Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh tổ đỉa có thể được điều trị bằng cách sử dụng các phương pháp y học và dân gian. Tuy nhiên, việc điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ của bệnh và phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa mà người bệnh có thể tham khảo:

Chữa bệnh tổ đỉa tại nhà:

  • Sử dụng muối: Hòa muối trong nước ấm và rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Rau răm: Nghiền rau răm thành dạng nước, áp dụng lên tổ đỉa.
  • Gừng và tỏi: Nghiền gừng và tỏi, tạo thành pasta và thoa lên vùng bị tổ đỉa.
  • Lá trầu không: Nấu lá trầu không và sử dụng nước để rửa khu vực tổ đỉa.

Thuốc chữa bệnh tổ đỉa:

  • Xanh methylen 1%: Sử dụng dung dịch này để rửa khu vực bị tổ đỉa.
  • Kem bôi: Các loại kem chứa corticosteroid, có thể được áp dụng để giảm ngứa và viêm nhiễm.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra. Người bị bệnh tổ đỉa sẽ có các biểu hiện như ngứa ngáy, đau rát, nổi mụn nước trên da. Nếu không điều trị kịp thời, các mụn nước này sẽ lan rộng trên toàn cơ thể gây bội nhiễm. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa dưới đây.

Tổng quan về bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa (tên tiếng Anh: Dyshidrosis) là một thể đặc biệt của bệnh Chàm - Eczema. Đây là một dạng viêm da mãn tính, biểu hiện đặc trưng là các mụn nước nằm sâu dưới da, gây ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tổ đỉa cũng giống như những thể bệnh chàm khác thường có tiến triển dai dẳng, phát triển thành mãn tính và dễ dàng tái phát nếu tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào kể cả trẻ nhỏ, và nữ giới sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Tuy không nguy hiểm cho tính mạng như tổ đỉa lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt cho người bệnh. Đặc biệt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, thậm chí dễ bị bội nhiễm vì vị trí khu trú của bệnh thường ở vùng tay chân, nơi mà thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố như hóa chất, chất tẩy rửa.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác và cụ thể nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu có một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát tổ đỉa như:

  • Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc tổ đỉa hoặc một số  bệnh da liễu khác thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người khác.
  • Dị ứng với  hóa chất: Một số người bị dị ứng với mỹ phẩm, phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn,… khi tiếp xúc cũng có thể khiến da bị kích ứng da, sinh bệnh.
  • Bị tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Đất, nước bẩn khi tiếp xúc lâu dài sẽ khiến da viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, chế độ sinh hoạt, ăn uống không đều độ… cũng là điều kiện để tổ đỉa phát sinh.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Tình trạng này khiến tăng tiết mồ hôi chân và tay. Tăng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa cũng như một số bệnh ngoài da khác.
  • Do thuốc: Sử dụng thuốc trong thời gian dài, lạm dụng khiến hàng rào bảo vệ da tổn thương, các dị nguyên xâm nhập và khởi phát bệnh.
  • Do nấm kẽ chân: Nấm khi xâm nhập sẽ ăn mòn và làm da suy yếu, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên hay ma sát…
  • Những yếu tố nguy cơ khác: Tâm lý căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không đúng cách, qua loa…

Những triệu chứng điển hình, thường gặp của bệnh như:

  • Da người bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti từ 1-2mm sâu dưới da, cảm thấy cứng chắc khi sờ. Mụn nước thường khu trú tại lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, ngón chân. Khi bệnh tiến triển thêm các mụn nước sẽ gộp lại thành đám bọng nước.
  • Khi mụn nước bị nhiễm khuẩn, mụn này sẽ bị sưng đỏ, chuyển sang màu đục kèm với tình trạng sưng hạch bạch huyết, sốt kéo dài.
  • Ngứa ngáy dữ dội, ở những vị trí xuất hiện mụn nước, sưng tấy, nóng rát, đau.
  • Khi mụn nước xẹp sẽ đóng thành vảy, da trở nên khô.
  • Khi bệnh kéo dài có thể khiến móng chân, móng tay bị thay đổi hình dạng, sưng hạch bạch huyết.

Nếu đột ngột có những dấu hiệu trên đây, nhất là kéo dài không khỏi bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Bác sĩ Phương cho biết tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính, không nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh. Điều đáng nói là bệnh dễ tái phát, ngoài ra triệu chứng ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ và sinh hoạt.

Cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Những trường hợp bị bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà dưới đây:

Muối

Muối là một nguyên liệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chống nhiễm trùng hiệu quả. Trong thành phần của muối biển có chứa nhiều khoáng chất như iot, photpho, magie, kẽm, sắt, canxi, kali,… Những chất này có tác động lên vùng da bị bệnh, giúp loại bỏ tế bào chết, sát trùng và ngăn ngừa vết thương lan rộng.

Cách thực hiện: 

  • Người bệnh chuẩn bị muối hạt nguyên chất vừa đủ.
  • Sau đó cho lên chảo rang nóng.
  • Khi rang không nên để nhiệt quá lớn để tránh bị muối bắn vào mắt.
  • Rang xong người bệnh bọc muối vào một tấm vải sạch.
  • Đợi nguội bớt rồi chà xát lên vùng da bị bệnh. 
  • Áp dụng mỗi ngày 1-2 lần để đạt được hiệu quả.

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối

Rau răm

Theo Đông y, rau răm có vị cay, tính ấm, giúp trừ thấp, tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, là phương pháp chữa tổ đỉa được dân gian áp dụng nhiều. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của rau răm có chứa các chất như α-humulene, β-caryophyllene, dodecanal, decanal,… Những chất này đều có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu cảm giác ngứa rát và thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương trên da. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm rau răm, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
  • Giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Sau khoảng 15-20 phút người bệnh rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng mỗi tuần từ 3-4 lần cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

Gừng

Gừng là một nguyên liệu có vị cay, tính ấm, giúp giải độc, tán phong, làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy rất tốt. Còn theo Y học hiện đại các hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giảm ngứa ngáy, làm tiêu mụn nước và chống nhiễm trùng. 

Cách thực hiện: 

  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập.
  • Đun sôi nồi nước sau đó cho gừng vào.
  • Khi nước sôi giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 2-3 phút nữa.
  • Cho nước gừng ra thau và pha thêm nước lạnh.
  • Ngâm rửa vùng da bị bệnh trong nước gừng ấm 10 phút.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để giảm ngứa ngáy hiệu quả

Tỏi

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Trong thành phần chính của tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất allicin. Chất này là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm. Sử dụng tỏi sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát, sưng đỏ, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 2 củ tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch.
  • Cho vào hũ thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngâm trong vòng 10 ngày.
  • Dùng nước tỏi thoa lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Sau khoảng 10 phút thì rửa lại với nước mát.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Lá trầu không

Tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là những loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis… Sử dụng lá trầu không sẽ giúp làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Đặc biệt, lá trầu không còn rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tái tạo và phục hồi làn da bị tổn thương nhanh chóng.

Cách thực hiện: 

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 10 phút.
  • Vớt ra để ráo sau đó vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Khi nước sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa.
  • Đổ nước ra thau, thêm 1 thìa muối biển và khuấy đều.
  • Dùng nước này để ngâm rửa vùng da đang bị tổ đỉa.
  • Thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần để kiểm soát bệnh.

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn hiệu quả
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn hiệu quả

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng các loại thuốc Tây y

Đối với trường hợp bị bệnh nặng, người bệnh nên tham khảo sử dụng các loại thuốc sau:

Xanh methylen 1%

Thuốc Xanh methylen 1% có chứa thành phần axit boric và glycerin, thuộc nhóm hoạt chất cấp cứu và giải độc. Thuốc có tác dụng chống viêm, làm dịu bề mặt da, giảm ngứa ngáy, loại bỏ vi khuẩn và nấm gây bệnh. Thuốc Xanh methylen 1% rất an toàn, lành tính, không gây độc hại và có thể dùng được cho nhiều căn bệnh da liễu khác.

Cách sử dụng: 

  • Làm sạch vùng da bị bệnh tổ đỉa. 
  • Dùng tăm bông thấm vào dung dịch Xanh methylen 1% và bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi ngày sử dụng từ 1-3 lần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Flucinar

Thuốc trị tổ đỉa Flucinar có chứa thành phần chính là Fluocinolone. Công dụng chính của thuốc đó là giúp loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng lây lan sang những vùng da lành khác. 

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa và lau thật khô.
  • Người bệnh bôi lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị tổn thương.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2-4 lần.
  • Thời gian dùng thuốc không được kéo dài quá 4 tuần.

Dermovate cream

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng Dermovate cream là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thuốc được bào chế từ các thành phần như Clobetasol propionate 0,0525%, Cetosteryl Alcohol, Propylene Glycol và lorocresol. Có tác dụng giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm, dưỡng ẩm và làm mềm da, loại bỏ lớp sừng, ngăn ngừa vết thương lan rộng.

Cách sử dụng: 

  • Bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2-4 lần.
  • Liều lượng thuốc không vượt quá 50mg/tuần.
  • Dùng thuốc Dermovate không quá 2 tuần.

Eumovate

Kem bôi da Eumovate là được dùng cho những trường hợp bị tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, côn trùng đốt,... Thuốc có dược tính mạnh, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh, chống viêm, giảm sưng tấy, phù nề, ngứa ngáy trên da.

Cách sử dụng: 

  • Rửa sạch tay và vùng da đang bị bệnh tổ đỉa.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi lên các vị trí bị tổn thương.
  • Không cần rửa lại với nước.
  • Sử dụng mỗi ngày từ 2-3 lần cho đến khi sức khỏe được thuyên giảm.

Kem bôi da Eumovate là được dùng cho những trường hợp bị tổ đỉa và viêm da
Kem bôi da Eumovate là được dùng cho những trường hợp bị tổ đỉa và viêm da

Tempovate

Tempovate là thuốc trị tổ đỉa được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc có chứa thành phần chính là Clobetasol, giúp kháng viêm, diệt khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tempovate được chỉ định dùng cho trẻ em trên 12 tuổi bị chàm, vảy nến, tổ đỉa, lichen phẳng, lupus ban đỏ, viêm da,...

Cách sử dụng: 

  • Lấy một lượng thuốc Tempovate vừa đủ để thoa
  •  lên vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 4 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
  • Thuốc nên dùng tối đa 2 tuần để tránh tác dụng phụ.

Tacrolimus

Thuốc Tacrolimus được chỉ định để điều trị bệnh tổ đỉa và các bệnh viêm da từ nhẹ đến nặng. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất tacrolimus monohydrate 0,03% hoặc 0,1%, giúp ức chế hoạt động của tế bào lympho T, giảm khả năng sản sinh kháng thể IgE. Từ đó giúp chữa lành những tổn thương trên da do các bệnh da liễu gây nên.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch tay và vùng da đang bị tổ đỉa.
  • Bôi thuốc trực tiếp lên da.
  • Mỗi ngày bôi thuốc Tacrolimus khoảng 2 lần.
  • Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 1-2 tuần để bệnh nhanh khỏi.

Lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa

Trong quá trình áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc để đảm bảo quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, an toàn.
  • Nên rửa tay thật sạch trước khi bôi thuốc để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
  • Không cào gãi, đâm chọc mụn nước tại vùng da bị bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, thuốc tẩy rửa, xăng dầu,... Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên đeo găng tay bảo vệ.
  • Giữ sạch bàn tay, bàn chân, cắt ngắn móng tay để tránh gây tổn thương cho da.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, đất cát, mủ động vật, nước ô nhiễm,...
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đậu phộng,...
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh bằng cách đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng stress và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Nếu mụn nước bị vỡ cần dùng thêm thuốc kháng sinh, thuốc sát khuẩn để tránh nhiễm trùng.

Xem thêm: Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì Để Mau Khỏi, Không Tái Phát?

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo