Cách Trị Mụn Ở Đầu
Để điều trị mụn ở đầu, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
- Mẹo Dân Gian
- Cao Nghệ: Dùng 80g nghệ tươi, 40g củ ráy, 40g nhựa thông, 40g sáp ong và 50g dầu vừng trộn đều với nhau để thành hỗn hợp đồng nhất. Gội đầu sạch với nước và gội lại sau 15 phút.
- Lô Hội: Lấy gel từ lá lô hội, thoa đều lên vùng mụn và để qua đêm, rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Diếp Cá: Chuẩn bị một lượng diếp cá vừa đủ, xay nhuyễn và thêm một chút nước lọc để ủ vào chân tóc. Đợi 15-20 phút rồi gội lại.
- Cách Trị Mụn ở Đầu Bằng Thuốc Tây Y
- Nhóm Kháng Sinh Dạng Uống: Kiểm soát nhiễm trùng từ bên trong cơ thể. Một số thuốc thường dùng: Doxycycline, tetracycline.
- Nhóm Kháng Sinh Dạng Bôi: Như Clindamycin, erythromycin giúp giảm viêm tại vùng mụn.
- Thuốc Tránh Thai: Gồm Ortho Tri-Cyclen, Yaz.
- Nhóm Dầu Gội Trị Mụn: Chứa salicylic acid hoặc ketoconazole, Ciclopirox
Lưu Ý Quan Trọng:
- Tư Vấn Bác Sĩ: Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào, đặc biệt là thuốc uống có tác động trên toàn bộ cơ thể.
- Kiên Trì và Đều Đặn: Cả mẹo dân gian và thuốc tây y đều đòi hỏi sự kiên trì và thực hiện đều đặn theo hướng dẫn để đạt được kết quả tốt nhất.
- Hãy nhớ rằng mỗi loại da có đặc điểm khác nhau, do đó, quá trình điều trị có thể phụ thuộc vào tình trạng da cụ thể của bạn.
Mụn ở đầu do không thuận tiện trong việc quan sát nên sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Nhưng nếu để lâu có thể gây ra các nốt mụn viêm, mụn chai và tái phát liên tục. Đối với tình trạng này, cần sớm áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp để loại bỏ mụn hoàn toàn.
Tổng quan về mụn trên đầu
Mụn trên đầu, hay còn gọi là mụn trứng cá trên da đầu, xuất phát từ việc tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc nang tóc do tế bào da chết và bã nhờn. Những nốt mụn này không chỉ khiến da đầu ngứa và đau mà còn là điều kiện cho vi khuẩn, nấm, hoặc chấy, rận xâm nhập và tạo ra tình trạng kích ứng.
Về nguyên lý, cũng giống như mụn ở mặt, cổ, lưng, mụn trên đầu xảy ra do lỗ chân lông, nang lông bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và bã nhờn. Tuy nhiên vẫn có những nguyên nhân riêng biệt.
Theo bác sĩ Lê Thị Phương - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, nổi mụn sưng trên đầu xảy ra do 3 nhóm nguyên nhân chính.
Nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt hàng ngày
- Không gội đầu kỹ, đủ sạch để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn.
- Đổ mồ hôi do thói quen đội mũ, nón, nhất là những loại mũ nón chật ôm sát da đầu.
- Các dung dịch, chất từ những sản phẩm gel/sáp/gôm vuốt tóc, thuốc xịt tóc tích tụ trên da đầu.
- Gãi da đầu gây tổn thương tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
- Chế độ ăn uống nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trên đầu.
Nguyên nhân mụn mọc trên đầu đầu nhức do vi khuẩn
Vi khuẩn, nấm men có thể xâm nhập vào lỗ chân lông, nang tóc và gây ra kích ứng, tiết các chất gây hại làm viêm nhiễm rồi sinh mụn. Những loại vi khuẩn gây ra tình trạng này có thể kể đến:
- Vi khuẩn họ Cutibacterium
- Rận nhóm Demodex folliculorum
- Nấm men từ nhóm Malassezia
- Vi khuẩn Propionibacterium acnes
- Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng)
- Staphylococcus epidermidis (Tụ cầu khuẩn)
Nguyên nhân do các bệnh lý da đầu
Đầu nổi mụn có thể là triệu chứng của 1 số bệnh lý dưới đây:
- Viêm da tiết bã: Gây gàu, khiến cho da đầu bong tróc vảy. Hành động gãi da đầu trong quá trình gội đầu để loại bỏ gàu có thể khiến da tổn thương và dễ bị mọc mụn.
- Viêm nang lông da đầu: Vi khuẩn trên da đầu khiến các nang tóc bị nhiễm trùng và viêm dễ dẫn đến mụn sưng đỏ và đau ngứa trên đầu.
- U nang: Là những vết sừng cứng chứa nhiều keratin hình thành gần chân tóc.
- Dấu hiệu của tế bào ung thư như ung thư biểu mô tế bào vảy.
XEM NGAY: Liệu trình trị mụn tại nhà an toàn bằng thảo dược thiên nhiên [Chuyên gia tư vấn]
Các dấu hiệu thường gặp của mụn trên đầu bao gồm:
- Vùng trán hoặc phía sau gáy xuất hiện những vết sưng nhỏ.
- Cảm nhận được sự sưng nhỏ mà không thể nhìn thấy rõ.
- Những vết sưng nhỏ tập trung thành một khu vực có thể quan sát thấy.
- Mụn đầu trắng xuất hiện trên da đầu hoặc chân tóc.
- Có thể thấy mụn thịt trên da đầu hoặc chân tóc.
- Da đầu bị sưng và đau.
- U nang sâu dưới da mà không có đầu mụn.
Nếu bạn đối mặt với tình trạng mụn kéo dài gây rụng tóc, tình trạng hói đầu, hoặc đau đớn, hãy đến thăm bác sĩ ngay.
Mẹo dân gian
Các mẹo dân gian có tác dụng đẩy lùi mụn ở đầu khá tốt, lành tính, dễ thực hiện. Nhưng chỉ nên sử dụng khi mụn ít, không bị viêm nhiễm nặng. Dưới đây là một số công thức cho bạn tham khảo:
- Cao nghệ: Dùng 80g nghệ tươi, 40g củ ráy, 40g nhựa thông, 40g sáp ong và 50g dầu vừng trộn đều với nhau để thành hỗn hợp đồng nhất. Củ ráy gọt sạch vỏ, nghệ giã nhuyễn rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu thành dạng sệt sệt. Gội đầu với nước sạch và thoa đều cao nghệ vào sát chân tóc, massage nhẹ nhàng và gội lại sau 15 phút.
- Lô hội: Lấy 1 - 2 nhánh lô hội, rửa sạch và cắt bỏ hết phần vỏ, sau đó tiếp tục rửa cho hết nhựa vào. Thái lô hội thành các miếng nhỏ rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Dùng lô hội thoa trực tiếp lên da đầu đã làm ướt và ủ tóc trong khoảng 15 - 20 phút trước khi gội lại.
- Diếp cá: Chuẩn bị lượng vừa đủ rau diếp cá, ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi xay nhuyễn. Thêm vào một chút nước lọc và ủ lên chân tóc. Đợi 10 - 15 phút gội lại với nước sạch.
Cách trị mụn ở đầu bằng thuốc Tây y
Tây y có các loại thuốc dạng uống và bôi kết hợp để điều trị mụn ở đầu. Thuốc cho tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt, nhưng cần phải dùng theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ để không gây tổn thương da đầu, làm mụn nghiêm trọng hơn.
Có thể phân chia thành các nhóm thuốc sau:
Nhóm kháng sinh dạng uống
Bệnh nhân dùng thuốc uống sẽ có dược tính mạnh, các nốt mụn xẹp lại và nhanh chóng đẩy nhân mụn ra khỏi bề mặt da. Đây cũng là giải pháp giúp hạn chế nguy cơ mụn tái phát. Thuốc thường dùng là Doxycycline, Tetracycline, Minocycline.
Các thuốc được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để gia tăng hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ liên quan tới tiêu hóa.
Nhóm kháng sinh dạng bôi
Cho tác dụng điều trị tại chỗ, thường sử dụng khi mụn xuất hiện lẻ tẻ, số lượng ít. Đồng thời thuốc cũng được dùng với mục đích cản trở mụn quay trở lại. Với nhóm thuốc bôi, chủ yếu dùng thuốc chứa thành phần Benzamycin, Benzoyl peroxide (Benzaclin, duac), Erythromycin. Tùy từng người sẽ có các chỉ định thuốc với liều lượng khác nhau.
Thuốc tránh thai
Với những bệnh nhân bị nổi mụn ở đầu do vấn đề nội tiết tố gây ra, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng thuốc tránh thai. Các loại thuốc này sẽ điều tiết quá trình cơ thể sản sinh androgen để hạn chế các rối loạn nội tiết. Từ đó, da không còn đổ nhiều dầu, lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Các nốt mụn cũng dịu dần và giảm nguy cơ tái phát.
Nhóm dầu gội trị mụn
Bên cạnh các loại thuốc, người bị mụn ở đầu cũng nên sử dụng một số dầu gội đầu trị mụn được các bác sĩ khuyên dùng với các thành phần nổi bật như:
- Axit salicylic: Tăng cường đào thải các tế bào chết khỏi da đầu, giúp da sạch và thông thoáng hơn.
- Axit glycolic: Tăng cường loại bỏ các loại vi khuẩn tấn công gây mụn trên da đầu, giúp làm sạch da chết cũng như bã nhờn.
- Tinh dầu tràm trà: Hỗ trợ làm dịu mụn, kháng viêm cũng như cản trở hoạt động của các vi khuẩn.
- Ciclopirox: Là thành phần có khả năng chống nấm mạnh mẽ, thường dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị nổi mụn ở đầu kèm tình trạng bong tróc nhiều gàu.
- Ketoconazole: Cũng có tác dụng chống nấm, giảm các dấu hiệu đỏ và bong tróc vảy da đầu.
- Benzoyl peroxide: Tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, giúp da đầu hạn chế nổi các nốt mụn mới.
Nhìn chung, cách trị mụn ở đầu không quá khó, tuy nhiên cần áp dụng đúng cách và kiên trì. Người bệnh nên tham khảo sự tư vấn, thăm khám từ bác sĩ để có được phác đồ điều trị thích hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc để chăm sóc da hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!