Mụn Nhọt Ở Mặt

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nhọt ở mặt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Nếu không nắm rõ được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như để lại sẹo, nhiễm trùng da… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần thiết để bạn tống khứ được loại mụn đáng ghét này.

Định nghĩa

Mụn nhọt ở mặt là gì?

Mụn nhọt ở mặt là hiện tượng lỗ chân lông bị tắc nghẽn do các tế bào chết, bã nhờn dư thừa tích tụ. Cùng với sự tác động của các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm, sưng mủ trên da. Mụn nhọt gây đau đớn, để lại vết thâm, sẹo rỗ trên da gây mất thẩm mỹ. Một số loại mụn viêm ảnh hưởng đến các dây thần kinh xoang và não gây nên các biến chứng nghiêm trọng.

Phân loại mụn nhọt ở mặt

Mụn nhọt ở mặt được chia thành nhiều loại. Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà sự ảnh hưởng lên da mặt cũng khác nhau. Người ta chia thành 6 loại phổ biến:

  • Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng không sưng, không đỏ, nổi trên bề mặt da thành những nốt gồ ghề. Nhân mụn trắng, cứng chưa có miệng cồi. Nhân mụn ăn nông, chỉ ở lớp biểu bì nên dễ điều trị.
  • Mụn đầu đen: Loại mụn này xuất hiện rất nhiều ở hai bên cánh mũi, cằm, hai bên má. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, có phần đầu hở tiếp xúc với không khí bị oxy hóa nên chuyển thành màu đen. Phía dưới màu trắng đục, nhân cứng. Loại mụn này dễ điều trị nhưng nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến mụn viêm nhiễm gây tổn thương da nặng nề.
  • Mụn mủ: Là loại mụn đỏ viêm nhiễm, có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn sưng to làm tấy đỏ cả vùng da rộng lớn bên cạnh gây đau nhức. Tuy nhiên sự viêm nhiễm mới đến lớp biểu bì da nên không để lại sẹo lõm sâu.

Mụn bọc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm vì thế tuyệt đối không được tự nặn mụn tại nhà
Mụn bọc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm vì thế tuyệt đối không được tự nặn mụn tại nhà

  • Mụn bọc: Mụn bọc có đường kính lớn hơn mụn viêm, sưng đỏ, mủ rất nhiều. Sự viêm nhiễm đã ăn sâu vào lớp trung bì và hạ bì. Do đó, loại mụn này để lại sẹo lõm sâu, rất khó điều trị.
  • Sợi bã nhờn: Sợi bã nhờn tập trung nhiều nhất ở vùng xung quanh mũi. Đây là các dạng sợi mảnh, trắng, do tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài nên có màu đen. Nếu không loại bỏ kịp thời và đúng cách, chúng có thể bị viêm nhiễm và biến thành mụn đầu đen.

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mặt

Mụn nhọt thường xuất hiện khi tuyến bã nhờn, tuyến dầu bị tắc nghẽn gây nhiễm trùng. Sau đó lỗ chân lông dần sưng lên, hình thành nhọt và có chữa mủ bên trong.

Khi nang lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và bã nhờn tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, nhất là tụ cầu khuẩn gây ra các ổ viêm, nhiễm trùng.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt trên mặt gồm có:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh mẽ: Thường gặp ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, sau sinh, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, những người hoạt động ngoài trời nhiều. Bã nhờn có tác dụng giữ ẩm cho da, tuy nhiên nếu hoạt động quá mức sẽ khiến nang lông bị tắc nghẽn và gây viêm.
  • Vệ sinh da mặt không đúng cách: Tẩy trang không kỹ, rửa mặt không sạch khiến cho bụi bẩn, mồ hôi và mỹ phẩm tích tụ trên da gây mụn nhọt.
  • Da mặt bị trầy xước: Cạo lông mặt, cạo râu, cạo lông mày vô tình khiến da bị trầy xước khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào các vết thương và hình thành nhọt.
  • Rối loạn hormone: Nồng độ testosterone và nội tiết tố androgen bị rối loạn cũng có thể dẫn đến mụn nhọt, lý giải vì sao nữ giới dễ bị mụn hơn nam giới.
  • Nhiễm trùng nấm men: Nấm men pityrosporum xâm nhập quá nhiều vào nang lông cũng sẽ dẫn đến tình trạng mụn nhọt ở mặt.

Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dễ gây nhọt ở trên mặt
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dễ gây nhọt ở trên mặt

Triệu chứng mụn nhọt ở mặt

Nếu bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận thấy nhọt, tuy nhiên nếu chúng phát triển sang giai đoạn nặng thì còn gặp phải 1 số triệu chứng toàn thân nữa. Dưới đây là 1 số biểu hiện khi gặp mụn nhọt:

  • Vùng da bị mụn nhọt nóng đỏ.
  • Mụn phát triển từ nhỏ đến lớn và chứa mủ trắng bên trong, đầu nhọn.
  • Da sưng lên và đau nhức, vùng xung quanh nốt mụn thấy ngứa.
  • Sưng hạch bạch huyết.

Tìm hiểu thêm: Nặn Mụn Bị Sưng Làm Sao Hết Nhanh Chóng, An Toàn?

Mụn nhọt ở mặt có nguy hiểm không? Có nên nặn không?

Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn khiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT cho biết: “Thông thường, mụn nói chung và mụn nhọt nói riêng ít gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu xuất hiện ở mặt thì bạn cần phải chú ý hơn vì vùng mặt chứa rất nhiều hệ thống mạch máu.

Mạch góc ở vùng mặt và các tĩnh mạch xoay hang ở hốc mắt vào não có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính vì thế, nếu mụn nhọt gây nhiễm trùng tụ cầu có thể tấn công và gây nhiễm khuẩn tĩnh mạch xoang hang. Khi điều này xảy ra, không những vùng da mặt bị tổn thương mà còn có thể đe dọa đến tính mạng.”

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đến từ chính thói quen nặn mụn của nhiều người. “Bị mụn nhọt trên mặt có nên nặn không?” cũng là thắc mắc của rất nhiều người.

Nặn mụn nhọt có thể giúp loại bỏ phần dịch mủ bên trong và tạm thời khiến da bớt sưng đau. Tuy nhiên, bác sĩ Nhuần tuyệt đối không nên tự nặn mụn ở nhà vì có thể khiến cho phản ứng viêm phát triển và tổn thương da sâu hơn.

Nọt ở mặt rất nguy hiểm vì thế tuyệt đối không được tự ý nặn
Nhọt ở mặt rất nguy hiểm vì thế tuyệt đối không được tự ý nặn

Đặc biệt khi nhọt xuất hiện ở những vị trí nhạy cảm trên mặt như ở môi, mép, khóe mắt...nếu nặn có thể gây hậu quả xấu tới sức khỏe vì những vị trí này chứa nhiều dây thần kinh quan trọng của toàn cơ thể. Nặn gây nhiễm trùng có thể dẫn đến méo miệng, mù mắt thậm chí là hoại tử các mô.

Mụn nhọt thường chứa đầu ngòi nhọn, nếu nặn sẽ khiến vi khuẩn từ tay, ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập vào vết mụn chưa lành, đi vào tĩnh mạch và gây nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.

Thay vì tự ý nặn mụn ở nhà, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc áp dụng 1 số cách trị mụn nhọt ở nhà dưới đây.

5 cách điều trị mụn nhọt hiệu quả, an toàn

Việc điều trị mụn nhọt trên khuôn mặt có thể được thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng các phương pháp tự nhiên hoặc thông qua các phương tiện y tế hiện đại. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Cách điều trị mụn nhọt tại nhà:

  • Nghệ: Nghệ có khả năng chống viêm và kháng khuẩn, có thể được tạo thành mặt nạ hoặc gel để áp dụng trực tiếp lên mụn nhọt.
  • Gel nha đam: Gel nha đam làm dịu da, giảm sưng và có tác động kháng khuẩn, giúp kiểm soát mụn nhọt.
  • Tinh dầu trà: Tinh dầu trà có tính chất chống viêm và chống khuẩn, có thể được pha loãng và áp dụng trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt.
  • Dùng tỏi: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, có thể được nghiền nhuyễn và áp dụng lên mụn nhọt như một biện pháp tự nhiên.

Điều trị mụn nhọt bằng Tây y:

  • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng các loại kem chứa thành phần như benzoyl peroxide, salicylic acid hoặc retinoids để giảm mụn nhọt và kiểm soát dầu trên da.
  • Thuốc uống trị mụn nhọt: Các loại thuốc như antibiotice, hormone, hoặc isotretinoin có thể được kê đơn dựa trên đánh giá của bác sĩ để điều trị mụn nhọt từ bên trong.

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc nên trao đổi và được hướng dẫn bởi chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cách phòng tránh mụn nhọt hiệu quả

Khi đi ra đường cần che chắn cẩn thận. Rửa sạch mặt mỗi lần đi ra ngoài về. Cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp (sữa rửa mặt, kem tẩy trang, kem dưỡng…). Đối với các loại da nhạy cảm, dễ kích ứng, cần có sản phẩm đặc trị riêng.

Cần chăm sóc, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh bằng cách sử dụng tinh chất (kem bôi, serum, tinh chất dưỡng…). Có thể kết hợp với việc đắp các loại mặt nạ để cung cấp dưỡng chất cho da, cân bằng độ ẩm, gia tăng sự thẩm thấu dưỡng chất.

Không cạy, nặn mụn trên mặt. Thay vào đó, cần sử dụng dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp hoặc đến spa để được kỹ thuật viên xử lý.

Đối với làn da đã từng bị tổn thương do mụn nhọt, nên đến các viện da liễu để soi da, thăm khám định kỳ. Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam là một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy được rất nhiều người lựa chọn.

Không ăn các loại thực phẩm cay nóng, không sử dụng quá nhiều bia rượu, thuốc lá, chất kích thích. Hạn chế ăn các món chiên, xào, rán. Nên ăn nhiều các loại hoa quả hàn tính (dưa gang, kiwi, táo, cam, bưởi...) và uống nhiều nước. 

Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt khoa học, một lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật nói chung và mụn nhọt nói riêng.

Như vậy, trên đây là tất tần tật những gì bạn cần biết về nguyên nhân cũng như cách chữa trị mụn nhọt ở mặt. Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, từ ngay hôm nay hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để phòng tránh được loại mụn khó ưa này. Đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất cứ một phương pháp trị mụn nhọt nào. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo