Chữa Viêm Da Cơ Địa
Bệnh viêm da cơ địa, hay còn gọi là viêm da cơ địa (psoriasis), là một tình trạng da liên quan đến hệ thống miễn dịch. Đây là một bệnh lý kéo dài, gây ra sự nhức, ngứa ngáy trên da. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh viêm da cơ địa:
Các phương pháp điều trị tại nhà:
- Tắm Nước Ấm: Giúp da dịu nhẹ và giảm ngứa.
- Chườm Đá Lạnh: Cải thiện tình trạng sưng, ngứa.
- Nha Đam: Có tính chất làm dịu và giảm viêm.
- Mật Ong: Chứa chất chống viêm và làm dịu da.
- Lá Trầu Không: Có tác dụng chống viêm và giảm ngứa.
Sử dụng thuốc tây y:
- Thuốc Bôi: Sử dụng các loại thuốc chứa thành phần chống viêm và làm dịu da như: Synalar, Triderm Temovate,....
- Thuốc Ức Chế Miễn Dịch: như Tacrolimus và pimecrolimus.
Các Phương Pháp Điều Trị Khác:
- Liệu Pháp Ánh Sáng: Điều trị viêm da cơ địa bằng quang trị liệu trị, quang hóa trị liệu, điều trị quang động lực PUVA, quang lọc máu ngoài cơ thể và Laser excimer
- Băng Ướt: quấn băng ướt vào vùng da đã được bôi corticoid.
Lưu ý: Đối với tình trạng bệnh nặng, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm da cơ địa là tình trạng da xuất hiện các mẩn đỏ, bong vảy, viêm đỏ rỉ dịch, người bệnh sẽ ngứa, rát dữ và vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào nhưng đa phần là ở vùng bàn tay, khuỷu tay, chân,... Viêm da cơ địa sẽ không thể trị dứt điểm và sẽ thuyên giảm rồi lại tái phát theo từng đợt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như bệnh dị ứng, da quá khô, loại xà phòng, bài tiết mồ hôi,..
Để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như không gây khó chịu trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để điều trị viêm da cơ địa.
Tổng quan bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm thể tạng, eczema (Tên tiếng anh: Atopic Dermatitis) là một dạng bệnh da liễu khiến da xuất hiện nhiều nốt ban đỏ ngứa ở một vùng hoặc toàn cơ thể. Bệnh này thuộc dạng mãn tính có xu hướng bùng phát theo định kỳ. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh viêm da cơ địa khoảng 20% dân số. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ nhỏ và tái phát lại nhiều lần tới khi trưởng thành.
Chứng bệnh mặc dù không đe dọa tới sức khỏe, tuy nhiên chúng làm xuất hiện các nốt ban ngứa gây cảm giác khó chịu. Người bệnh vì vậy mà gãi nhiều, làm trầy xước trên da, có thể làm nhiễm trùng, bội nhiễm khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong trường hợp mắc bệnh ở cùng mắt, gãi, dụi mắt thường xuyên sẽ gây nhiễm trùng gây biến chứng viêm mí mắt, viêm kết mạc,... sẽ rất nguy hiểm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những vùng như:
- Viêm da cơ địa ở tay: Ở vị trí này, người bệnh sẽ thấy bệnh có biểu hiện rất rõ nhận biết gồm đỏ da, nổi nốt sần, cảm giác ngứa rát, khó chịu. Khu vực xuất hiện các triệu chứng nhiều nhất là các vùng ở cánh tay, ngón tay, vùng bàn tay
- Viêm da cơ địa ở mặt: Vùng da ở mặt cũng thuộc vị trí dễ xuất hiện triệu chứng bệnh tuy nhiên người bệnh dễ bị lầm tưởng đó chỉ là biểu hiện khô da thông thường nên thường bỏ qua không điều trị hoặc xử lý không đúng cách khiến bệnh nặng hơn.
- Viêm da cơ địa ở chân: Đây là vị trí dễ xuất hiện dấu hiệu viêm da cơ địa thường gặp nhất. Các bạn sẽ thấy da vùng chân nổi mụn nước, kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng, trong đó phải kể tới như:
- Di truyền: Viêm da cơ địa là bệnh di truyền: Nguyên nhân chính gây ra bệnh 80% do di truyền từ mẹ hoặc bộ bị các bệnh dị ứng như viêm xoang, dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng,...
- Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ôi nhiễm, chứa nhiều hóa chất cũng là tác nhân gây ra viêm da kích ứng.
- Do ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường nhất là từ nóng sáng lạnh, khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ và người lớn.
- Hệ miễn dịch yếu, căng thẳng mệt mỏi: Cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng, thường xuyên mất ngủ, căng thẳng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ đó phát triển bệnh.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác như dị ứng thực phẩm, dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm...
Ở từng đối tượng mắc bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị và bệnh thường xuất hiện sớm trong giai đoạn khoảng 3 tuần đầu sau sinh. Lúc này, các mẹ chú ý sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bùng phát trên da của trẻ như nổi ban đỏ, có mụn nước ở mông, má trán, đầu,....Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh thường tái phát lại nhiều lần tới giai đoạn khoảng 24 tháng tuổi. Do ảnh hưởng của bệnh nên trẻ rất dễ bị dị ứng, nhạy cảm mỗi khi bị nhiễm trùng, mọc răng hay thời tiết thay đổi.
Ngoài ra, khi bị eczema, trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc, kém bú, do bứt dứt bởi các nốt ban ngứa trên cơ thể.
Viêm da cơ địa ở trẻ em
Đối với trẻ em lớn biết đi khi bị viêm da cơ địa sẽ thấy có dấu hiệu như da khô, nốt phát phan xuất hiện ở chân tay, mặt, đặc biệt ở vùng đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân,....
Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng gần gần 50% số trẻ bị viêm da cơ địa sẽ ổn định khi tới tuổi thiếu niên, nhưng không ít trường hợp bệnh lặp lại nhiều lần tới khi trưởng thành.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn
Ở đối tượng là người lớn bị viêm da cơ địa sẽ có biểu hiện xuất rất rõ ràng ở bề mặt da như:
- Xuất hiện mụn nước, có vết mẩn đỏ hình dẹt
- Da bị khô, mất nước .
- Cảm giác ngứa ngứa, khó chịu ở những vùng da bị bệnh
- Viêm da xuất hiện nhiều ở vùng quanh mắt, vú và bệnh có tình chất tái lại nhiều lần, triển triển thành mãn tính.
Chữa viêm da cơ địa tại nhà
Nếu tình trạng viêm da của bạn đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
Tắm nước ấm
Việc tắm nước ấm sẽ giúp bạn làm sạch da, ngăn ngừa vi khuẩn và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Khi tắm, tình trạng ngứa ngáy cũng sẽ thuyên giảm, kích thích lưu thông máu và tái tạo lại tế bào da tổn thương trước đó.
- Không nên tắm nước quá nóng, quá lạnh, sử dụng nước ấm vừa phải để da được thoải mái nhất.
- Tắm nhẹ nhàng và sử dụng loại sữa tắm phù hợp với tình trạng da. Thời gian tắm chỉ nên trong 10-15 phút.
- Bạn không nên kỳ quá mạnh và da sẽ khiến vùng bị viêm sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn.
Chườm đá lạnh
Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng ngứa, rát ở da. Việc chườm lạnh lúc này sẽ khiến da dịu đi, giảm sưng và ngứa hiệu quả.
Sử dụng dung dịch sát trùng như kẽm oxide 1% hoặc thuốc tím để loại bỏ vi khuẩn gây hại trên da.
- Lấy một vài viên đá và cho vào một miếng vải sạch, chườm nhẹ nhàng lên vùng da đang bị viêm.
- Chườm trong khoảng 10-15 phút, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa giảm đi rõ rệt.
Nha đam
Nha đam thường được biết đến với các tính chất dưỡng ẩm và làm dịu nhẹ da, và nó có thể được sử dụng như một phương tiện tự nhiên để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm da cơ địa.
- Rửa sạch 2-3 lá nha đam tươi và lọc lấy phần gel bên trong.
- Thoa lên phần da bị viêm và để trong khoảng 20 - 25 phút và sau đó là rửa lại với nước ấm.
- Phương pháp này nên thực hiện 2 lần/ 1 ngày để thấy được công dụng hiệu quả.
Mật ong
Mật ong có nhiều tính chất dưỡng ẩm, chống viêm và kháng khuẩn, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của viêm da cơ địa. Ngoài ra, trong mật ong còn có thể giảm ngứa, cân bằng tốt độ pH trên da, phục hồi mô da bị tổn thương.
- Lấy một lượng mật ong phù hợp với vùng da bị viêm của bạn để thoa trực tiếp lên vùng da này.
- Bạn nên để trong khoảng 10 - 15 phút và sau đó rửa lại thật nhẹ nhàng với nước ấm và lau khô chúng.
- Mật ong khá lành tính nên bạn có thể thực hiện hàng ngày cho tới khi thấy được sự thay đổi tích cực từ vùng da này.
Lá trầu không
Đây là nguyên liệu dân gian có chứa hoạt chất Diastase, Estragol giúp chống oxy hóa, kích thích tái tạo ra. Ngoài ra, lá trầu còn có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn rất tốt.
- Rửa sạch lá khoảng 10 - 15 lá trầu và sau đó đem đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút.
- Lọc phần bã lá trầu và để nước thật nguội. Bạn hãy ngâm, rửa hay thoa phần nước vừa nấu lên vùng da bị ửng đỏ.
Chữa viêm da cơ địa bằng Tây y
Nếu áp dụng những mẹo trên nhưng chưa thấy hiệu quả, lúc này có lẽ là tình trạng viêm da đã trở nặng. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây để điều trị:
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc bôi
Thuốc bôi được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa, được chia làm 2 loại là Corticosteroid và không Corticosteroid.
Thuốc chứa Corticosteroid (Steroid)
- Viêm da nhẹ: Loại hoạt tính yếu, các loại thuốc có thể tham khảo: Desonate (desonide) 0,05% gel, Locoid (hydrocortisone butyrate) 0,1% kem,...
- Viêm da mức trung bình: Sử dụng hoạt tính mạnh hơn, các loại thuốc có thể tham khảo: Synalar (fluocinolone acetonide) 0,025% kem, Triderm (triamcinolone acetonide) 0,1% kem,...
- Viêm da cấp tính: Sử dụng hoạt tính mạnh nhất, các loại thuốc có thể tham khảo: Thuốc mỡ Temovate (clobetasol propionate) 0,05%. Ultravate (halobetasol propionate) 0,05% dạng kem. Psorcon (diflorasone diacetate) dạng thuốc mỡ 0,05%,...
Thuốc không chứa Corticosteroid
- Loại thuốc này được sử dụng khi người bệnh không có kết quả tốt với steroid.
- Bạn từng dùng Steroid trong thời gian dài và gặp phải các tác dụng phụ.
- Tình trạng viêm da xảy ra ở các vùng nhạy cảm như da mặt, nếp gấp, vùng kín, hậu môn,...
- Kem pimecrolimus và thuốc mỡ tacrolimus là hai loại thuốc được nhiều người tin dùng.
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc uống
Bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, viêm hiệu quả. Một số loại thuốc kháng histamine đường uống có thể được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa bao gồm:
- Fexofenadine: Thành phần chính Fexofenadine (250.000 đồng/hộp).
- Metasone: Betamethasone (hoạt chất thuộc nhóm corticosteroid) (60.000 đồng/ hộp)
- Clorpheniramin: Thành phần chính Clorpheniramin 4 mg (35.000 VNĐ/hộp).
- Diphenhydramin: Thuốc kháng histamin, chất đối kháng thụ thể histamin H1 (59.000 VNĐ/hộp).
Thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi ức chế miễn dịch
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi có tác dụng ức chế miễn dịch như Tacrolimus và pimecrolimus. Khá tương đồng với corticoid, thuốc có khả năng chống viêm và không gây tác dụng phụ như corticoid. Nhược điểm duy nhất của loại thuốc này là chi phí khá cao và nhạy cảm với ánh sáng.
Các phương pháp điều trị khác
- Liệu pháp ánh sáng: Áp dụng với trường hợp người bệnh trở nặng, không phản ứng với các biện pháp điều trị tại nhà. Điều trị viêm da cơ địa bằng quang trị liệu trị, quang hóa trị liệu, điều trị quang động lực PUVA, quang lọc máu ngoài cơ thể và Laser excimer.
- Băng ướt: Hãy quấn băng ướt vào vùng da đã được bôi corticoid. Bạn có thể giữ băng ướt trong tầm 15-20 phút để làm mát và giảm cảm giác ngứa. Đây là phương pháp được áp dụng cho những người bệnh có vùng tổn thương đã lan rộng khắp cơ thể.
Lưu ý khi gặp tình trạng viêm da cơ địa
Để ngăn ngừa tình trạng viêm da trở nặng, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
- Duy trì độ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp theo chỉ định của bác sĩ và thoa sau khi tắm. Duy trì trong thời gian dài sẽ giúp da không bị bong tróc, nứt nẻ.
- Giữ ẩm cho không khí: Nếu thấy không khí trong phòng quá bí, khô, bạn hãy sử dụng máy phun sương, máy lọc không khí để giữ ẩm trong không gian sống. Tránh lạm dụng máy lạnh và máu sưởi có thể khiến da bị bong tróc.
- Tắm đúng cách: Hãy sử dụng nước ấm thay vì nước nóng hay nước lạnh. Chỉ nên tắm trong khoảng 15-20 phút, tránh tắm quá lâu. Sử dụng sữa tắm và xà phòng dành cho da nhạy cảm, không chứa hóa chất gây kích ứng.
- Chăm sóc da từ bên trong: Uống đủ nước hàng ngày để duy trì sự hydrat hóa của da. Bổ sung chất béo omega-3 từ thực phẩm như cá hồi, hạt lanh, hoặc dầu hạt lanh.
- Tránh ánh nắng mặt trời quá mức: Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
- Chú ý đến thực phẩm: Hạn chế thức ăn cay nồng và thức uống có thể gây kích ứng cho da. Bổ sung rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Trên đây là những phương pháp chữa viêm da cơ địa hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hơn hết, bạn nên duy trì các thói quen tốt được nêu trên và hãy đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời nếu tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.
Câu hỏi liên quan
- Kem Mustela Stelatopia Emollient (Khoảng 740.000 VNĐ/chai 200ml)
- Kem dưỡng ẩm Curel Hydra Therapy (Khoảng 220.000 VNĐ/chai)
- Kem dưỡng ẩm Cetaphil Moisturizing (Khoảng 569.000 VNĐ/chai 473ml)
- Kem dưỡng ẩm Uriage Xemose Cerat (Khoảng 585.000 VNĐ/chai 200ml)
- Kem dưỡng ẩm Avene XeraCalm A.D (Khoảng 476.000 VNĐ/chai 200ml)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!