Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Người có viêm da cơ địa thường cần chú ý đến chế độ ăn uống để điều trị và giảm triệu chứng. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn có thể tham khảo vào chế độ ăn hàng ngày:

Kiêng Ăn Đối Với Người Bị Viêm Da Cơ Địa:

  • Hải Sản: Một số người bị viêm da cơ địa có thể phản ứng với hải sản, đặc biệt là các loại hải sản giàu histamine như tôm, sò điệp.
  • Sữa và Sản Phẩm Từ Sữa: Có thể cần hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa nếu người bệnh có dấu hiệu phản ứng.
  • Thịt Đỏ: Các loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò, có thể tăng cường phản ứng viêm nhiễm.
  • Thực Phẩm Giàu Tinh Bột và Đường: Đối với nhiều người, ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột và đường có thể gây kích thích da và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Trứng: Một số người có thể phản ứng với protein trong trứng.
  • Đồ Ăn Gia Vị Cay Nồng, Nhiều Dầu Mỡ: Các thực phẩm này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích việc phát ban và ngứa.
  • Thực Phẩm Lên Men: Các thực phẩm như nước mắm, nước tương có thể kích thích da.
  • Rượu Bia và Chất Kích Thích: Rượu và chất kích thích khác có thể gây kích thích da và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Người Bị Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì Trong Sinh Hoạt:

  • Tránh Nắng: Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng.
  • Tránh Stress: Stress có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm da, vì vậy việc quản lý stress là quan trọng.
  • Tránh Tiếp Xúc Với Chất Kích Thích: Tránh tiếp xúc với chất kích thích như hóa chất, mỹ phẩm chứa hóa chất.

Thực Phẩm Nên Ăn Cho Người Bị Viêm Da Cơ Địa:

  • Thực Phẩm Giàu Vitamin A: Rau củ màu xanh, cà chua, cà rốt.
  • Thực Phẩm Giàu Vitamin B: Các loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó,..
  • Thực Phẩm Giàu Vitamin E: Dầu hạt giống hướng dương, dầu hạt lanh, các loại hạt và hạt giống.
  • Thực Phẩm Giàu Probiotic: Sữa chua và các thực phẩm chứa vi khuẩn probiotic có thể hỗ trợ sức khỏe da.
  • Nước: Giữ cho cơ thể được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.

Lưu ý rằng mỗi người có cơ địa khác nhau và có thể phản ứng khác nhau với các thực phẩm, vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng gây phiền toái và làm ảnh hưởng nhiều đời sống tinh thần, tính thẩm mỹ của người mắc. Vậy người bị viêm da cơ địa kiêng gì để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt hơn? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này, có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trung tâm Da liễu Đông y. 

Tổng quan về viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm thể tạng, eczema (Tên tiếng anh: Atopic Dermatitis) là một dạng bệnh da liễu khiến da xuất hiện nhiều nốt ban đỏ ngứa ở một vùng hoặc toàn cơ thể. Bệnh này thuộc dạng mãn tính có xu hướng bùng phát theo định kỳ. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh viêm da cơ địa khoảng 20% dân số. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ nhỏ và tái phát lại nhiều lần tới khi trưởng thành.

Chứng bệnh mặc dù không đe dọa tới sức khỏe, tuy nhiên chúng làm xuất hiện các nốt ban ngứa gây cảm giác khó chịu. Người bệnh vì vậy mà gãi nhiều, làm trầy xước trên da, có thể làm nhiễm trùng, bội nhiễm khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong trường hợp mắc bệnh ở cùng mắt, gãi, dụi mắt thường xuyên sẽ gây nhiễm trùng gây biến chứng viêm mí mắt, viêm kết mạc,... sẽ rất nguy hiểm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những vùng như:

  • Viêm da cơ địa ở tay: Ở vị trí này, người bệnh sẽ thấy bệnh có biểu hiện rất rõ nhận biết gồm đỏ da, nổi nốt sần, cảm giác ngứa rát, khó chịu. Khu vực xuất hiện các triệu chứng nhiều nhất là các vùng ở cánh tay, ngón tay, vùng bàn tay
  • Viêm da cơ địa ở mặt: Vùng da ở mặt cũng thuộc vị trí dễ xuất hiện triệu chứng bệnh tuy nhiên người bệnh dễ bị lầm tưởng đó chỉ là biểu hiện khô da thông thường nên thường bỏ qua không điều trị hoặc xử lý không đúng cách khiến bệnh nặng hơn.
  • Viêm da cơ địa ở chân: Đây là vị trí dễ xuất hiện dấu hiệu viêm da cơ địa thường gặp nhất. Các bạn sẽ thấy da vùng chân nổi mụn nước, kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng, trong đó phải kể tới như:

  • Di truyền: Viêm da cơ địa là bệnh di truyền: Nguyên nhân chính gây ra bệnh 80% do di truyền từ mẹ hoặc bộ bị các bệnh dị ứng như viêm xoang, dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng,...
  • Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ôi nhiễm, chứa nhiều hóa chất cũng là tác nhân gây ra viêm da kích ứng.
  • Do ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường nhất là từ nóng sáng lạnh, khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ và người lớn.
  • Hệ miễn dịch yếu, căng thẳng mệt mỏi: Cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng, thường xuyên mất ngủ, căng thẳng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ đó phát triển bệnh.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác như dị ứng thực phẩm, dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm...

Ở từng đối tượng mắc bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là:

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị  và bệnh thường xuất hiện sớm trong giai đoạn khoảng 3 tuần đầu sau sinh. Lúc này, các mẹ chú ý sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bùng phát trên da của trẻ như nổi ban đỏ, có mụn nước ở mông, má trán, đầu,....Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh thường tái phát lại nhiều lần tới giai đoạn khoảng 24 tháng tuổi. Do ảnh hưởng của bệnh nên trẻ rất dễ bị dị ứng, nhạy cảm mỗi khi bị nhiễm trùng, mọc răng hay thời tiết thay đổi.

Ngoài ra, khi bị eczema, trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc, kém bú, do bứt dứt bởi các nốt ban ngứa trên cơ thể.

Viêm da cơ địa ở trẻ em

Đối với trẻ em lớn biết đi khi bị viêm da cơ địa sẽ thấy có dấu hiệu như da khô, nốt phát phan xuất hiện ở chân tay, mặt, đặc biệt ở vùng đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân,....

Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng gần gần 50% số trẻ bị viêm da cơ địa sẽ ổn định khi tới tuổi thiếu niên, nhưng không ít trường hợp bệnh lặp lại nhiều lần tới khi trưởng thành.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn

Ở đối tượng là người lớn bị viêm da cơ địa sẽ có biểu hiện xuất rất rõ ràng ở bề mặt da như:

  • Xuất hiện mụn nước, có vết mẩn đỏ hình dẹt
  • Da bị khô, mất nước .
  • Cảm giác ngứa ngứa, khó chịu ở những vùng da bị bệnh
  • Viêm da xuất hiện nhiều ở vùng quanh mắt, vú và bệnh có tình chất tái lại nhiều lần, triển triển thành mãn tính.

Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Do đó, khi bị viêm da cơ địa, người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

  • Hải sản: Khi được hỏi viêm da cơ địa kiêng gì, chắc chắn không thể bỏ qua nhóm thực phẩm này. Tôm, cua, ghẹ,... hay các loại hải sản có vỏ khác đều là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng lại có nguy cơ gây dị ứng cao. Nếu bị viêm da cơ địa, bạn nên hạn chế ăn hải sản để tránh tình trạng bị kích ứng, ngứa ngáy da. 
  • Sữa, các sản phẩm từ sữa: Sữa động vật và các chế phẩm đều có chứa nguồn chất béo bão hòa phong phú nên dễ gây kích ứng, dị ứng ở những người bị viêm da cơ địa. 
  • Các loại thịt đỏ: Nhóm thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng là nguyên nhân dẫn phản ứng dị ứng. 

Bị viêm da cơ địa nên kiêng các loại thịt đỏ
Bị viêm da cơ địa nên kiêng các loại thịt đỏ

  • Thực phẩm giàu tinh bột và đường: Các triệu chứng viêm da cơ địa có thể nặng hơn khi sử dụng những thực phẩm giàu tinh bột và đường. Vì thế, bệnh nhân nên thay thế bằng các thực phẩm giàu tinh bột như mì, bánh hoặc các loại ngũ cốc. 
  • Trứng: Trứng là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên với những đối tượng bị bệnh viêm da cơ địa, đặc biệt là trường hợp có vết thương hở thì cần kiêng bổ sung. Vì trứng có thể khiến tình trạng ngứa ngáy, mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Đồ ăn, gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đây là những món ăn dễ gây suy giảm chức năng đào thải chất độc hại, làm ảnh hưởng tới cơ quan dạ dày. Từ đó làm tích tụ độc tố với các biểu hiện ngoài da như ngứa ngáy, nổi mẩn,... Chưa kể, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. 
  • Thực phẩm lên men: Mặc dù các loại thực phẩm lên men (dưa muối, kim chi, cà muối,...) kích thích vị giác tốt và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, do có chứa một lượng acid lớn nên nếu sử dụng nhiều có thể gây suy giảm chức năng gan, thận, ảnh hưởng tới quá trình đào thải độc tố. Trường hợp độc tố không được giải phóng sẽ tích tụ và gây nên các biểu hiện ngoài da như ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Rượu bia, các chất kích thích: Rượu, bia, nước ngọt, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,... đều cần kiêng khi bị viêm da cơ địa hoặc các bệnh lý ngoài da khác. Việc sử dụng các chất kích thích nêu trên sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể tích tụ lượng độc tố lớn. Từ đó khiến da nhạy cảm hơn, đồng thời khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hoặc tăng nguy cơ bùng phát đợt viêm da cơ địa mới. 

Người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì trong sinh hoạt?

Ngoài các thực phẩm cần hạn chế, người bị viêm da cơ địa cần kiêng thêm một số điều sau đây:

  • Không tắm nước quá nóng hoặc nước quá lạnh, vì nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có thể khiến da bị khô, mất nước, dễ kích ứng. 
  • Bệnh nhân cần tránh xa các loại hóa chất, các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy, nước rửa chén, bột giặt,... 
  • Kiêng gãi nhiều, bởi khi gãy, da sẽ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến vết thương lây lan, khó kiểm soát. 
  • Hạn chế đi ngoài trời nắng hoặc để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có hại từ môi trường. 

Tránh cào gãi khi bị viêm da cơ địa
Tránh cào gãi khi bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa nên ăn gì?

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc “viêm da cơ địa kiêng gì”, bệnh nhân cũng nên tham khảo thêm các loại thực phẩm nên bổ sung khi mắc bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tế bào lympho, hạn chế phản ứng viêm do viêm da cơ địa. Thực phẩm giàu vitamin A thường có trong cà rốt, đu đủ, xoài, cà chua, nho, táo, cherry, bí đỏ, dưa hấu,... 
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Chính là nhóm thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tái tạo mô, duy trì sức khỏe, sự săn chắc cho da. Vitamin B có nhiều trong hạt óc chó, hạt điều, cà chua, măng tây, rau chân vịt, rau dền và yến mạch. 
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ, dưỡng ẩm da khá hiệu quả. Người bệnh có thể tìm thấy vitamin E trong các loại thực phẩm như hạt óc chó, dầu thực vật, ngũ cốc, khoai lang, các loại rau màu xanh,... 
  • Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là thành phần dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình lọc gan, sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và nạp oxy cho cơ thể. Thiếu kẽm cơ thể dễ bị bệnh về da như mụn trứng cá, nổi mề đay, viêm da cơ địa,... Khi cơ thể cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát viêm da cơ địa. Đồng thời hỗ trợ giảm viêm, chữa lành các tổn thương,... Thực phẩm giàu kẽm gồm có hạt vừng, ngũ cốc, lựu, quả mâm xôi, bơ, rau chân vịt, đậu nành,... 
  • Nhóm thực phẩm giàu probiotic: Bổ sung probiotic giúp tái tạo da sau tổn thương do viêm da cơ địa. Đồng thời hỗ trợ giúp da non hình thành mà không để lại sẹo thâm. 
  • Nước: Thiếu nước da sẽ khô, dễ bong tróc, mốc và trầy xước. Da có chứa 9% nước để giúp da luôn mềm mại, loại bỏ các chất độc. Vì thế, người bị viêm da cơ địa nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc viêm da cơ địa kiêng gì, ăn gì sớm khỏi bệnh. Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày đều có ảnh hưởng tới quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh nên bạn cần hết sức lưu ý. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo