Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Cần Chú Ý Gì Khi Tắm? 2024
Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Có người thì quan niệm rằng bị bệnh này thì nên kiêng tắm thì mới mau lành nhưng cũng có không ít người lại cho rằng bị mề đay vẫn có thể tắm được. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Bị nổi mề đay có nên tắm không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp.
Bị nổi mề đay có được tắm không?
Nổi mề đay là tình trạng bề mặt da xuất hiện ban đỏ và các mụn nước nhỏ li ti, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi bị nổi mề đay người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sốt cao, đau khớp, khó thở… thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Theo quan niệm của người xưa, hiện tượng nổi mề đay là do tính phong hàn nên muốn bệnh mau lành thì cần phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên quan niệm này chỉ chính xác một phần. Lý do là bởi, khi bị dị ứng nổi mề đay, trên da người bệnh sẽ rất dễ bị tổn thương nên nếu gặp gió sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn. Do đó, việc kiêng tắm khi bị nổi mề đay là việc làm sai lầm.
Các chuyên gia da liễu cũng đã chỉ ra rằng, da là “lớp áo giáp” bao bọc cơ thể, thông qua việc cơ thể tiết mồ hôi phần nào đã bài tiết được một phần độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, lượng độc tố này có thể bị ứ đọng trên da và hình thành nên những tế bào chết. Nếu người bệnh không chịu tắm rửa, vệ sinh thường xuyên sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Và khi đó bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Việc kiêng tắm không có tác dụng trong việc hỗ trợ xử lý bệnh mề đay. Vậy nên, những người bị nổi mề đay thì nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Nhất là vào thời điểm mùa hè, nắng nóng khiến lượng mồ hôi tiết quá da nhiều hơn.
Bị nổi mề đay tắm thế nào mới đúng cách? Có nên dùng lá tắm không?
Như vậy dị ứng nổi mề đay có được tắm không đã có lời giải đáp, tuy nhiên để bệnh mau hết thì cần phải tắm đúng cách.
Vậy người bị mề đay tắm như thế nào mới đúng cách?
Theo đó để giảm tình trạng ngứa ngáy trên da, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc vệ sinh cơ thể dưới đây:
- Sử dụng nước tắm có nhiệt độ phù hợp: Khi bị nổi mề đay, người bệnh nên dùng nước ở mức nhiệt vừa phải để vệ sinh da. Nếu dùng nước quá nóng có thể khiến da dễ bị khô và mất nước, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Còn nếu tắm nước quá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Không được chà xát quá mạnh: Với bất cứ chứng bệnh ngoài da nào, người bệnh không được chà xát quá mạnh trong khi tắm và với bệnh mề đay cũng không ngoại lệ. Nếu chà xát quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Thời gian tắm không quá lâu: Nếu người bệnh tắm lâu sẽ đồng nghĩa với mức độ làm sạch da sẽ cao hơn, làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Người bệnh chỉ nên nên tiếp xúc với nước trong thời gian từ 5-10 phút, ngày nên tắm 1-2 lần.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa: Việc dùng xà phòng tắm, muối tắm sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên da nhưng nếu người bệnh lạm dụng hoặc sử dụng những sản phẩm không phù hợp, có tính tẩy cao sẽ gây bào mòn, khiến cho vùng da bị bệnh trở nên yếu hơn và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Người bệnh có nên dùng lá tắm không?
Ngoài thắc mắc gây tranh cãi dị ứng nổi mề đay có được tắm không thì bị mề đay có nên dùng lá tắm không cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp xoa dịu cơn ngứa, giảm cảm giác khó chịu khi bị nổi mề đay. Theo đó, người bệnh có thể vệ sinh da sạch sẽ bằng cách kết hợp các loại lá cây đun nước tắm để tối ưu khả năng lành bệnh.
Dưới đây là một số loại lá thảo dược bác sĩ khuyên người bệnh nổi mề đay nên sử dụng để tắm hàng ngày.
- Lá kinh giới: Loại lá này có vị cay, mùi thơm, sử dụng lá kinh giới giúp xử lý bệnh nổi mề đay rất tốt. Tắm lá kinh giới 1-2 lần/ngày sẽ giúp làn da được kháng viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và đào thải cặn bẩn trong các lỗ chân lông.
- Lá trầu không: Trong Đông y lá trầu có vị cay, tính ấm nên có khả năng làm dịu da, giảm tấy đỏ. Hơn nữa với hàm lượng tinh dầu dồi dào, khả năng kháng sinh cao, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, kháng viêm và làm sạch da nên dùng lá trầu không để đun nước tắm hàng ngày sẽ giúp các triệu chứng mề đay cải thiện rõ rệt.
- Lá trà xanh: Trong lá trà xanh chứa hàm lượng EGCG cao, giúp chống oxy hóa, làm sạch da. Bên cạnh đó với hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp cải thiện tình trạng thâm sẹo và làm lành da nhanh hơn. Người bệnh có thể đun lá trà xanh để tắm hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm:
Bình luận (56)
Vậy tóm lại là mề đay khg đc tắm hả, nói chứ lần nào tắm xong cũng thấy ngứa hơn thật ấy
Cậu mình bị mề đay bao nhiêu năm nay nếu mà không tắm được thì chắc cậu mình hủi luôn rồi, tắm vẫn được nhưng nên hạn chế trong thời gian đang lên mề đay và phải biết cách tắm đúng cách, đọc bài viết trước khi bình luận đi bạn
Bạn có thể chia sẻ tắm như nào cho những người bị mề đay đi, mấy cái cần chú ý khi mắc bệnh này nữa
Cái này tui đi khám ở trung tâm này thì mới đc bsi chỉ chứ trước cũng kh biết, tắm nước vừa phải, k nóng k lạnh, tui toàn pha cái gói thuốc họ cho vào nước ấm rồi ngâm thui. Tắm xong thì bôi thuốc lên là kh cả ngứa cả đau gì luôn ạ, sau thì tui bỏ hẳn mấy loại dưỡng da linh tinh nữa, ra đường thì che chắn cẩn thận, ăn đồ mát, chứ mấy đồ hại gan thì tránh nha