Bị Ngứa Da Không Nên Ăn Gì
Ngứa da có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng da. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống có thể giúp giảm ngứa da:
Bị ngứa da không nên ăn gì?
- Hải sản: Một số người có thể phản ứng dị ứng với hải sản, gây ngứa và kích ứng da.
- Thực phẩm cay nóng, chiên rán: Các thực phẩm này có thể kích thích da và làm tăng cảm giác ngứa.
- Món ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Thực phẩm có hàm lượng muối cao hoặc đường cao có thể gây kích ứng da.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Các chất này có thể gây mất nước cho da, làm khô da và tăng nguy cơ ngứa.
- Các loại gia vị: Gia vị cay nồng hoặc gia vị gây kích ứng có thể làm tăng tình trạng ngứa.
Bị ngứa da nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, hạt lanh, và dầu cá Omega 3 có thể giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng da.
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe da, có thể tìm thấy trong thực phẩm như thịt, hải sản, hạt giống hướng dương.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Thực phẩm như cà rốt, bí ngô, và gan động vật có chứa nhiều vitamin A, giúp duy trì sức khỏe da.
- Thực phẩm giàu vitamin B: Bao gồm thực phẩm như thịt, cá, hạt, và rau xanh, vitamin B có thể giúp cải thiện sức khỏe da.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, dâu, cà chua, và các loại trái cây khác chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường collagen và giảm tình trạng viêm nhiễm da.
Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn uống, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng việc thay đổi này phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trị bệnh và tốc độ phục hồi da. Vậy bị ngứa da không nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi? Bài viết dưới đây Trung Tâm Da Liễu Đông Y sẽ giải đáp chi tiết.
Ngứa da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Ngứa da là hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đưa tay lên gãi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là bệnh lý mà nó là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
Tùy theo cơ địa cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa của mỗi người mà thời gian ngứa sẽ dài ngắn khác nhau.
Bạn có thể bị ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Da đầu, mặt, lưng, lòng bàn tay, chân, ngứa ở vùng kín. Đặc biệt, nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngứa da lan rộng toàn thân, gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.
Da bị ngứa không đơn giản là hiện tượng bình thường, nhất là trường hợp ngứa kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Bởi vậy, xác định được nguyên nhân bạn sẽ có cách phòng tránh cũng như khắc phục một cách hiệu quả.
Nguyên nhân ngứa da có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong hoặc tác nhân bên ngoài. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da:
Nguyên nhân do bệnh ngoài da
Không ít người đặt ra câu hỏi rằng “ngứa da là dấu hiệu của bệnh gì?” bởi ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý ngoài da. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng, da bị ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh ngoài da như:
- Viêm da dị ứng: Người bệnh sẽ có hiện tượng da khô ngứa, nứt nẻ, sưng tấy. Bệnh phát triển theo đợt và thường xuyên tái phát.
- Mề đay (mày đay): Bệnh xuất hiện đột ngột gây ra tình trạng ngứa da, nổi những mảng sần trên cơ thể.
- Dị ứng thời tiết: Cơ địa mẫn cảm với thời tiết như nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột, khắc nghiệt... Khi bị dị ứng thời tiết người bệnh sẽ nổi mẩn ngứa ở một vùng da nhất định hoặc nổi toàn thân.
- Dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, hóa chất: Do sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cơ địa mẫn cảm với thuốc, hóa chất (xi măng, xà phòng, sơn...).
- Dị ứng với thực phẩm: Khi ăn phải thức ăn lạ, ăn hải sản, thực phẩm có chất bảo quản độc hại.
Da bị ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể
Mắc bệnh lý về gan, thận: Gan, thận có vai trò đào thảo chất độc hại nên khi hai bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến chức năng hoạt động bị ảnh hưởng gây tình trạng ngứa.
- Nhiễm giun sán: Chất thải của giun sán khi có quá nhiều lượng giun trong người sẽ kích thích hệ miễn dịch rồi gây ngứa.
- Bị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, làm cho da khô sần và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
- Bệnh về máu: Các vấn đề về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng...
- Bệnh xã hội: Da bị ngứa ngáy có thể khởi phát do cơ thể bị nhiễm virus lây nhiễm như giang mai, lậu, HIV...
- Bệnh suy giáp, cường giáp: Khi tuyến giáp gặp vấn đề da sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, bên cạnh đó là rối loạn kinh nguyệt, suy giảm sinh lý...
Những nguyên nhân khác
Bên cạnh là dấu hiệu của các bệnh lý thì ngứa da còn do các yếu tố khác gây ra, trong đó phổ biến là:
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, trẻ tuổi dậy thì... thường dễ bị ngứa da, nổi mụn nước, mụn nhọt...
- Căng thẳng: Nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh những độc tố ảnh hưởng tới da, gây ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Thời tiết: Thời tiết quá nóng khiến da bị cháy nắng và gây ngứa.
- Da khô: Môi trường sống, làm việc thường xuyên dùng điều hòa, máy lạnh, tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là ở những người cao tuổi sẽ làm khô da và gây ngứa.
- Phản ứng với thuốc: Cơ thể có thể phản ứng với thuốc nếu không hợp và gây phát ban, ngứa.
Từ vị trí xuất hiện thì có thể thấy rằng triệu chứng ngứa da có thể chỉ hạn chế ở một vùng da nhất định, hoặc cũng có thể xảy ra ở toàn bộ cơ thể. Bạn cũng cần nhớ rằng, không phải bất cứ trường hợp ngứa nào cũng có những tổn thương da đi kèm, bởi trên thực tế có rất nhiều người chỉ ngứa mà không có tổn thương da nào.
Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với các nốt mẩn ngứa, mụn nước và bạn thực hiện động tác gãi thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.
Thông thường ngứa da sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Ngứa da kèm hiện tượng nổi mẩn đỏ.
- Da ngứa và sần sùi.
- Da khô.
- Giảm số lượng tế bào ceramide (xét nghiệm).
- Da sạm đen.
- Ngứa rát da.
- Nổi mẩn khắp cơ thể.
- Những nốt ngứa có thể ở bề mặt da hoặc ẩn dưới da.
Lưu ý: Có nhiều trường hợp người bệnh trên da xuất hiện những nốt đỏ dưới da nhưng không ngứa. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da nguy hiểm. Nên khi gặp tình trạng này bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
Bị ngứa da không nên ăn gì và nên ăn gì?
Nếu bị ngứa da, chuyên gia đưa ra khuyến nghị về những thực phẩm nên và không nên tiêu thụ như sau:
Bị ngứa da không nên ăn gì?
Người bị ngứa da không nên tiêu thụ một số thực phẩm dưới đây để tránh triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Hải sản: Trong hải sản chứa hàm lượng histamin cao (tác nhân gây kích hoạt dị ứng, mẩn ngứa trên cơ thể). Vậy nên người bệnh tránh ăn các món từ hải sản như cua, tôm, ốc, ghẹ,...
- Thực phẩm cay nóng, chiến rán: Bao gồm tiêu, ớt, gà rán, khoai tây chiên,... Nhóm thực phẩm này gây nóng trong người, khiến da khô, bong tróc và kích phát cảm giác ngứa ngáy da, khiến tình trạng mẩn đỏ nghiêm trọng hơn.
- Món ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Các loại gia vị như đường, muối khiến tình trạng ngứa ngáy nặng hơn,... Điều này cũng khiến quá trình phục hồi da chậm lại.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Các loại rượu bia, cà phê, thuốc lá,... trong thành phần có chứa các chất kích thích như cocain, nicotin,... là những yếu tố làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng phù trên da nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa niken: Bao gồm bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, bột yến mạch,...niken khiến các vùng da bị ngứa xuất hiện triệu chứng dữ dội hơn, kèm theo mụn nước, tăng sắc tố, da dày nổi cộm.
- Các loại gia vị: Bao gồm quế, rau mùi, đinh hương, cỏ cà ri, vani, tỏi,.. đều có thể kích phát triệu chứng dị ứng, ngứa da mẩn đỏ.
Bị ngứa da nên ăn gì?
Những người đang bị ngứa da nên ăn các nhóm thực phẩm dưới đây để thúc đẩy phục hồi da nhanh chóng.
- Thực phẩm giàu Omega 3: Bao gồm cá hồi, quả óc chó, cá thu, dầu oliu, hạt lanh, súp lơ,... Nhóm thực phẩm này có tác dụng bổ sung DHA giúp kháng viêm, giảm ngứa. Ngoài ra, còn chứa EPA - hoạt chất có khả năng lọc máu, thúc đẩy lưu thông máu giúp da khỏe mạnh, hồng hào.
- Thực phẩm giàu kẽm: Bao gồm rau bina, đậu hà lan, hạt gai dầu,... Kẽm có tác dụng kích thích sản sinh tế bào mới và thúc đẩy hình thành màng bảo vệ cho da.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Cà chua, gấc,... có chứa thành phần giàu vitamin A, giúp giảm ngứa da, khô da, đồng thời thúc đẩy tế bào mô da phát triển.
- Thực phẩm giàu vitamin B: Có chứa nhiều trong rau xanh, gạo lứt, hạt điều, chuối,... giúp thúc đẩy tăng cường hoạt động cho tế bào da, đồng thời giúp làm lành các vùng da bị tổn thương. Vitamin B cải thiện chức năng gan, giúp độc tố được đào thải ra ngoài, tránh tích tụ trong cơ thể gây ngứa.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Bao gồm kiwi, ổi, cà chua, súp lơ, ớt chuông,... có tác dụng kích thích sản xuất collagen, tăng cường độ ẩm cho da và hỗ trợ xây dựng hàng rào bảo vệ, ngăn các tác động từ môi trường ngoài khiến da kích phát triệu chứng ngứa ngáy.
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho người ngứa da
Khi xây dựng thực đơn cho người bị ngứa da, chuyên da Da liễu đưa ra những hướng dẫn chi tiết như sau:
- Tránh những thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo không nên ăn.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
- Không tiêu thụ một món ăn trong nhiều ngày để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng, thừa hoặc thiếu chất ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đa dạng thực đơn để kích thích ngon miệng, tránh tình trạng chán ăn cho người bệnh.
- Lựa chọn các nguyên liệu chế biến từ đơn vị uy tín, đảm bảo không có dư lượng chất độc hại.
Bài viết giải đáp chi tiết về vấn đề bị ngứa da không nên ăn gì và nên ăn gì để mau khỏi. Qua đó, người bệnh chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp tốt cho làn da và sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!