Bị Mụn Cóc Kiêng Ăn Gì
Nếu bạn bị mụn cóc, có một số thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc tránh để giúp kiểm soát tình trạng. Dưới đây là một số lời khuyên:
- Bị Mụn Cóc, Kiêng Ăn Gì:
- Đồ ăn cay nóng: Tránh thức ăn cay nóng để giảm kích thích vùng bị mụn cóc.
- Thịt gà: Hạn chế thịt gà, đặc biệt là da gà có thể gây kích ứng.
- Rau muống: Cảnh báo về việc ăn rau muống, có thể gây kích thích cho mụn cóc.
- Hải sản: Các loại hải sản nên được giảm tiêu thụ, đặc biệt là hải sản chứa nhiều iodine.
- Đồ uống có cồn: Hạn chế hoặc tránh đồ uống có cồn để giảm tác động tiêu cực đến mụn cóc.
- Đồ nếp: Cần kiêng kỵ đồ nếp, có thể kích thích và làm tổn thương vùng mụn cóc.
- Trứng: Hạn chế ăn trứng, đặc biệt là trứng còn sống.
- Bị Mụn Cóc, Nên Ăn Gì:
- Rau xanh: Rau xanh giàu chất xơ và dễ tiêu hóa, có thể giúp duy trì sức khỏe đường huyết.
- Khoai lang: Khoai lang chứa chất xơ và vitamin, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Các loại hạt: Hạt ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt khác cung cấp năng lượng và chất xơ.
- Bí ngô: Bí ngô có thể là lựa chọn tốt với hàm lượng chất xơ và vitamin.
- Quả mọng: Quả mọng giàu chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.
- Trái cây có múi: Trái cây như chanh, quất, cam, quýt, bưởi có thể giúp giảm viêm và làm dịu vùng bị mụn cóc.
- Giấm táo: Có thể sử dụng giấm táo để làm gia vị cho thực phẩm, nhưng cần hạn chế lượng sử dụng.
Lưu ý: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, việc thay đổi chế độ ăn uống cần được thảo luận và hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời, duy trì sự cân bằng và đa dạng trong chế độ ăn hàng ngày là quan trọng.
Mụn cóc là loại mụn thường mọc ở dưới bàn chân, tay, mặt, quanh miệng, mí mắt, mũi,... Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dễ lây lan sang những vùng da lành khác. Để điều trị mụn cóc hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng cần chú trọng tới chế độ ăn uống sinh hoạt. Vậy khi bị mụn cóc kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh được cải thiện?
Tổng quan về mụn cóc
Mụn cóc là tình trạng những u nhỏ sần sùi xuất hiện trên bề mặt da xảy ra do virus HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập thông qua những vết trầy xước ngoài da. Chúng thường mọc nhiều ở tay, chân và đôi khi ở mặt.
Không chỉ gây mất thẩm mỹ vì những cục mụn nổi to và cứng mà mụn cóc còn lây lan rất nhanh: Lây ra nhiều vị trí khác trên cơ thể và lây cho người khác. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em thường có tỷ lệ gặp phải cao hơn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, không đi giày dép…).
Nguyên nhân chủ yếu gây mụn cóc là do virus HPV xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước, vết rách trên da. Sau khi xâm nhập, chúng phát triển và kích thích các tế bào gây ra hiện tượng này.
Mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, mỗi vị trí và biểu hiện lại sinh ra một dạng mụn khác nhau như filiform, periungual...
Loại mụn này có thể gây chảy máu nhất ở khi xuất hiện ở mặt, trên đầu và gây cảm giác rất khó chịu. Mụn xuất hiện ở bàn chân thường sẽ sưng và rộp lên gây khó khăn khi di chuyển, gây nứt nẻ và chảy máu.
Càng để lâu chúng sẽ càng phát triển to hơn, đau hơn và dễ chảy máu hơn. Mụn cóc thường là những u sùi lành tính ngoài da nên việc điều trị cũng dễ dàng với các phương pháp an toàn để tránh gây biến chứng, tác dụng phụ.
Bị mụn cóc kiêng ăn gì?
Những người bị mụn cóc nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm sau:
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng luôn nằm trong danh sách nhóm thực phẩm mà người bị mụn cóc cần kiêng khem. Những loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt, gừng, riềng,... có thể khiến cho các nốt mụn cóc trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Do vậy trong quá trình điều trị mụn cóc, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng.
Thịt gà
Thịt gà là món ăn thơm ngon bổ dưỡng nhưng nó không phù hợp cho những người đang điều trị mụn cóc. Bởi việc tiêu thụ thịt gà có thể khiến cho vết thương bị mưng mủ, sưng tấy, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Điều này sẽ khiến cho da bị tổn thương, lâu lành và gây đau nhức. Vì vậy khi chữa mụn cóc, bạn hãy tạm thời ngưng sử dụng món ăn này để giúp bệnh nhanh được cải thiện.
Rau muống
Rau muống có chứa các chất làm kích thích sản sinh collagen. Tuy nhiên nếu như lượng collagen này tăng lên quá nhanh sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi ở những vết thương đang lành. Vì vậy nếu bạn đang trong thời gian đốt mụn cóc thì hãy ngưng sử dụng rau muống để tránh để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
Hải sản
Các loại hải sản quen thuộc như tôm, cua, ghẹ, mực, hàu, cá,... là những thực phẩm không nên sử dụng khi đang điều trị mụn cóc. Bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến sắc tố da, khiến cho vùng da bị thương có màu trắng, gây loang lổ, mất thẩm mỹ.
Đồ uống có cồn
Người đang điều trị mụn cóc hay bất cứ căn bệnh da liễu nào khác cũng nên tránh sử dụng đồ uống có cồn. Bởi các loại rượu, bia hoặc thức uống có gas có thể khiến cho những nốt mụn cóc lây lan nhanh hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị dị ứng, mẩn ngứa và gây suy yếu hệ miễn dịch khiến bệnh lâu khỏi.
Đồ nếp
Những loại đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh rán,... có tính ấm, khi ăn vào sẽ khiến cơ thể nóng lên, làm cho vết thương lâu lành. Đối với những trường hợp bị bệnh nặng, vết thương còn có thể sưng phồng lên, mưng mủ và gây ra nhiều biến chứng khác. Từ đó khiến quá trình điều trị mụn cóc trở nên khó khăn hơn. Vì vậy với những người đang điều trị mụn cóc, bạn cần tránh sử dụng nhóm thực phẩm này cho đến khi bệnh được xử lý triệt để.
Trứng
Các loại trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, trứng ngỗng, trứng chim cút... đều có chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến sắc tố da. Đặc biệt đối với các vết thương trên mặt, nó sẽ khiến vùng da bị thương sáng hơn những vùng da xung quanh. Vì vậy để tránh tình trạng da loang lổ, mất thẩm mỹ, người bệnh nên kiêng ăn trứng.
Bị mụn cóc nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng khem, người bị mụn cóc nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm sau:
Rau xanh
Rau xanh rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin A, E, C, D, sắt, canxi, magie,... giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ chữa lành những tế bào da bị tổn thương. Nhờ đó giúp quá trình điều trị mụn diễn ra hiệu quả hơn. Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn cũng có thể chế biến một số loại rau xanh dưới dạng sinh tố hoặc nước ép. Tích cực sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ giúp mụn cóc không lây lan ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu beta carotene, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Nhờ đó nguyên liệu này có tác dụng bảo vệ làn da khỏi những tác động tiêu cực do mụn gây ra. Đồng thời ăn nhiều khoai lang còn giúp ngăn ngừa lão hóa và giúp vùng da bị mụn nhanh chóng được tái tạo.
Các loại hạt
Bị mụn cóc nên ăn các loại hạt như hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó,... Bởi những loại hạt này rất giàu vitamin E, omega - 3 và chất chống oxy hóa. Những hợp chất này đều rất tốt cho làn da, chữa lành mụn, ngăn ngừa lão hóa và giúp cho làn da được khỏe đẹp.
Bí ngô
Bí ngô có chứa nhiều enzyme, kẽm, chất xơ, vitamin A và axit alpha hydroxy. Những dưỡng chất này có tác dụng kháng khuẩn, cân bằng độ pH của da, dưỡng ẩm, điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn và ngăn ngừa mụn xuất hiện. Hơn nữa bí ngô còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giúp da dẻ thêm khỏe mạnh, hồng hào.
Quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tây, nho, cherry, mâm xôi, việt quất,... rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cụ thể, vitamin C có trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình hồi phục các vết thương do mụn gây ra. Còn chất chống oxy hóa sẽ giúp tiêu diệt gốc tự do, giảm sự hình thành các vết thâm đen hoặc sẹo sau điều trị.
Trái cây có múi
Những loại trái cây có múi như chanh, quất, cam, quýt, bưởi,... đều chứa nhiều nước và vitamin C, hỗ trợ quá trình điều trị mụn cóc rất tích cực. Việc tiêu thụ nhiều cam quýt sẽ giúp cấp ẩm, ngăn ngừa tiết dầu nhờn trên da, giảm sưng viêm do mụn. Đồng thời loại quả này còn giúp tăng cường sản sinh collagen, giúp làm mờ sẹo, ngừa thâm hiệu quả.
Giấm táo
Giấm táo là một loại axit tự nhiên có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn và virus. Giấm táo có khả năng đốt cháy và phá hủy từ từ vùng da bị nhiễm trùng, khiến mụn cóc bong ra. Đồng thời, axit axetic có trong nguyên liệu này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại virus gây bệnh. Bạn có thể pha loãng 1–2 muỗng canh giấm táo với nước và uống trước hoặc sau bữa ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý quan trọng trong quá trình chữa mụn cóc
Trong quá trình điều trị mụn cóc, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, người bệnh còn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chú ý bôi thuốc, uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm viêm nhiễm vùng da bị bệnh.
- Không bôi hoặc đắp bất cứ nguyên liệu tự nhiên nào lên vết thương mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong tuần đầu tiên điều trị, không được để nước dính vào vết thương.
- Bảo vệ, che chắn vùng da bị bệnh mỗi khi ra ngoài, hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không tự ý dùng tay cạy, gãy hoặc bóc vảy, nên để chúng bong ra một cách tự nhiên.
- Uống nhiều nước, trung bình mỗi ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, dưỡng ẩm da, chống khô nẻ.
- Sau khi đốt mụn cóc xong có thể rửa vết thương bằng nước muối chuyên dụng, đồng thời thay băng gạc đều đặn mỗi ngày.
- Không dùng chung khăn tắm, quần áo, bấm móng tay, dao cạo râu hoặc những vật dụng cá nhân với người khác.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị mụn cóc kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp người bệnh có được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó xây dựng được cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!