Viêm Da Dị Ứng Ở Tay: Cách Chữa Thế Nào, Cần Lưu Ý Gì?
Viêm da dị ứng ở tay là hiện tượng viêm nhiễm xuất hiện nhiều ở vùng khuỷu tay, mảng da khô cứng, ngứa rát khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Bệnh nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây nên những biến chứng khó lường. Vậy cách chữa bệnh như thế nào hiệu quả và cần lưu ý gì trong quá trình điều trị? Mời quý độc giả tham khảo nội dung bài viết dưới đây để trang bị thêm những kiến thức hữu ích.
Viêm da dị ứng ở tay là gì?
Tương tự như viêm da dị ứng thông thường, viêm da dị ứng ở tay là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở vùng khủy tay, cánh tay, bàn tay và bệnh thường khởi phát thành từng đợt. Bệnh lý này được chia thành 2 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
- Ở giai đoạn cấp tính: Vùng da bị tổn thương có thể bị đỏ, ngứa ngáy và có nguy cơ bội nhiễm cao.
- Ở giai đoạn mãn tính: Vùng da tổn thương sẽ trở nên thâm sạm và dày sừng.
So với những vị trí khá trên cơ thể thì tình trạng gặp phải ở tay thường dễ kiểm soát hơn so. Tuy nhiên do vùng da tay lại phải tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng nên bệnh rất hay tái phát và dễ dẫn đến tình trạng mãn tính.
Nguyên nhân dẫn tới viêm da dị ứng ở tay
Nguyên nhân chính xác gây viêm da dị ứng ở tay hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì yếu tố có tác động lớn nhất đến quá trình hình thành bệnh là do di truyền từ người thân cận huyết thống.
Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra do một số yếu tố kích thích như:
- Tiếp xúc với hóa chất: Da tay thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, nước rửa chén, bột giặt, nước tẩy và một số hóa chất khác cũng có thể gây nên tình trạng viêm da dị ứng ở vị trí này
- Do dị ứng: Nếu bị côn trùng cắn hoặc da tay có tiếp xúc với mủ/ nhựa độc, phấn hoa cũng có thể gây kích ứng vùng da tay và làm phát sinh ban đỏ, ngứa, nổi mụn nước,…
- Yếu tố khác: Ngoài ra tình trạng còn có thể khởi phát do nhiễm trùng cấp, thời tiết thay đổi đột ngột, da quá khô,…
Dấu hiệu tay bị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng ở tay có những dấu hiệu khá đặc trưng và dễ nhận biết. Những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh bao gồm:
- Khi mới bị bệnh tại vị trí tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng sẽ xuất hiện các đốm mẩn đỏ hoặc dải phát
- Phát ban trên da với kích thước từ vài mm đến vài cm và có dấu hiệu phù nề so với vùng da xung quanh.
- Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và nóng rát nhẹ tại những vị trí bị tổn thương
Cách chữa viêm da dị ứng ở tay an toàn, hiệu quả
Để có thể điều trị hiệu quả, trước hết người bệnh cần biết được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này. Theo đó, các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực da liễu cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh có thể là do dị ứng thời tiết; tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng; trên da tay xuất hiện các tổn thương; sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng….
Nếu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thì quá trình điều trị sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Tùy vào cơ địa cũng như mức độ bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo cho mình một số cách chữa phổ biến sau đây:
Cách chữa viêm da dị ứng ở tay bằng thuốc Tây y
Với ưu điểm tiện dụng, giá thành hợp lý, đem lại hiệu quả nhanh, thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị chia thành 2 loại là thuốc bôi và thuốc uống. Với mỗi loại thuốc sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng người bệnh. Cụ thể:
- Điều trị bằng thuốc bôi: Thuốc bôi ngoài da là phương pháp giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm ngoài da. Một số loại thuốc bôi thường được bác sĩ chỉ định có thể kể đến như:
- Thuốc bôi trị viêm da dị ứng nhóm corticoid: Nhóm thuốc này giúp chống viêm tại chỗ rất hiệu quả. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm : Betamethasone Valerate, Clobetasol propionate và Diprolene
- Nhóm thuốc bôi Tacrolimus: Trong loại thuốc này có chứa các hoạt chất dẫn xuất giúp ức chế tình trạng viêm trong da hiệu quả.
- Kem dưỡng ẩm: Có tác dụng bổ sung độ ẩm cho da, giúp ngăn ngừa tình trạng khô cứng, nứt nẻ, bong tróc da, giảm ngứa ngáy.
- Thuốc kháng Histamin: Có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời chống lại các tác nhân gây viêm da.
- Điều trị bằng thuốc uống: Với những trường hợp bị viêm da nghiêm trọng kèm theo các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng uống. Loại thuốc này nhanh phát huy tác dụng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm nhưng không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài vì dễ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Cách chữa viêm da dị ứng ở tay tại nhà
Với những trường hợp bệnh nhẹ, vùng da tổn thương ít thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như sau:
- Sử dụng dầu dừa: Bạn có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại.
- Chườm đá lạnh: Với cách làm này bạn có thể chườm đá trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc cho đá vào khăn mỏng để chườm lên da. Cách làm này có tác dụng giảm ngứa, cân bằng ẩm và hạn chế khô da.
- Sử dụng các loại lá cây: Bạn có thể lấy một số loại lá như lá khế, là chè xanh, lá trầu và mang đun sôi với nước và dùng nước đó để vệ sinh những vùng tổn thương trên da. Thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy các triệu chứng chuyên giảm rõ rệt.
Điều trị viêm da dị ứng ở tay bằng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị viêm da dị ứng nói chung và viêm da dị ứng ở tay nói riêng cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Lý là là bởi phương pháp này rất an toàn cho sức khỏe, độ lành tính cao và không gây tác dụng phụ ngay cả khi người bệnh sử dụng liên tục trong thời gian dài. Tuy nhiên với phương pháp này cần phải thực hiện lâu dài, thậm chí là cách sử dụng hơi phức tạp nên mọi người hãy cân nhắc trước khi áp dụng.
Những điều cần lưu ý khi bị viêm da dị ứng ở tay
Để những tổn thương không bị lan rộng và quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao thì người bệnh cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Chăm sóc da tay đúng cách, việc chăm sóc da vào giai đoạn này rất quan trọng, vì da lúc này hết sức nhạy cảm. Vậy nên hãy vệ sinh da thường xuyên, sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da để duy trì độ ẩm, mang bao tay để bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi, hóa chất…
- Chú ý không gãi lên vùng da bị tổn thương để hạn chế tình trạng trầy xước, dễ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Trong chế độ ăn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, hạn chế ăn các thức ăn dễ gây dị ứng: hải sản, trứng, rượu bia, các chất kích thích…
- Giữ tinh thần thoải mái, nếu bị căng thẳng, stress có thể làm cho các biểu hiện bệnh ngày thêm trầm trọng.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, tăng cường chức năng giải độc gan, rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn biết được cách điều trị bệnh viêm da dị ứng ở tay sao cho hiệu quả. Chữa bệnh càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả tích cực. Vậy nên hãy đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường nhé. Chúc các bạn sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!