Bị Mụn Nhọt Không Nên Ăn Gì
Mụn nhọt là một vấn đề da liễu phổ biến, và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng da của bạn. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho người bị mụn nhọt:
Bị Mụn Nhọt Không Nên Ăn Gì? Để giảm nguy cơ mụn nhọt, hạn chế hoặc tránh những thực phẩm sau:
- Thực Phẩm Chứa Nhiều Carbohydrate Tinh Chế: Đường và tinh bột có thể kích thích tăng sản xuất dầu, góp phần vào sự hình thành mụn.
- Đồ Ăn Nhiều Dầu Mỡ: Thực phẩm giàu chất béo có thể tăng cường dầu da, làm tăng nguy cơ mụn.
- Thực Phẩm Từ Sữa: Một số người có thể phản ứng với thành phần trong sữa, có thể gây kích thích và mụn.
- Thực Phẩm Nhiều Đường: Thức ăn giàu đường có thể gây tăng độ insulin và tăng sự xuất hiện của mụn.
- Thức Ước Ăn Nhanh: Thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo và đường, có thể làm tăng cảm giác mụn.
- Thực Phẩm Sống, Tái: Thực phẩm chưa qua nấu chín hoặc xử lý nhiệt có thể chứa vi khuẩn, gây kích thích da.
- Thức Ăn Cay: Thực phẩm cay nóng có thể kích thích dầu và gây mụn.
- Sôcôla: Một số nghiên cứu gợi ý rằng sôcôla có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của mụn.
- Thực Phẩm Giàu Omega6: Một lượng lớn omega6 có thể tăng sự viêm nhiễm và góp phần vào mụn.
- Thịt Gà, Đồ Nếp: Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
- Đồ Uống Có Cồn: Cồn có thể gây kích thích và tăng nhiệt độ cơ thể, có thể ảnh hưởng đến tình trạng da.
Bị Mụn Nhọt Nên Ăn Gì? Chọn những thực phẩm sau để hỗ trợ làn da và giảm nguy cơ mụn nhọt:
- Rau Củ Tươi Xanh: Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe da.
- Trái Cây: Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp tái tạo tế bào da.
- Các Loại Trà Thảo Dược: Trà thảo dược có tính chất chống viêm và có thể giúp làm dịu da.
- Bột Nghệ: Nghệ có tính chất chống viêm và chống oxy hóa.
- Nha Đam: Dưỡng ẩm và có tính chất làm dịu da.
- Đậu Xanh: Cung cấp kẽm, giúp kiểm soát dầu và giảm sự xuất hiện của mụn.
- Thực Phẩm Giàu Kẽm: Kẽm giúp kiểm soát dầu và hỗ trợ quá trình lành của da.
- Thực Phẩm Giàu Omega3: Giảm sự viêm nhiễm và cung cấp dưỡng chất cho làn da khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn tới sức khỏe và làn da của con người. Do đó, nếu người bệnh ăn uống không khoa học sẽ khiến các nốt mụn nhọt, mụn viêm trên da ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy khi bị mụn nhọt không nên ăn gì và nên ăn gì để bệnh sớm được cải thiện? Theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời chính xác, giúp bạn xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
Thông tin tổng quan về mụn nhọt
Nhọt, mụn nhọt là tình trạng do nhiễm trùng ở các nang lông, sau đó tổn thương viêm kan ra các vùng xung quanh. Tình trạng này thường sẽ tự hết sau 1-2 tuần khi nhọt vỡ mủ ra. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nguy hiểm gây nhiễm trùng máu, sốt cao và có thể dẫn đến tử vong.
Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như trên đầu, ngực, lưng, nách, mông, bẹn,...là những nơi đổ nhiều mồ hôi và thường xuyên bị ma sát.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ kiêm trưởng khoa khám bệnh BV HYCT, mụn và mụn nhọt là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau.
Về nhận dạng:
- Mụn được hiểu chung là tình trạng da liễu xuất hiện trên da mặt như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn ẩn….
- Mụn bị nhọt là những khối u viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có mủ trắng ở giữa.
Đối tượng mắc phải:
- Mụn thông thường: Tuổi dậy thì, những đối tượng bị thay đổi nội tiết tố…
- Nhọt: Mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường).
Mức độ nguy hiểm:
- Mụn: Ít nguy hiểm, để lại sẹo, vết thâm; một số trường hợp bị nhiễm trùng, bội nhiễm có thể phát triển thành nhọt.
- Nhọt: Cấp tính và nguy hiểm, dễ gây nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong.
Cơ chế gây ra nhọt là do nang lông bị nhiễm trùng sau đó tổn thương lan ra các vùng da xung quanh (thường là viêm đỏ), thời gian tiến triển 2-4 ngày. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Ăn ít rau, ít chất xơ làm cho gan phải hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn để thải độc ra khỏi cơ thể, quá trình này có thể khiến hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến mất cân bằng. Ăn nhiều chất đạm, uống ít nước, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, hay thức khuya cũng khiến gan hoạt động quá tải và gây mụn nhọt.
- Căng thẳng, stress: Tâm trạng không tốt, hay cáu giận khiến chức năng gan, thận bị suy yếu đi.
- Thời tiết: Trời nắng nóng được xem là kẻ thù với làn da và mụn nhọt cũng không phải ngoại lệ, dễ gây mẩn ngứa và nang lông bị viêm nhiễm. Ngoài ra môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng khiến tăng nguy cơ bị nhọt.
- Mắc các bệnh lý mãn tính: Những người bị đái tháo đường, mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan cơ địa cũng sẽ sinh mụn nhọt hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên trong thời gian dài.
Sau khi nhiễm trùng nhọt sẽ ngày càng cứng, và chứa mủ trắng ở chính giữa vùng viêm. Khi mới xuất hiện, nhọt chỉ là những nốt đỏ sưng trên da nên rất dễ bị nhầm với muỗi đốt hoặc kiến cắn. Sau đó nốt này phát triển lớn dần và tạo thành mủ trắng ở trung tâm, cuối cùng vỡ ra và chảy nước. Khác với cảm giác bị sưng thông thường, nhọt khiến da sưng tấy và đau nhói rất khó chịu.
Một số triệu chứng mụn nhọt:
- Kích thước vùng viêm lớn dần, bạch huyết tăng lên.
- Nhọt chứa mủ màu trắng đục, gây đau, ngứa.
- Vùng da bị nhọt sẽ có cảm giác cứng, đau và nóng đỏ.
- Xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung.
- Khi vỡ ra có mủ kèm máu, ở giữa có ngòi.
- Kích thước thường bằng hạt đỗ, hạt ngô có khi to hơn.
Các triệu chứng kèm theo nhọt:
- Sốt cao, nhất là ở trẻ em.
- Mẩn đỏ khắp da.
- Đau đớn dữ dội, sưng tấy.
- Vị giác thay đổi (hiếm gặp).
- Rối loạn nhịp tim (hiếm gặp).
Bị mụn nhọt không nên ăn gì?
Những người đang bị mụn nhọt nên tránh hoặc hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế
Những loại thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế bao gồm mì gạo, gạo trắng, bánh quy, bánh mì trắng, nước uống có gas, nước ngọt, đường mía, mật ong, một số loại ngũ cốc,... Sở dĩ người bệnh cần hạn chế dùng nhóm thực phẩm này là bởi carbohydrate tinh chế sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn nhọt. Đồng thời chúng khiến cho lượng đường trong tăng cao và làm tăng mức độ viêm nhiễm trên da.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thường xuyên sử dụng những món ăn được chế biến bằng cách chiên xào nhiều dầu mỡ có thể khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh. Từ đó làm tăng nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn nhọt. Chính vì vậy người bệnh nên tránh sử dụng các món như thịt rán, gà rán, khoai tây chiên, rau xào,...
Thực phẩm từ sữa
Những người đang bị mụn nhọt không nên uống sữa quá nhiều, đặc biệt là sữa bò. Bởi trong thành phần của sữa có chứa nhiều acid amin, có khả năng kích thích gan sản sinh ra nhiều IGF-1. Ngoài ra, sữa còn có các loại hormone progesterone và tiền chất của dihydrotestosterone, làm tăng tiết bã nhờn và tăng hủy tế bào da. Từ đó làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn nhọt trên da.
Thực phẩm nhiều đường
Các nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đường sẽ có xu hướng bị nổi mụn nhiều hơn so với những người khác. Bởi khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng nhanh sẽ sản sinh ra nhiều insulin, tác động tới hormone và làm tăng tiết bã nhờn trên da. Điều này sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn nhọt, mụn mủ, mụn viêm. Ngoài ra, đồ ăn nhiều đường cũng dễ gây ra các bệnh như máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, tiểu đường.
Thức ăn nhanh
Các loại thức ăn nhanh như gà ra, xúc xích, mì tôm, pizza, hamburger,... đều có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên chúng lại chứa nhiều chất béo, muối, đường tinh chế và các chất bảo quản thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, để tránh hiện tượng nổi mụn nhọt và mụn viêm trên da, người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm sống, tái
Những loại đồ ăn sống, tái như thịt bò tái, tôm sống, hàu sống, rau sống, tiết canh, sashimi, sushi,... có chứa nhiều hoạt chất gây viêm và dị ứng khác nhau. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống tiêu hóa, gây quá tải và giảm hiệu xuất. Từ đó, sẽ làm suy giảm các hoạt động của cơ thể, gây suy giảm hệ miễn dịch và khiến cho tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
Thức ăn cay
Đồ ăn cay luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm mà người bị mụn nhọt không nên sử dụng. Bởi những món ăn cay có chứa nhiều lycopene, gây mất cân bằng độ pH trên da. Đồng thời nó cũng sẽ gây ra hiện tượng nóng trong người, làm tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn nhọt phát triển. Vì vậy người bệnh nên tránh sử dụng ớt, tiêu, mù tạt, lẩu cay hoặc các món ăn vặt có vị cay khác.
Socola
Theo các nghiên cứu cho thấy, những người có thói quen ăn socola sẽ có nguy cơ bị nổi mụn nhọt nhiều hơn những người khác. Bởi socola có chứa các thành phần gây kích thích phản ứng miễn dịch. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành mụn và khiến mụn trở nên dai dẳng, khó điều trị.
Thực phẩm giàu omega-6
Omega-6 tốt cho sức khỏe tuy nhiên nó lại kích thích phản ứng viêm bên trong cơ thể, khiến cho các vấn đề về mụn trở nên nghiêm trọng. Khi dung nạp omega-6 vào cơ thể sẽ làm tăng sinh hoạt chất bradykinin, gây viêm nhiễm tại các vết thương ngoài da. Vì vậy người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu omega-6 như hạt điều, lạc, hạt hướng dương, thịt gà…
Thịt gà, đồ nếp
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, người bị mụn nhọt không nên ăn thịt gà và các món ăn làm từ gạo nếp. Bởi những loại thực phẩm này đều có tính nóng, làm tăng khí huyết và gây mưng mủ. Điều này khiến các vết mụn nhọt ngày càng diễn biến tồi tệ và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Đồ uống có cồn
Uống nhiều rượu bia sẽ khiến gan bị quá tải, không thể lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi đó, độc tố có thể tích tụ trên da và hình thành mụn nhọt, mẩn ngứa. Vì vậy những người đang bị mụn nhọt hoặc mắc các vấn đề về da liễu nên hạn chế sử dụng những loại đồ uống này.
Bị mụn nhọt nên ăn gì?
Những người bị mụn nhọt nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm sau để bệnh nhanh được chữa lành:
Rau củ tươi xanh
Những người bị mụn nhọt nói riêng và bệnh da liễu nói chung nên tích cực sử dụng các loại rau xanh để giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Hơn nữa, rau xanh còn có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm insulin. Từ đó giúp làm giảm khả năng tăng tiết bã nhờn trên da. Một số loại rau xanh mà người bệnh nên sử dụng bao gồm: Rau mồng tơi, rau cải, rau ngót, rau bina, rau ngải cứu, rau dền, rau má… Tránh sử dụng rau muống bởi nó có thể gây ra sẹo lồi, sẹo thâm.
Trái cây
Những loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi, đu đủ, bơ, táo, dâu tây,... rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể. Vì vậy những người đang bị mụn nhọt do nóng gan, nóng trong người, bốc hỏa,... cần tích cực sử dụng hoa quả để giúp bảo vệ làn da của mình.
Các loại trà thảo dược
Một trong những phương pháp giúp làm giảm sự tiến triển của các nốt mụn nhọt đó là sử dụng trà thảo dược. Những loại trà như trà xanh, trà hoa cúc, trà táo đỏ, trà atiso đều có tác dụng thải độc gan, thanh lọc cơ thể, chống oxy hóa và tăng cường chức năng gan. Vì vậy mỗi ngày bạn nên nhâm nhi vài tách trà để giúp bệnh da liễu được cải thiện.
Bột nghệ
Trong thành phần của bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin. Chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Không những vậy, bột nghệ còn có tác dụng tăng sinh tế bào mới, kích thích sản sinh collagen giúp chữa lành những tổn thương trên da, chống sẹo và mụn thâm. Vì vậy mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống 1 cốc bột nghệ với mật ong để giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất, thúc đẩy quá trình tự chữa lành các tổn thương trên da.
Nha đam
Nha đam có tính hàn, giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan. Trong thành phần của nha đam còn có vitamin A, C, E cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác, giúp đào thải độc tố ra ngoài. Vì vậy sử dụng nha đam cũng là phương pháp giúp cải thiện mụn nhọt hiệu quả tại nhà mà bạn nên áp dụng. Người bệnh dùng khoảng 500g nha đam, tách vỏ và lấy phần thịt bên trong, đem nấu cùng với đường phèn và hạt chia để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể thái nhỏ phần thịt nha đam để ăn kèm với sữa chua cũng có hiệu quả tương tự.
Đậu xanh
Những người bị mụn nhọt nên tích cực sử dụng các món ăn được chế biến từ đậu xanh. Các chuyên gia cho biết, trong thành phần của đậu xanh có nhiều vitamin nhóm B, A, C, K, protein, chất xơ, sắt, canxi, magie, mangan, kẽm, đồng và kali. Những chất này có tác dụng giảm áp lực thanh lọc lên gan thận, chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn. Đồng thời đậu xanh còn chứa phytoestrogen, kích thích collagen và elastin trong da, giải phóng protein gây viêm HMGB1 ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm giàu kẽm
Da nổi nhiều mụn nhọt, mụn trứng cá có thể do cơ thể bạn đang bị thiếu hụt kẽm. Khoáng chất này có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống viêm, diệt khuẩn, giảm mụn và giảm hiện tượng tiết dầu trên da. Vì vậy để làm giảm mụn và ngăn ngừa mụn trở lại bạn nên tích cực sử dụng những loại thực phẩm giàu kẽm như hài, tôm, cua, gia cầm, thịt đỏ, ngũ cốc, đậu, các loại hạt, sữa,...
Thực phẩm giàu omega-3
Những người bị mụn nhọt nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu omega 3 như: Cá thu, cá mòi, cá hồi, cá trích, hàu, cá cơm, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, đậu nành.... Bởi omega 3 là một loại axit béo lành mạnh, giúp giảm sưng viêm tại vị trí các nốt mụn trên cơ thể. Ngoài ra, omega 3 còn làm giảm lượng protein IGF-1 do cơ thể tạo ra. Loại protein này tham gia vào quá trình tăng trưởng giống insulin, dẫn tới việc hình thành mụn nhọt.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các nốt mụn nhọt
Bên cạnh vấn đề bị mụn nhọt không nên ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý đến các vấn đề sức khỏe khác, cụ thể như:
- Mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát vào cơ thể sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ bị mụn viêm, mụn nhọt.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng sản phẩm sữa tắm có thành phần tự nhiên dịu nhẹ để tránh làm kích ứng da. Không nên sử dụng sản phẩm làm sạch quá mạnh, không chà sát lên vùng da có mụn nhọt.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya hoặc căng thẳng stress kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, tích tụ độc tố trong cơ thể.
- Không để tóc dính vào da mặt vì dầu trên tóc sẽ bám dính vào da, dễ gây mụn. Đồng thời bạn cũng nên gội đầu thường xuyên để tránh bị bết tóc.
- Tránh sờ tay lên mụn hoặc tự ý nặn mụn vì điều này sẽ khiến vi khuẩn từ tay lây lan sang vết thương, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, bội nhiễm.
- Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh để làn da bị mụn tiếp xúc với khói bụi hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Nếu tình trạng mụn nhọt kéo dài, ngày càng nghiêm trọng và có nguy cơ bị áp xe, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế da liễu để được thăm khám và điều trị.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc bị mụn nhọt không nên ăn gì và nên ăn gì. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thể được nhiều kiến thức hữu ích, để quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh được tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!