hình thành các nốt chấm đen ở lỗ chân lông.
  • Với tình trạng bị viêm nặng, các bọc nang ấy sẽ nổi sẩn đỏ, theo thời gian sẽ hình thành lên nhân mụn, thậm chí còn gây mủ ở bọc nang. Nếu đã rơi vào giai đoạn viêm nang lông có mủ này, chúng sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa rát, đau nhức khó chịu.
  • Các nốt mụn viêm nang khi vỡ có thể khô lại thành các vảy cứng hoặc gây ra hiện tượng sừng hóa trên da.
  • Nổi ban đỏ và tình trạng nhiễm trùng lan rộng theo từng vùng
  • Tình trạng viêm nặng có thể khiến da bị sưng các vết lớn, mọc thành khối và có màu đỏ hoặc sậm.

Viêm lỗ chân lông kiêng ăn gì và nên ăn gì thì tốt?

Chế độ ăn uống hàng ngày có thể tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh lý của mỗi người. Vậy nên, khi bị viêm nang lông, người bệnh cần chú ý nên thực đơn cho mình dựa theo những gợi ý sau:

Bệnh viêm nang lông nên kiêng ăn gì?

Muốn tình trạng viêm nhiễm không tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tránh xa những thực phẩm như:

  • Nội tạng động vật như lòng, dạ dày, phổi, gan,… Những thực phẩm này rất giàu cholesterol – một chất có thể làm tình trạng viêm nang lông trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những đồ ăn này thường không tốt cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng gan. Ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm nang lông nặng hơn.
  • Rượu, bia và chất kích thích: Những sản phẩm này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó khiến tình trạng bệnh lý ngày càng phát triển xấu hơn.

Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích khi đang bị viêm lỗ chân lông
Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích khi đang bị viêm lỗ chân lông

Bị viêm nang lông nên ăn gì?

Nếu bạn đang bị căn bệnh viêm nang lông hành hạ, đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các thực phẩm sau:

  • Rau xanh: Rau xanh cung cấp chất xơ sẽ giúp hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Trái cây: Trong trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe da. Vậy nên người bệnh cần bổ sung cho mình loại thực phẩm này.
  • Thực phẩm giàu protein và khoáng chất: Viêm nang lông khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, bổ sung các thực phẩm này sẽ giúp các tổn thương da phục hồi tốt hơn.
  • Nước: Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp làn da luôn khỏe mạnh và đào thải chất độc tốt hơn.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm nang lông và một số phương pháp điều trị phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho người bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe làn da của mình. Chúc các bạn điều trị bệnh thành công!

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo