Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa Kiêng Ăn Gì
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ. Dưới đây là một số thông tin quan trọng để phụ huynh tham khảo:
Kiêng Ăn:
- Hạn Chế Hải Sản: Một số loại hải sản như tôm, cua, mực vì chúng có thể chứa histamin gây kích ứng.
- Thịt Đỏ: Thịt cừu, thịt bò, thịt gia cầm có thể kích thích hệ miễn dịch.
- Sữa và Chế Phẩm Từ Sữa: Chứa chất béo bão hòa và protein có thể gây dị ứng.
- Thực Phẩm Dầu Mỡ: Gây nên cảm giác ngứa và suy giảm hệ vi sinh đường ruột.
- Đậu Nành và Chế Phẩm Từ Đậu Nành: Chứa protein khó tiêu và tăng nguy cơ dị ứng.
- Đồ Ăn Nhanh, Đồ Ăn Đóng Hộp: Chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản có thể gây hại.
Trẻ bị viêm da cơ địa ở trẻ nên ăn gì?
- Vitamin A: Đu đủ, cà chua, cà rốt giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ miễn dịch.
- Vitamin B: Rau cải xoăn, rau súp lơ, bắp cải thúc đẩy tái tạo biểu bì da.
- Vitamin C: Cam, bưởi, ổi, kiwi giúp tăng cường đề kháng và giảm ngứa.
- Vitamin E: Bơ, cải bắp, rau chân vịt hỗ trợ chống viêm da.
- Kali và Flavonoid: Táo, bông cải xanh, việt quất, bơ, chuối, bí đỏ giúp giảm ngứa và sưng.
- Omega 3: Cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, yến mạch, óc chó giúp chống viêm và tăng cường miễn dịch.
- Chất Quercetin: Bông cải xanh, táo, rau bina, việt quất giúp giảm cảm giác ngứa.
Chế độ dinh dưỡng có tác động lớn đến quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa. Vậy trẻ viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh mau khỏi? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Da liễu tại Trung Tâm Da Liễu Đông Y sẽ giải đáp chi tiết, phụ huynh có thể tham khảo để điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho trẻ.
Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Viêm da cơ địa ở trẻ em (chàm sữa, chàm thể tạng) là bệnh da liễu mãn tính có xu hướng tái phát dai dẳng và kéo dài đến khi trưởng thành. Bệnh khiến lớp màng bảo vệ trên da bé bị tổn thương, dẫn đến tình trạng lượng nước dưới da bốc hơi nhanh chóng, da khô và vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước.
Các nghiên cứu thống kê, bệnh thường khởi phát sớm, phần lớn các trường hợp xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi. Trong đó 60% trẻ khởi phát trong giai đoạn sơ sinh đầu đời, 30% khởi phát trong 5 năm đầu tiên và 10% phát bệnh sau 5 tuổi. Các triệu chứng bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Chuyên gia Da liễu cho biết, nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa trẻ em là do di truyền. Bên cạnh đó, một số yếu tố gây kích phát bệnh gồm:
- Chuyển mùa, thời tiết khí hậu thay đổi, không khí trở nên khô hanh.
- Tiếp xúc dị nguyên như bụi bẩn, khói, phấn hoa, lông động vật.
- Tiêu thụ thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu phộng, tôm cua, sữa,...
- Do sử dụng các loại xà bông hoặc chất tẩy rửa không phù hợp.
Các triệu chứng viêm da cơ địa xuất hiện tùy vào từng giai đoạn bệnh khác nhau, cụ thể như sau:
- Giai đoạn cấp tính: Da đỏ rát, xuất hiện mụn nước li ti, mụn dập vỡ gây rỉ dịch và đóng thành vảy tiết. Tổn thương tập trung tại trán, cằm, má của bé.
- Giai đoạn bán cấp tính: Trên da xuất hiện các mảng đỏ, nằm rải rác, nổi dần và rỉ nhiều dịch, kèm triệu chứng ngứa ngáy.
- Giai đoạn mãn tính: Vùng da bị bệnh dày và khô lại, xuất hiện vết nứt da gây đau, tập trung nhiều tại các vị trí nếp gấp lớn như bàn chân, bàn tay, cổ chân, cổ tay,...
Ngoài ra, các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, ngủ không sâu giấc,...
Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì? 10 nhóm thực phẩm cần tránh
Đối với những trẻ đang bị viêm da cơ địa cần kiêng 10 nhóm thực phẩm sau đây để tránh triệu chứng mẩn ngứa, mẩn đỏ kích phát.
- Hải sản: Trong hải sản (tôm, cua, mực,...) có chứa hàm lượng histamin cao, chất này gây kích thích các mao mạch dưới da trẻ dẫn đến nổi mẩn và ngứa ngáy. Vậy nên, phụ huynh tránh cho con ăn hải sản trong quá trình điều trị viêm da cơ địa.
- Thịt đỏ: Bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt gia cầm,... Tiêu thụ hàm lượng lớn protein trong thịt đỏ sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, đầy hơi và kích thích hệ miễn dịch. Điều này sẽ làm phản ứng viêm ngoài da nghiêm trọng hơn.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Các nghiên cứu Y học hiện đại phát hiện trong sữa và chế phẩm từ sữa như phô mai, kem, bánh sữa,... có chứa nguồn chất béo bão hòa và protein rất lớn. Các chất này có thể kích thích phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ.
- Thực phẩm dầu mỡ: Giống như sữa, trong thực phẩm dầu mỡ có chứa lượng lớn chất béo bão hòa, khó chuyển hóa trong cơ thể. Điều này không chỉ làm tăng cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ mà còn gây suy giảm hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu,... cho trẻ.
- Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành: Chuyên gia nghiên cứu trong nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều protein gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ dị ứng.
- Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp: Nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều phụ gia và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe và làn da của trẻ. Các chất này khó đào thải ra ngoài mà tích tụ trong gan dẫn đến nổi mẩn, ngứa ngáy dai dẳng.
- Thực phẩm nhiều đường, tinh bột: Đây là nguyên nhân khiến da tăng tiết bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm trên da của trẻ.
- Trái cây sấy: Trong trái cây sấy có chứa nhiều hóa chất như chất bảo quản, chất tạo ngọt, salicylat,... làm tăng nguy cơ viêm da, khiến triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và diễn ra với tần suất cao hơn.
- Thực phẩm lên men: Bao gồm cà muối, kim chi, măng muối, dưa chua,... Các thực phẩm này chứa nhiều acid khiến khả năng đào thải của gan thận suy giảm. Dẫn đến tình trạng mẫn cảm da, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
- Đồ uống có gas: Các hoạt chất trong đồ uống có gas gây kích thích hệ thần kinh, làm cho các phản ứng ngứa ngáy trên da nặng hơn.
Trẻ bị viêm da cơ địa nên ăn gì mau khỏi?
Trong quá trình xây dựng thực đơn cho trẻ bị viêm da cơ địa, phụ huynh chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Bao gồm đu đủ, cà chua, cà rốt,... có tác dụng tăng cường đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé.
- Thực phẩm chứa vitamin B: Có nhiều trong rau cải xoăn, rau súp lơ, bắp cải,... và các loại rau củ màu xanh khác. Có tác dụng thúc đẩy tái tạo biểu bì và phục hồi thương tổn trên da.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Gồm cam, bưởi, ổi, kiwi,... có tác dụng tăng cường đề kháng, giảm phản ứng ngứa ngáy, nổi mẩn do viêm da cơ địa.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Có nhiều trong bơ, cải bắp, rau chân vịt,... giúp da chắc khỏe, chống lại các tác nhân gây viêm da cơ địa.
- Thực phẩm nhiều kali và Flavonoid: Cả 2 chất này đều có tác dụng chống viêm, giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa như ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng phù. Hai chất này có nhiều trong táo, bông cải xanh, việt quất, bơ, chuối, bí đỏ,...
- Thực phẩm giàu Omega 3: Chứa nhiều trong cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ,... hoặc yến mạch, óc chó,... Omega 3 là chất kháng viêm tự nhiên giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da, đồng thời tăng cường miễn dịch ngăn ngừa vi khuẩn gây hại tấn công da.
- Thực phẩm giàu chất Quercetin: Gồm bông cải xanh, táo, rau bina, việt quất,... Quercetin có tác dụng giảm cảm giác ngứa da, đồng thời kích thích sản sinh collagen chữa lành các thương tổn do viêm da cơ địa gây lên.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ viêm da cơ địa
Các chuyên gia đưa ra những nguyên tắc quan trọng phụ huynh cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị viêm da cơ địa như sau:
- Cân bằng dinh dưỡng, tránh cho bé ăn 1 món liên tục trong thời gian dài.
- Chọn lựa các thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo không có hóa chất gây hại.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, xen kẽ các loại nước trái cây, nước ép rau củ.
- Nghiên cứu bổ sung các nhóm dưỡng chất phù hợp cho từng độ tuổi của bé.
Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi “Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?”. Thông qua đó, phụ huynh có thể dễ dàng xây dựng được thực đơn dinh dưỡng giúp bé mau lành bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!